Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thực hiện

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 60)

1997 – 2010

2.1. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thực hiện

hiện đƣờng lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 1997 – 2000

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lƣờng, tác động sâu sắc đến các mặt đời sống xã hội của nƣớc ta. Trải qua 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, bộ mặt kinh tế - xã hội nƣớc ta có nhiều chuyển biến rất căn bản, từng bƣớc thốt khỏi tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài, bƣớc sang thời kì mới, thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết lần thứ 10 của Quốc hội khóa IX, ngày 1/1/1997, tỉnh Thái Nguyên sau hơn 30 năm sáp nhập với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, đã đƣợc lập lại gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc, với 177 xã phƣờng, thị trấn, trong đó có 16 xã vùng cao, 110 xã, thị trấn miền núi (chiếm 71,18%).

Năm 1997 cũng là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định 365/QĐ – UB ngày 21/2/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh với các mục tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trƣởng đạt từ 4,5% đến 5%; sản lƣợng lƣơng thực quy thóc 26,5 vạn tấn; trồng chè và cây ăn quả 1.800 ha. Để đạt đƣợc các chỉ tiêu này, ngay từ đầu vụ đông – xuân 1996 – 1997, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện, thành, thị xây dựng phƣơng án tổ chức sản xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vụ sản xuất đông – xuân, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chú trọng chuyển đổi một số khâu chủ yếu trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới đƣợc đẩy mạnh, trong đó chú trọng khảo nghiệm đƣa nhanh giống mới năng suất cao vào sản xuất.

Công tác dịch vụ cung ứng giống, vật tƣ, phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo thƣờng xuyên, kịp thời, đảm bảo chất lƣợng và đúng giá Nhà nƣớc quy định. Nhờ đó, vụ sản xuất đơng – xn 1996 – 1997 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng đạt 41.340,6 ha, tăng 6,82% so với cùng kì năm trƣớc. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc đạt 125.995 tấn, vƣợt 7,6% kế hoạch và tăng 14% so với cùng kì năm trƣớc [98,tr.1].

Trong sản xuất nông nghiệp, lúa vụ mùa thƣờng chịu ảnh hƣởng lớn của thời tiết, bị chi phối trực tiếp bởi 3 yếu tố: Lũ lụt, sâu bệnh dễ phát triển và hạn hán cuối vụ. Do vậy, để chủ động đối phó với thời tiết, giảm thiểu sự thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh gây ra, ngành đã xây dựng phƣơng án cụ thể và phân công cho các đơn vị phối hợp cùng với các cấp chính quyền chỉ đạo cung ứng đủ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời phục vụ sản xuất. Sản lƣợng vụ mùa quy thóc năm 1997 tồn tỉnh là 146.511 tấn, đƣa tổng sản lƣợng quy thóc cả năm đạt trên 272.500 tấn, vƣợt 2,28% kế hoạch và tăng 6,45% so với cùng kì năm trƣớc [99,tr.1].

Bƣớc sang năm 1998, thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên và đây cũng là năm ít sâu bệnh khơng có dịch bệnh lớn. Tuy nhiên, đầu vụ đơng – xn, do nóng ấm nên một số diện tích mạ bị già, lúa trổ sớm phải xử lí 5.929 ha. Một số nơi bị hạn, thiếu nƣớc tƣới dƣỡng cho lúa mới cấy. Bên cạnh đó, nạn chuột phá hoại mùa màng ở hầu khắp các địa phƣơng đã gây khó khăn trong cơng tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong điều kiện đó, ngành Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã kịp thời chỉ đạo xử lí mạ già, cơng tác chống hạn, chiến dịch diệt chuột, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mùa vụ, bố trí các trà lúa hợp lí để tránh những diễn biến bất lợi của thời tiết; thực hiện tốt việc thâm canh cao sản, đƣa đến kết quả có 9.331 ha lúa đạt năng suất trên 50 tạ/ha; thực hiện thành công khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới;

Kết quả là, tổng diện tích gieo trồng cây lƣơng thực toàn tỉnh năm 1998 là 90.226 ha, tăng 1,14% so với năm 1997; trong đó, diện tích cấy lúa là 65.681 ha, vƣợt 1,05% kế hoạch và tăng hơn năm trƣớc 0,5%. Diện tích trồng ngơ tăng 5% và khoai lang tăng 2,5% so với cùng kì năm trƣớc. Năng suất lúa cả năm bình quân đạt 34,53 tạ/ha, tăng 2,45% so với năm trƣớc. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc là 280.960 tấn, đạt 102,17% kế hoạch và tăng 1,86% so với năm 1997. Đến năm 2000, năng suất lúa đạt 39,06 tạ/ha, vƣợt 2,55% so với kế hoạch và tăng gần 2,8% so với cùng kì năm trƣớc. Tổng sản lƣợng quy thóc đạt 323,224 tấn, tăng gần 5,7% so với cùng kì năm trƣớc [100,tr.2].

Công tác chỉ đạo sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả cũng đem lại nhiều kết quả tốt. Năm 1998, mặc dù gặp khó khăn về vốn, nhƣng để đầu tƣ phát triển cây chè - một thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong sản xuất hàng hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cân đối cho nông dân vay 2,5 triệu đồng/ha, với mức lãi suất ƣu đãi từ nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo. Theo Quyết định số 1078/QĐ – UB ngày 21/4/2000 về việc phê duyệt phƣơng án trồng mới, cải tạo và thâm canh chè trên địa bàn tỉnh, ngƣời sản xuất đƣợc vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trồng mới, cải tạo là 22 triệu đồng/ha, cho thâm canh chè là 5 triệu đồng/ha; trong đó, ngân sách tỉnh cấp bù lãi suất 0,3%/tháng, với định mức vay 3 triệu đồng/ha cho trồng mới, thâm canh, cải tạo. Số cịn lại nơng dân phải trả lãi 1,05%/tháng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp, thời gian cho vay là 3 năm.

Nhờ những chính sách này, diện tích trồng chè mới là 754,9 ha, đạt 150,98% kế hoạch; trong đó, diện tích đƣợc trồng theo dự án là 480 ha và nhân dân tự trồng là 274,9 ha, đƣa tổng diện tích trồng chè hiện có của tỉnh Thái Ngun lên 11.718 ha. Sản lƣợng chè năm 1998 đạt 52.906 tấn, tăng 138,19% so với năm 1997. Trong những năm sau, sản lƣợng chè tiếp tục tăng, từ 62.066 tấn (năm 1999), lên 66.412 tấn

(năm 2000) [38,tr.69]. Các giống chè đƣợc đƣa vào trồng chủ yếu là giống chè xanh trung du, PH1 và 777.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế vƣờn đồi, từ năm 1998, công tác trồng cây ăn quả đƣợc đặt ra là một chƣơng trình lớn, nên ngay từ đầu vụ, để hỗ trợ cho công tác trồng cây ăn quả, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chính sách huy động nguồn vốn cho nông dân vay với lãi suất ƣu đãi. Các thủ tục xét duyệt cho vay đƣợc cải tiến để phù hợp với điều kiện sản xuất và kịp thời vụ, nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc chung của ngành.

Thực hiện Quyết định 1079/QĐ – UB ngày 21/4/2000 về việc phê duyệt phƣơng án tổ chức trồng mới 1.500 ha cây ăn quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành ở tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện triển khai đến ngƣời sản xuất nhận thức đầy đủ chỉ tiêu kế hoạch, nắm bắt các điều kiện thực hiện. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật từ khâu thiết kế vƣờn trồng, trồng mới, đến thâm canh, cải tạo...Ngƣời sản xuất đƣợc hƣởng chính sách ƣu tiên vay vốn với lãi suất ƣu đãi: Bằng nguồn vốn 120 là 850 ha, với lãi suất 0,5%/tháng, thời gian cho vay là 3 năm, thông qua hệ thống kho bạc trên địa bàn tỉnh. Bằng vốn vay trung hạn nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 650 ha, lãi suất 1,05%/tháng (Nhà nƣớc bù lãi suất 0,3%/tháng), thời gian cho vay là 3 năm, thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Định mức cho vay cả hai nguồn vốn là 2 triệu đồng/ha. Ngoài ra, ngƣời sản xuất cịn đƣợc hƣởng chính sách trợ giá, trợ cƣớc vận chuyển (đối với các giống vải ghép, nhãn ghép, hồng ghép); đƣợc cấp kinh phí cho cơng tác khuyến nơng, sơ, tổng kết cấp qua ngành Nơng nghiệp, hỗ trợ cho cơng tác quản lí, chỉ đạo kĩ thuật. Chƣơng trình trồng mới 1.500 ha cây ăn quả năm 2000 đƣợc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là Sở NN& PTNT tỉnh Thái Nguyên. Nhờ đó, diện tích và sản lƣợng cây ăn quả khơng ngừng tăng lên. Từ 5.026 ha, với sản lƣợng 878 tấn năm 1998,

đến năm 1999, diện tích và sản lƣợng cây ăn quả đã tăng lên 6.525 ha với sản lƣợng 1.253 tấn và đến năm 2000 là 8.481 ha với sản lƣợng 1.870 tấn [38,tr.72]. Điều đáng chú ý trong công tác chỉ đạo trồng cây ăn quả từ năm 1998 là đặc biệt quan tâm đến chất lƣợng cây giống. Ngành đã tiến hành thẩm định chất lƣợng cây giống trƣớc khi đƣợc đƣa vào trồng có hƣớng dẫn, tập huấn kĩ thuật trồng cho các hộ gia đình, đặc biệt là đối với cây vải.

Cùng với trồng trọt, ngành chăn ni cũng có nhiều tiến bộ. Dù trong điều kiện bất lợi (bệnh dịch gia súc xuất hiện ở một số tỉnh lân cận, giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, nhất là đối với lợn...), nhƣng đàn gia súc của tỉnh vẫn giữ đƣợc nhịp độ phát triển bình thƣờng. Cụ thể, trong năm 1998, đàn lợn tăng 3,01%, đàn bò tăng 9,41% và đàn gia cầm tăng 1,86% so với cùng kì năm trƣớc [100,tr.5]. Những năm sau, đàn gia súc và gia cầm tiếp tục tăng lên. Tính đến ngày 1/10/2000, đàn lợn có 348.063 con (tăng 2,64%, trong đó, đàn lợn nái tăng 3,96% và sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng tăng 8,78%), đàn bị có 23.350 con (tăng 5,91%) [27,tr.3].

Một trong những bƣớc tiến mới của ngành Nông nghiệp trong những năm 1997 – 2000 là phong trào phát triển kinh tế VAC ngày càng đi sâu vào việc cải tạo vƣờn tạp, xây dựng mơ hình VAC theo hƣớng tập trung, thâm canh, chuyên canh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh tế. Hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh đều coi trọng việc xây dựng mơ hình VAC điển hình và có chƣơng trình cải tạo vƣờn tạp, ao hoang, chuồng hóa. Một số đơn vị đạt tỉ lệ cải tạo vƣờn tạp từ 60% đến 70% tổng diện tích vƣờn, điển hình là thành phố Thái Nguyên, các huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Định Hóa, Phú Bình, Phổ n, Đại Từ và thị xã Sơng Cơng. Huyện nào, xã nào cũng có diện tích vƣờn, ao mới mở, đặc biệt là phong trào trồng cây nhãn, vải đạt mức phát triển và hiệu quả cao. Nếu năm 1996, tồn tỉnh mới có 1.661 ha vải nhãn, thì đến năm 2000, đã tăng lên 6.157 ha. Một số nơi chuyển những chân màu, ruộng cao không chủ động nguồn nƣớc, đất bãi hiệu quả thấp sang làm

kinh tế VAC đạt hiệu quả cao gấp 5 – 7 lần, tiêu biểu là các huyện Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

Bên cạnh việc cải tạo vƣờn tạp chuyển dịch cơ cấu, nhiều hộ nông dân đã bỏ vốn, vay vốn đi vào đầu tƣ thâm canh, chuyên canh, nâng mức thu nhập từ kinh tế VAC lên tới hàng chục triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2000, tồn tỉnh có trên 1.200 mơ hình kinh tế VAC với mức thu nhập từ 20 triệu đến 80 triệu đồng. Kết quả này đã chứng tỏ phong trào kinh tế VAC đã góp phần thiết thực vào việc xóa đói giảm nghèo trong nơng dân, nông thôn của tỉnh. Thực tế cho thấy phong trào kinh tế VAC đã giúp nông dân nghèo cải tạo hàng vạn hécta vƣờn tạp, xây dựng 6.600 mơ hình dinh dƣỡng ở 60 xã, trên 600 mơ hình ni ong ở 6 huyện và 36 xã, trên 1000 mô hình ni cá ruộng, hàng nghìn mơ hình ni gà, vịt siêu trứng, hàng trăm mơ hình ni lợn hƣớng nạc.

Thực tế trên đây chứng tỏ phong trào phát triển kinh tế VAC của tỉnh Thái Nguyên những năm 1997 – 2000 ngày càng phát triển đa dạng và khẳng định rõ tiềm năng, vai trị của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Trong những năm 1997 – 2000, ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt các chƣơng trình sind hóa đàn bị, phát triển đàn lợn hƣớng nạc, xây dựng một số mơ hình chăn ni trang trại đạt hiệu quả ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ.... Ngoài ra, ngành bƣớc đầu thực hiện chƣơng trình chăn ni gà thả vƣờn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu bằng các giống gà Kabir, Sasso, Tam hồng... Cơng tác bảo vệ an toàn cho đàn gia súc đƣợc thực hiện tốt, nhất là đối với các xã, huyện nằm trong vùng trọng điểm thƣờng hay xảy ra dịch bệnh.

Đối với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi đƣợc coi là biện pháp hàng đầu. Vì vậy, ngành Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh đã chỉ đạo tích nƣớc và điều hành tƣới tiêu hợp lí, tiết kiệm nƣớc, nên đã đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Hàng ngàn hạng mục các cơng trình thủy lợi đƣợc xây dựng để thực

hiện tƣới, tiêu nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp; đáng chú ý là cơng trình hồ Gị Miếu bắt đầu đƣợc thi công từ năm 1998 nhằm đảm bảo nƣớc tƣới chủ động cho 850 ha canh tác thuộc các xã Cát Nê, Ký Phú, Vạn Thọ và Văn Yên (huyện Đại Từ). Cơng trình thủy lợi cịn có tác dụng chống lũ quét và tham gia điều tiết lũ cho hồ Núi Cốc ở hạ lƣu, tạo nguồn phát triển nuôi cá nƣớc ngọt, đồng thời tạo môi trƣờng sinh thái phát triển rừng đầu nguồn. Cơng trình đại thủy nơng đập thác Huống (Phú Bình) cũng đƣợc tu sửa và nâng cấp đảm bảo nƣớc tƣới cho 2.400 ha lúa của huyện Phú Bình và 25.000 ha lúa của tỉnh Bắc Giang. Công tác kiểm tra các cơng trình đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm đảm bảo an tồn cho cơng trình và phục vụ tốt cho sản xuất. Cùng với việc xây dựng các cơng trình thủy lợi, cơng tác kiên cố hóa kệ thống kênh mƣơng cũng đƣợc chú trọng nhằm tiết kiệm nƣớc và đất. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng và để huy động sức dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc đầu tƣ cho kiên cố hóa kênh mƣơng theo 3 vùng khác nhau với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đối với vùng cao, Nhà nƣớc đầu tƣ 80%, nhân dân tự huy động 20%; vùng giữa, Nhà nƣớc đầu tƣ 60%, nhân dân tự huy động 40%; vùng thấp, Nhà nƣớc đầu tƣ 50% và nhân dân tự huy động 50%. Việc thi công 3 tuyến kênh cấp I (kênh Đông, kênh Tây và kênh Giữa) hồ Núi Cốc đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ vốn đã căn bản hoàn thành. Để bảo vệ an toàn cho hệ thống thủy lợi, bảo vệ sản xuất và ứng phó kịp thời với mọi tình huống do thiên tai gây ra, ngành Nơng nghiệp đã thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá các cơng trình thủy lợi, đê, kè, cống; tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão và tập huấn công tác hộ đê và nhiều cơng trình trọng điểm.

Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp công tác khuyến nông là một biện pháp tích cực để hƣớng dẫn, trợ giúp ngƣời nơng dân thực hiện sản xuất đạt kết quả cao hơn. Trong năm 1998, ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã tổ chức các chƣơng trình kinh tế kĩ thuật và các chƣơng trình khuyến nơng trên các lĩnh vực: Sử dụng đất bỏ hóa một vụ, bón phân qua lá, bón phân sinh học để cải tạo đất, trồng chè giống mới, trồng lạc giống mới, chăn nuôi

gà, lợn và cải tạo đàn bị, ni cá ruộng. Hằng năm, ngành đều tổng kết đánh giá kinh tế trang trại, xây dựng các mơ hình điểm kinh tế để rút kinh nghiệm và

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)