Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006– 2010

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 108 - 137)

giai đoạn 2006 – 2010

Năm Công nghiệp – xây dựng (%) Dịch vụ (%) Nông – Lâm nghiệp (%) 2006 38,78 36,52 24,72 2007 39,54 36,46 24,00 2008 39,86 36,32 23,82 2009 40,62 36,93 22,46 2010 41,32 36,92 21,78

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ qua các năm có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng giảm tỉ trọng nông – lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Ngành nông nghiệp vẫn đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, dù khơng cịn ở vị trí hàng đầu, nhƣng kinh tế nơng nghiệp Thái Nguyên trong thời kì 1997 – 2010 vẫn là một thành phần kinh tế quan trọng không thể thiếu. Tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp chiếm trên 30% GDP của tỉnh, thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 75% lao động của tỉnh, cung ứng khối lƣợng nguyên liệu khá lớn cho công nghiệp chế biến nông – lâm sản, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát

triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nơng dân. cơ cấu kinh tế ngành của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nơng nghiệp hàng hố mà tỉnh có lợi thế phát triển (nhƣ công nghiệp khai thác, chế biến, thƣơng mại, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp). Cho tới nay, công nghiệp vẫn là ngành đóng vai trị chủ đạo trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế tỉnh. Xu thế chuyển dịch này mang tính tích cực, hồn toàn phù hợp với đƣờng lối cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tỉnh.

3.2. Vai trị của kinh tế nơng nghiệp Thái Ngun

Ngành Nơng nghiệp Thái Ngun đóng vai trị ngày càng quan trọng đối

với nền kinh tế. Phát triển bền vững ngành Nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Trong hơn 13 năm qua (1997 - 2010), ngành Nơng nghiệp khơng ngừng phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế.

3.2.1. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội

Sự tồn tại của xã hội loài ngƣời phụ thuộc trƣớc hết vào nguồn lƣơng thực, thực phẩm, những sản phẩm này chỉ có thể có đƣợc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, điều đó ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời, đặt loài ngƣời trƣớc vấn đề an ninh lƣơng thực. Đây là vấn đề quan trọng không chỉ của một quốc gia mà là vấn đề mà tất cả các nƣớc trên thế giới đều quan tâm và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi quốc gia đó giải quyết tốt vấn đề lƣơng thực. Chính vì vậy, nơng nghiệp phải đƣợc đặt lên hàng đầu, phải đƣợc quan tâm phát triển trƣớc các ngành kinh tế khác.

Đã có khơng ít ý kiến cho rằng vấn đề lƣơng thực có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu lƣơng thực chỉ phù hợp ở

một số nƣớc có nền kinh tế phát triển. Cịn đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, thì việc nhập khẩu lƣơng thực với chi phí cao sẽ làm thiếu hụt ngân sách để phát triển kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo tốt vấn đề lƣơng thực, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thì nơng nghiệp chính là lựa chọn hàng đầu. Thực tế trong những năm sau khi hoàn thành thống nhất đất nƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn ln coi nơng nghiệp có một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc và ln có những chính sách phù hợp. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp ở nƣớc ta và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ. Sản xuất lƣơng thực đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1985. Sản xuất thịt tăng gấp 5 lần, thủy sản tăng gấp 6 lần, độ che phủ rừng tăng gần gấp 3 lần. Nông nghiệp Thái Nguyên phát triển đã góp phần tăng trƣởng kinh tế cả nƣớc. Nó khơng chỉ đảm bảo đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm trong nƣớc, mà cịn có dự trữ và xuất khẩu. Từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lƣơng thực, Việt Nam đã vƣơn lên đủ ăn và trở thành nƣớc đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ơng Hồng Bình Qn, Trƣởng ban đối ngoại trung ƣơng Đảng, nhận định: “Về đổi mới đất nước trong 25 năm

vừa qua, riêng lĩnh vực nơng nghiệp tơi có thể nói rằng, đất nước ta trải qua mọi biến động, càng có sự biến động thì càng thấy rõ vai trị của nơng nghiệp. Ngay cả cuộc khủng hoảng gần đây về kinh tế, gần nhất là khủng hoảng năm 2008, cho thấy vị trí của nơng nghiệp rất quan trọng trong q trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Cụ thể, từ một quốc gia thiếu ăn thiếu mặc đến 1 quốc gia có vị thế rất rõ trên trường quốc tế”.

Đƣợc xác định là ngành kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên với 75% dân số sống bằng nông nghiệp, trong những năm 1997 – 2010 ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời tăng cƣờng áp dụng các biện pháp khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, kết hợp với phát huy tối đa thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh. Trong hơn 13 năm (1997 - 2010), nhờ đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng, chính sách

đúng đắn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất nơng nghiệp của tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả đáng mừng. Đến năm 2009, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ƣớc đạt 2.316 tỉ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ƣớc đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vƣợt mục tiêu kế hoạch đề ra ; Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích chè trồng mới và trồng lại đƣợc 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch.

3.2.2. Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp

Ngành Nông nghiệp tạo ra một khối lƣợng sản phẩm lớn cung cấp cho nhu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lƣơng thực - thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển các ngành này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Ngƣợc lại, công nghiệp chế biến lƣơng thực - thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển sẽ làm cho giá trị nông sản tăng lên, thời gian sử dụng đƣợc kéo dài hơn...thúc đẩy công nghiệp phát triển cả về quy mô và cơ cấu. Nông nghiệp ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp chế biến thƣờng gắn liền với các vùng nông sản phong phú.

Ở các nƣớc đang phát triển nhƣ ở Việt Nam, công nghiệp chế biến lƣơng thực - thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là những ngành đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế trong nƣớc và cơ cấu hàng xuất khẩu. Vì vậy, Nơng nghiệp rất đƣợc chú trọng phát triển. Ngành Nông nghiệp Thái Nguyên cũng khơng nằm ngồi vai trị đó. Trong những năm 1997 - 2010, sản xuất nông nghiệp đã cung ứng khối lƣợng nguyên liệu khá lớn cho sản xuất công nghiệp phát triển.

Thiên nhiên ƣu ái cho Thái Nguyên chất đất và khí trời phù hợp cho cây chè sinh trƣởng. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời dân Thái Nguyên chỉ trồng chè cho kín vƣờn, xanh đồi, thu nhập từ chè chỉ đƣợc coi là "thu nhập phụ", thì nay cây chè đã có một vị thế khác hẳn. Từ năm 2000, cây chè đã đƣợc xác định là cây cơng nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trƣờng, là cây xố đói giảm nghèo và làm giàu của nơng dân. Tồn tỉnh hiện có gần 16.000 ha chè, trong đó có trên 13.000 ha chè kinh doanh, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt gần 110.000 tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến chè. Đến năm 2004, Thái Nguyên có 29 doanh nghiệp chế biến chè cơng nghiệp, trong đó, có 8 doanh nghiệp nhà nƣớc, 2 cơng ty cổ phần, cịn lại là các nhà máy, cơ sở chế biến tƣ nhân và công ty liên doanh. Hệ thống máy móc thiết bị chế biến của các doanh nghiệp đa số đã đƣợc cải tiến và đầu tƣ mới, sản xuất các sản phẩm chủ yếu là chè đen xuất khẩu. Chè xanh xuất khẩu và chè tiêu thụ trong nƣớc bao gồm: chè xanh đặc sản, chè xanh ƣớp hƣơng đóng gói hoặc đóng hộp, chè xanh thƣờng....

Ngoài ra, Thái Ngun cịn có trên 66.000 hộ nơng dân sản xuất chè, 54.755 hệ thống máy chế biến chè thủ cơng (máy xao, máy vị chè với quy mơ sản xuất hộ gia đình), đảm bảo chế biến khoảng 50% sản lƣợng chè của tỉnh mỗi năm. Nhiều hộ nông dân chế biến chè đã mạnh dạn đầu tƣ thiết bị hiện đại để sản xuất chè, vừa tiết kiệm công lao động vừa nâng cao chất lƣợng chè. Nhờ đó, sản phẩm chè Thái Nguyên đã từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Năm 2002, Thái Nguyên xuất khẩu đƣợc 4.500 tấn chè, chiếm 29,9% sản lƣợng chè búp khơ tồn tỉnh, trị giá 4,812 triệu USD. Năm 2003, xuất khẩu đƣợc 2.640 tấn, đạt giá trị 3.724 triệu USD. Thị trƣờng xuất khẩu chè chính là Nga, Ukraina, các nƣớc SNG (chủ yếu là chè đen), Anh, Ấn Độ (chè đen), Trung Đông, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông (chè xanh) và Pháp, Mĩ (chè xanh đặc sản).

Bên cạnh công nghiệp chế biến chè, ngành công nghiệp chế biến giấy cũng khá phát triển ở Thái Nguyên, Trong đó, điển hình là Cơng Ty TNHH

Giấy Trƣờng Xuân, hoạt động trên vùng nguyên liệu giấy dồi dào. Đƣợc thành lập cách đây chƣa lâu (2002) nhƣng những kết quả mà Công ty này đạt đƣợc đã đƣa doanh nghiệp trở thành ngƣời bạn thân thiết, gần gũi với ngƣời dân nơi đây. Mỗi năm Công ty nộp ngân sách Nhà nƣớc là 6 tỷ, lƣơng công nhân tăng từ 400.000 đồng/tháng (2002) lên 1 triệu đồng/tháng (2004) và đặc biệt đây là công ty tƣ nhân đầu tiên ở miền Bắc sản xuất đƣợc loại giấy có độ trắng trên 90% theo tiêu chuẩn ISO.

Nơng nghiệp cịn là thị trƣờng tiêu thụ của sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề lớn ở Thái Nguyên, là một tỉnh miền núi phía Bắc với 76% dân số và 74% lực lƣợng lao động sống và làm việc ở khu vực nông thôn. Đây khơng chỉ là khu vực có số dân đơng mà cịn là nơi cung cấp lực lƣợng lao động lớn cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đây cũng là thị trƣờng tiêu thụ lớn các sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Từ đó, ta có thể thấy rằng, nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của các ngành kinh tế khác.

Thị trƣờng nông thôn miền núi vùng cao của Thái Nguyên rất rộng lớn và đa dạng, đây là nơi tiêu thụ hàng hóa vật tƣ nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời là nguồn cung cấp nông sản thực phẩm cho tiêu dùng ở đô thị và nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của khu vực nông thôn miền núi năm 2006 đạt 1.019,3 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,6%, năm 2010 đạt 2.230 tỉ đồng có tỷ trọng 23,9% trong tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ tồn tỉnh, tốc độ tăng bình quân cho cả giai đoạn 2006 - 2010 là 20,6%. Mức lƣu chuyển bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/năm. Nhƣ vậy thị trƣờng khu vực nông thôn miền núi, vùng cao có tốc độ phát triển khá, nhƣng sức mua và nhu cầu có khả năng thanh tốn của khu vực này đạt thấp, có sự chênh lệch lớn với khu vực thành phố.

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp năm 2003 là 4; năm 2004 và 2005 là 2. Trong những năm 2001 – 2005, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều loại máy móc cơng nghiệp đƣợc ngƣời nơng dân sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, tồn tỉnh đã có khoảng 602 máy kéo lớn (từ 12 CV trở lên) 6477 máy kéo nhỏ (từ 12CV trở xuống); 1.069 ô tô; 968 máy phát điện; 37.677 máy tuốt lúa có động cơ; 7.683 máy chế biến lƣơng thực; 61.540 máy bơm nƣớc dùng trong sản xuất nông nghiệp; 2033 máy chế biến thức ăn gia súc, 107 máy chế biến thức ăn thủy sản. Việc sử dụng những máy móc cơng nghiệp nói trên trong nơng thơn đã góp phần quan trọng vào nâng cao năng suất lao động , tạo điều kiện thuận lợi trong chế biến sản phẩm nông nghiệp cho nông dân và thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp có giá trị sản phẩm kinh tế cao, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, nơng nghiệp, nơng thơn cịn là nguồn cung cấp lực lƣợng lao động cho các ngành công nghiệp Trung Ƣơng và địa phƣơng. Hiện nay, kinh tế của nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, Việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã làm giảm tỉ lệ lao động ở khu vực I. Do đó, nơng nghiệp, nơng thơn trở thành khu vực dự trữ lao động cho các khu vực khác. Cụ thể là khi nơng nghiệp đƣợc cơ giới hóa, phát triển theo hƣớng thâm canh thì lao động dƣ thừa trong nơng nghiệp chuyển sang hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, sự chuyển dịch trên thể hiện rất rõ trong cơ cấu lao động theo ngành ở các nƣớc đang phát triển, là các nƣớc đang trong giai đoạn thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, sự chuyển dịch này cịn do tác động của q trình đơ thị hóa, đây là xu hƣớng chuyển dịch có tính quy luật.

3.2.3. Ngành Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trong tỉnh xóa đói giảm nghèo cho người dân trong tỉnh

Có thể nói, ngành Nơng nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng nên thu hút đƣợc nhiều lao động. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia trƣớc đây, nơng

nghiệp là khu vực có tỉ lệ lao động cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác, điều này thể hiện một nền kinh tế còn chậm phát triển.

Với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nƣớc, tỉnh Thái Nguyên cũng tập trung phát huy cao độ mọi nguồn lực, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Hiện nay, với sự đổi mới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào hoạt động sản xuất, không những làm cho năng suất lao động tăng lên mà cịn có tác dụng làm cho ngƣời nơng dân đỡ vất vả hơn rất nhiều trong các hoạt động sản xuất và từ đó có điều kiện tham gia các hoạt động khác ngay khi có điều kiện nhƣ tham gia vào hoạt động buôn bán, trao đổi hay tham gia các công ty chế biến sản phẩm từ đó nâng cao đời sống của nhân dân, tạo ra nhiều nguồn thu và đổi mới bộ mặt nông thôn ở Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động đƣợc tạo việc làm mới ƣớc đạt 16.000 lao động; trong đó xuất khẩu đạt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 108 - 137)