II. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
nghiệp.
Hạn chế rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định và mục đích của hạn chế rủi ro tín dụng khơng phải là né tránh rủi ro mà là hạn chế rủi ro ở một mức tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được vì “khơng có rủi ro thì khơng có lợi nhuận”. Một cách tiếp cận khác từ cách hiểu về rủi ro và bản chất của nó, rủi ro là nguy cơ xảy ra tổn thất. Việc ngân hàng hạn chế rủi ro cho vay khơng có nghĩa là ngân hàng hạn chế lợi nhuận, mà hạn chế những tổn thất cho mình bằng cách đưa ra các điều kiện tín dụng như cầm cố, thế chấp hay cân nhắc tình hình tài chính của doanh nghiệp vay nhằm hạn chế những khả năng khơng địi được nợ.
Vậy hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là tồng thể những biện pháp, công cụ mà ngân hàng áp dụng nhằm hạn chế khả năng xuất hiện của rủi ro đó gây ra.
2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. với khách hàng doanh nghiệp.
Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay:
Nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là những khoản nợ ngân hàng của các doanh nghiệp có thời hạn đến 12 tháng mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp =
Dư nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh
nghiệp x100%
Tổng dư nợ cho vay
Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng của một ngân hàng thương mại. Vì khi tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ càng cao thì những tác động tiêu
cực của nó tới hoạt động của ngân hàng càng lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân ngân hàng đó mà cịn tác động tới cả hệ thống Ngân hàng.
Nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tăng làm gia tăng chi phí có tính chất có tính chất hiệu ứng: khi các khoản nợ quá hạn phát sinh các ngân hàng thương mại khơng có nguồn thu từ các khoản vay này trong khi đó vẫn phải tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay, vốn huy động từ khách hàng. Bên cạnh đó các chi phí khác tiếp tục phát sinh có tính chất cộng hưởng như chi phí quản lý nợ q hạn phát sinh, các chi phí khác có liên quan… Tình trạng này dễ dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng bị lỗ.
Nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp xuất hiện làm chậm q trình tuần hồn và chu chuyển vốn của ngân hàng thương mại, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của ngân hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp được kiểm sốt chặt chẽ góp phần làm lành mạnh hố tồn bộ tình hình hoạt động và tài chính của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại phải nắm được tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ để có các biện pháp tác động thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.
Tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay:
Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà khơng địi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ q hạn có hoặc khơng thể thu hồi. Nợ xấu của các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là các khoản nợ ngắn hạn
của các khách hàng doanh nghiệp đã quá hạn 90 ngày(từ nhóm 3 đến nhóm 5).
- Đặc trưng của nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng khơng thu hồi được cả vốn và lãi.
+ Tài sản đảm bảo (cầm cố, bảo lãnh, thế chấp) được ngân hàng đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thường, về thời gian, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn đối
với khách hàng doanh nghiệp
=
Tổng nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh
nghiệp x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém. Khi tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tăng lên thì sẽ làm cho hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng mất an toàn của tồn hệ thống, chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh sẽ xấu đi nghiêm trọng. Đặc biệt khi việc tăng trưởng dư nợ đi kèm với gia tăng các khoản nợ xấu trên thực tế, trong đó có một phần dư nợ xấu khơng được nhận dạng đầy đủ thì hoạt động tín dụng và mức độ an toàn của ngân hàng sẽ trở nên xấu đi nghiêm trọng nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm vì các nguyên nhân ngoại sinh (ví dụ như thị trường quốc tế thay đổi bất lợi, khủng hoảng…). Do vậy đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.