Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng vietinbank (Trang 33 - 38)

II. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.

4.Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

a. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế:

Sự biến động q nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu) dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Những khó khăn do bị khống chế hạn ngạch trong ngành dệt may, hay những vụ kiện bán phá giá trong ngành thủy sản…làm ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng thương mại cho vay. Không chỉ xuất khẩu, những mặt hàng nhập khẩu cũng rất dễ bị tổn thương. Mặt hàng sắt thép bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá thép thế giới, việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước bị gián đoạn sản xuất do chi phí giá thành rất lớn trong khi sản phẩm khơng tiêu thụ được.

Q trình tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng thương mại trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngoài thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn.

Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường có những thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh. Như vào thời điểm năm 2001, hoạt động kinh doanh xe máy phát triển rất mạnh với các dòng xe từ Trung Quốc, Hàn Quốc, rất nhiều doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên đến năm 2002, Nhà nước ban hành quy định mỗi người chỉ được đứng tên sở hữu một xe máy, làm cho sức mua bán xe giảm xuống đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng.

Thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, dịch bệnh:

Đây là những rủi ro mà cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại q trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợ ngân hàng, còn với các doanh nghiệp có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khả năng rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu. Mặc dù loại rủi ro này có thể được hạn chế bằng cách mua bảo hiểm, tuy

nhiên khi loại rủi ro này xảy ra, cả doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cũng phải mất nhiều thời gian để lấy được khoản tiền bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng.

b. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị: Yếu tố con người

đóng vai trị quyết định trong kinh doanh, nhiều nhà quản trị chưa đủ điều kiện để điều hành ngân hàng, chưa được đào tạo một cách cơ bản, không nắm bắt kịp thời thông tin thay đổi, thiếu bản lĩnh trong điều hành, chưa am hiểu luật pháp,…

- Rủi ro do cán bộ khơng thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc:

 Vốn vay phải bảo đảm bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương. Cho vay phải hồn trả vốn, trả lãi đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích.

 Cho vay phải tuân thủ các điều kiện: lập hồ sơ vay, có tài sản đảm bảo...

 Phải tuân thủ chặt chẽ các bước kiểm tra, kiểm soát ở các công đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

Tuy nhiên, khi thực hiện cho vay vì nhiều lý do khác nhau mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua các quy trình nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm sốt trong nội bộ ngân hàng cịn bộc lộ nhiều hạn chế từ việc thẩm định cho vay đến việc bảo lãnh vay vốn.

- Rủi ro do nhân viên ngân hàng thối hóa về đạo đức, biến chất, tư lợi: một số cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng làm giả hồ sơ

vay, nâng giá tài sản thế chấp,… khơng phải do khơng có trình độ mà do tư lợi cá nhân đạo đức bị thái hóa, biến chất.

Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở mức độ biến động nhiều hay ít theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án đầu tư, các dự án khơng khoa học, dự tốn chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp.

Bên cạnh rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn của các ngân hàng. Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thể hiện ở sự bất lực đối với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn ra song song với mức độ sử dụng nợ, gắn liền với cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp.

Đối với các nguyên nhân này, ngân hàng có thể xác định được thơng qua quá trình tìm hiểu, nắm vững tình hình của doanh nghiệp cả trước, trong và sau khi cho vay, mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

Ngồi ra, cịn một số ngun nhân đến từ phía các doanh nghiệp như doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo ngân hàng như làm giả hồ sơ, giấy tờ tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng… Nội bộ doanh nghiệp không thống nhất, tồn tại mâu thuẫn trong quản lý làm hoạt động bị ngưng trệ, sản xuất bị gián đoạn, khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng.

c. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.

Đối với ngân hàng:

- Về mặt tài chính

Ngân hàng khơng có khả năng đảm bảo vốn lưu động. Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng khơng thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản riền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh khơng hiệu quả, chi phí của ngân hàng sẽ tăng lên so với dự kiến.

- Về mặt xã hội

Từ rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản gây mất lịng tin, mất tín nhiệm,… Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm khơng những trong thị trường nội địa mà cịn lan rộng ra các nước.

Đối với nền kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của những người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra khơng những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng hay bị phá sản người gửi tiền ồ ạt đến ngân hàng khác rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khơng có tiền trả lương dẫn đến đời sống cơng nhân gặp khó khăn. Sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG VIETINBANK

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng vietinbank (Trang 33 - 38)