Số tổ hợp tác tồn tỉnh tính từ năm 2007 – 2010

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 98 - 106)

Năm 2007 2008 2009 2010

số lƣợng tổ 690 705 734 281

(Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên năm 2011) Tính đến cuối năm 2010, tồn tỉnh có 303 hợp tác xã, các lĩnh vực hoạt động của HTX ngày càng phong phú đa dạng. Năm 2001, hoạt động của các HTX ở 8 lĩnh vực, đến năm 2010 các HTX hoạt động ở 13 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; trong đó, HTX nơng nghiệp từ 3 lên 6 ngành nghề, HTX phi nông nghiệp từ 5 lên 7 lĩnh vực hoạt động. Quy mô hoạt động HTX đƣợc mở rộng, các HTX có quy mơ liên thơn, liên xóm và tồn ngành chiếm tỉ lệ cao. Hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh đều thực hiện mơ hình vừa quản lí vừa điều hành. Chỉ có 1 HTX áp dụng mơ hình quản lí riêng, điều hành riêng. Tuy nhiên, về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí HTX cịn yếu và hạn chế. Số cán bộ HTX có trình độ Đại học và trên Đại học chỉ chiếm 4,1%, cao đẳng và trung cấp chiếm 20%, số còn lại chƣa qua đào tạo có hệ thống, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhƣng là những ngƣời có uy tín, đã gắn bó với cộng đồng nhiều năm nên đƣợc xã viên tin tƣởng.

Hoạt động khuyến nông trong thời kì này có nhiều cố gắng. Vƣợt qua khó khăn do kế hoạch cơng việc và kế hoạch tài chính của ngành giao khơng thống nhất, giao muộn; thời tiết vụ xuân năm 2006 không thuận lợi, giá vật tƣ nông nghiệp lại tăng cao..., đƣợc sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông cùng với các trạm khuyến nông đã đạt một số kết quả trong việc thực hiện các chƣơng trình do Trung ƣơng giao. Trong đó, đáng chú ý là mơ hình thâm canh trồng rừng kinh tế, mơ hình lúa lai cho vùng khó khăn lƣơng thực, mơ hình chăn ni lợn hƣớng nạc và vệ sinh mơi trƣờng, mơ hình sản xuất rau an toàn...

Ngoài việc hoàn thành các chƣơng trình do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn thực hiện tốt các chƣơng trình, kế hoạch của địa phƣơng: Chƣơng trình trồng cây nhân dân, Chƣơng

trình đào tạo nâng cao năng lực khuyến nơng, Chƣơng trình hợp tác với Sở Khoa học – Cơng nghệ, Chƣơng trình hợp tác với tổ chức phát triển Hà Lan SNV.... Bên cạnh đó, bằng nguồn kinh phí của các chƣơng trình, dự án, của các đơn vị, các doanh nghiệp..., trạm khuyến nông các huyện, thành, thị đã tổ chức công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nơng dân có kết quả. Riêng trong năm 2006, các trạm tổ chức 1.035 cuộc tập huấn kĩ thuật gieo cấy, chăm sóc lúa, chè, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt...cho hơn 53.000 lƣợt nông dân; phối hợp với các trung tâm, các đơn vị trong và ngồi ngành xây dựng 150 mơ hình nơng, lâm, ngƣ nghiệp,..[119,tr.5].

Thái Nguyên là một tỉnh có lƣợng mƣa trung bình khá lớn, từ 1.600 đến 1.900mm. Từ tháng 6 đến tháng 10, lƣợng nƣớc mƣa chiếm tới 70 – 80%, nên thƣờng gây ra lũ, lụt làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân. Riêng trận lũ ngày 18/8/2006 sông Cầu xuất hiện đỉnh lũ 26,04m trên báo động II tại Cầu Gia Bảy, đã làm chết 1 ngƣời, 44 nhà bị hƣ hỏng, 89 ha lúa và hoa màu bị cuốn trôi, 70 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập tràn, 60 phai đập tạm bị vỡ... Vì vậy, cơng tác phịng, chống lũ, lụt để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Nông nghiệp. Để kịp thời ứng phó với mƣa lũ, hằng năm Chi cục Phòng, chống lụt, bão và quản lí đê điều tham mƣu cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh ra công điện khẩn, chỉ đạo các huyện, thành, thị tăng cƣờng cơng tác kiểm tra trƣớc lũ; rà sốt các khu vực dân cƣ sống ở trong vùng trũng, ven sơng, suối, vùng có nguy cơ sụt lở đất, đá, vùng thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, vùng khai thác khoáng sản...

Với 3 đội chuyên trách, Chi cục quản lí 45,6km đê, căn cứ vào Nghị định số 78 của Chính phú, Chi cục chỉ đạo các đội quản lí đê thực hiện nghiêm túc các điều khoản theo pháp lệnh đê điều quy định; đồng thời ngăn ngừa, bảo vệ cơng trình đê điều khơng bị xâm hại, xuống cấp. Công tác duy tu sửa chữa đê điều đƣợc tiến hành thƣờng xun nhằm giữ cho cơng trình đê điều không bị hƣ hỏng, xuống cấp theo thời gian.

Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững là vấn đề cung ứng vật tƣ phục vụ sản xuất. Nhận thức rõ điều đó, Cơng ty cổ phần Vật tƣ nơng nghiệp tỉnh đƣợc kiện tồn về tổ chức, ổn định và nâng cao chất lƣợng đáp ứng yêu cầu quản lí, sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới. Công tác tiếp nhận, cung ứng có nhiều đổi mới và điều chỉnh cơ chế hợp lí phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Nhìn chung, Cơng ty đã tổ chức tốt việc tiếp nhận và bán lẻ mặt hàng phân bón, giống cây lƣơng thực đạt kết quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phƣơng về chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng và thời gian cung ứng. Năm 2006 là năm có mức tăng trƣởng cao nhất, lƣợng hàng bán ra ở tất cả các chi nhánh tăng bình quân 71% so với cùng kì năm trƣớc [40,tr.2]. Điều đó chứng tỏ chiến lƣợc phát triển của Công ty là đúng hƣớng và phù hợp với mô hình kinh doanh mới. Một số đơn vị đạt sản lƣợng rất cao, điển hình là các chi nhánh vật tƣ Đại Từ, Định Hóa, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phổ Yên.

Mặc dù có những hạn chế nhƣng những kết quả đạt đƣợc trong năm 2006 chứng tỏ “Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp tỉnh tiếp tục đi đúng

hướng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, về trước kế hoạch 30 ngày. Công ty đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nơng thơn...” [40,tr.6]. Đây chính là một trong những điều kiện

đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kì này phát triển. Sản xuất vụ đông ở các huyện tiếp tục đƣợc mở rộng và trở thành vụ sản xuất hàng hóa có thu nhập cao. Tổng sản lƣợng cây vụ đông năm 2006 đạt 117.222 tấn; nhiều cây vụ đơng (ngơ, khoai tây, rau các loại...) có sản lƣợng cao hơn các năm trƣớc.

Trong 5 năm (2006 - 2010), tỉnh đầu tƣ xây dựng 484 lu chứa nƣớc, cải tạo lại 15.700 giếng nƣớc, đào mới 16.500 giếng, khoan 12.816 giếng, xây dựng thêm 450 cơng trình giọt nƣớc, 49 cơng trình hệ thống cấp nƣớc tự chảy và 76 cơng trình cấp nƣớc tập trung để đến năm 2010, tỉ lệ số dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch đạt 100%. Ngành chủ trƣơng phát huy nội lực nhân dân

các dân tộc có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để cải tạo và xây dựng thêm 54.015 cơng trình vệ sinh nông thôn, 13.880 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, 300 hầm khí BIOGAS, cải thiện mơi trƣờng sống, môi trƣờng sinh thái ở nông thôn.

Vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh,... ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã phát triển với tốc độ 4,14%. Mặc dù không đạt mục tiêu đề ra (5,5%), song trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ cho nhu cầu đơ thị hố, phát triển cơng nghiệp, thì mức tăng trƣởng trên là đáng khích lệ; đặc biệt ngành chăn ni có mức tăng trƣởng khá, đạt bình qn trên 8%. Chăn ni đã phát triển theo hƣớng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp tuy mức chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chƣa rõ nét, song bƣớc đầu đã đem lại một số kết quả nhất định.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm 1997 – 2010, trƣớc những yêu cầu mới của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu khá quan trọng tạo ra những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện. Đây là tiền đề vững chắc để cho ngành nơng nghiệp có những sự phát triển mạnh mẽ ở những năm tiếp theo.

Tốc độ tăng trƣởng chung trong sản xuất nơng nghiệp có bƣớc phát triển khá vững chắc, bình quân tốc độ tăng trƣởng chung toàn ngành đạt 4,14%/ năm. Trong nội bộ ngành sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch về cơ cấu sản xuất theo chiều hƣớng tích cực, theo đó, giá trị sản xuất của khu vực trồng trọt tuy có tăng về số tuyệt đối nhƣng ngày càng giảm về tỉ trọng, giá trị sản xuất của khu vực chăn nuôi ngày càng tăng về giá trị tuyệt đối và tỉ trọng trong cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp.

Trong nội bộ ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hƣớng phát huy thế mạnh của các loại cây thích ứng với điều kiện thổ nhƣỡng, sinh thái của tỉnh. Các loại cây thế mạnh là cây lúa, cây chè, cây ăn quả (dứa, nhãn, vải) cho giá trị kinh tế cao, với các vùng sản xuất tập trung nhƣ sản xuất lƣơng thực (lúa, ngơ) ở Định Hóa, Đại Từ, Phổ n, Phú Bình.

Chăn nuôi phát triển và chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế trang trại. Sản xuất chăn nuôi theo hƣớng phát triển những con gia súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, có khả năng tham gia xuất khẩu. Nhìn chung, chăn nuôi tăng trƣởng tƣơng đối đều, giá trị sản xuất ngành tăng bình quân qua các năm. Tuy nhiên, tỉ trọng của chăn nuôi trong tổng GDP nông nghiệp chƣa cải thiện đáng kể.

Công nghiệp nơng thơn đã có bƣớc phát triển mới với sự gia tăng của các cơ sở công nghiệp chế biến hàng nông sản. Cùng với việc ứng dụng máy móc cơng nghiệp vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại bộ mặt mới trong phƣơng thức sản xuất, chế biên nông, lâm sản. Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp vẫn đƣợc duy trì và khơng ngừng phát triển nhƣ sản xuất mây tre đan ở Tiên Phong, Phổ Yên.

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển đổi tích cực. Kinh tế hợp tác và HTX đã đƣợc chuyển đổi đi vào hoạt động thực chất hơn. Đặc biệt với sự phát triển của nhiều loại hình hợp tác và HTX dịch vụ trong nơng nghiệp đã góp phần phát triển nhanh các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống trong nơng thơn.

Chƣơng 3

VỊ TRÍ VAI TRỊ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Vị trí của kinh tế nơng nghiệp Thái Ngun

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Việt Bắc. Với hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sơng hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút, nơi đây trở thành cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Ngun cịn có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, du lịch, nguồn nhân lực. Đó thực sự là những nhân tố quan trọng, tạo nền tảng để Thái Nguyên phát huy thế và lực mới trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Hịa chung sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, trong những năm qua (1997 - 2010), kinh tế - xã hội Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực.

Nơng nghiệp là ngành có vị trí trọng yếu ở nƣớc ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng, sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong phát triển kinh tế và là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Vì vậy, nơng nghiệp vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác.

Để tạo ra bƣớc tiến mới trong kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) đã xác định và đƣa ra định nghĩa về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ sau: CNH – HĐH nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trƣớc hết là công nghệ sinh học đƣa thiết bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trƣờng.

Ngày nay, CNH – HĐH đƣợc coi là một giải pháp không thể thiếu của mọi quốc gia trên con đƣờng đƣa đất nƣớc thốt khỏi nguy cơ tụt hậu và có nền kinh tế phát triển hiện đại. CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận không thể tách rời quá trình CNH – HĐH đất nƣớc. Kinh nghiệm nhiều nƣớc cho thấy nếu tách rời nông nghiệp, nông thôn ra khỏi CNH – HĐH đất nƣớc thì hậu quả để lại sẽ là một nền nông nghiệp lạc hậu, những vùng nông thôn nghèo nàn, xơ xác, mơi sinh bị tàn phá, phân hóa giàu nghèo rõ nét và những bất cập về tệ nạn xã hội. Đối với đất nƣớc ta, CNH – HĐH nông nghiệp, nơng thơn cịn có ý nghĩa quan trọng để gia tăng tích lũy vốn cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, hạn chế bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và những áp lực làm chậm quá trình CNH – HĐH đất nƣớc.

CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn sẽ góp phần thúc đẩy q trình phân cơng hợp lí lao động ở nơng thơn từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cƣ nơng thơn, tăng khả năng tích lũy từ nội bộ nông thôn, mở rộng thị trƣờng, tạo cơ sở phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở nơng thơn, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn lực ở mỗi địa phƣơng, khắc phục sự chênh lệch trong phát triển giữa các địa phƣơng.

CNH – HĐH là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nơng thơn vững bền, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ nông thôn đƣợc nâng cao, vì một nơng thơn mới giàu đẹp, tiến bơ, văn minh, hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm 1997 – 2010, hòa chung sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên với quyết tâm và ý chí cao đã tạo ra những bƣớc tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thành tựu lớn nhất đó là kinh tế phát triển mạnh, đầu tƣ cho tƣơng lai

ngày càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng, góp phần tạo nên nền tảng mới và hành trang mới để Thái Nguyên đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trƣớc năm 1997, trong nền kinh tế Thái Nguyên, nông nghiệp luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế. Năm 1996, Nông nghiệp chiếm 36,91%, trong khi đó, cơng nghiệp – xây dựng chiếm 33,23% và dịch vụ chiếm 29,86 %. Mặc dù khơng cịn chiếm vị trí độc tơn nhƣ trƣớc, nhƣng cơ cấu nông nghiệp trong thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đứng vị trí thứ nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Từ sau năm 1997, với sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế qua các giai đoạn 1997 – 2000; 2000 - 2005; 2005 – 2010, tỉ trọng ngành Nông nghiệp trong nền kinh tế quốc doanh dần dần có sự thay đổi.

Trong thời kì 1997 – 2000, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính châu Á, tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh giảm từ 33,23% (năm 1996) xuống 30,4% (năm 2000); Ngành dịch vụ tỉnh cũng tăng trƣởng mạnh kể từ năm 1997(bình quân 11,03%/năm giai

Một phần của tài liệu kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010 (Trang 98 - 106)