I. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
2. Một số kiến nghị
a. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan bộ ngành có liên quan. Với thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, trong thời gian trước mắt, để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách. Đồng thời, được quyền kiểm sốt tất cả các cơng cụ ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ.
- Tiếp tục tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hố các ngân hàng thương mại Nhà nước.
- Cải thiện môi trường, thu hút đầu tư, gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước. Ví dụ: ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc có thể xuất khẩu, thông qua nguồn cho vay ưu đãi, tạo thuận lợi về mặt thủ tục xuất nhập khẩu...
- Kiểm soát chặt chẽ các luồng hàng từ bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu. Đây vấn đề rất nhức nhối mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
- Cần có định hướng nhất quán trong xây dựng chiến lược phát triển ngành và thành phần kinh tế; sắp xếp và rà sốt lại mơ hình, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty cho phù hợp, tránh tình trạng xảy ra như Vinashin - sự đổ vỡ tập đồn của tổng cơng ty sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ các mặt kinh tế- chính trị -xã hội.
b. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Để bảo đảm an tồn cho hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy định, quy chế và mơi trường pháp lý của hoạt động tín dụng.
Các quy định khác nhau trong luật Ngân hàng Nhà nước cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với luật các Tổ chức tín dụng cũng như với thơng lệ quốc tế và bình đẳng cho các tổ chức tín dụng.
Đảm bảo thơng tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng thương mại. Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng thơng tin tại Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), nhằm đáp ứng u cầu thơng tin cập nhật và chính xác về doanh nghiệp. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp và sử dụng thơng tin tín dụng. Những thơng tin về doanh nghiệp được thu thập và cung cấp qua CIC là căn cứ đáng tin cậy để các ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định doanh nghiệp. Vì vậy, CIC cần nâng cao chất lượng của thông tin cung cấp cho ngân hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, CIC cần sắp xếp, phân loại các thơng tin để có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đáp ứng được tính đầy đủ và kịp thời của thơng tin.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cho các cán bộ ngân hàng.
Tăng cường hiệu quả trong thanh tra kiểm sốt hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế phịng ngừa rủi ro tín dụng khi cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp.
Hồn thiện và vận dụng thực tiễn cơng cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp luôn là mối quan tâm của mọi ngân hàng vì hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng.
Tuy nhiên, để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, địi hỏi phải có sự nỗ lực của khơng chỉ bản thân Ngân hàng thương mại mà rất cần phải có sự giúp đỡ từ nhiều ngành, nhiều cơ quan trong nền kinh tế. Cần ý thức được rằng, đây là vấn đề mang tính chất lâu dài và cấp thiết. Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp trước tiên là phải nâng cao chất lượng các cán bộ ngân hàng, bao gồm cả cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro cũng như các cán bộ hỗ trợ, sau đó là hồn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà. 2. Tín dụng ngân hàng – HVNH (2001) NXB thông kê.
3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter Rose.
4. Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Văn Tiến. 5. Báo cáo thường niên các năm 2009 – 2013 của VietinBank. 6. Các trang web: www.vietinbank.vn