Sơ đồ vị trí gắn các điện cực của Holter trên thành ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng các phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng fallot (Trang 61 - 66)

Xanh dươn g Đen Trắng Xám Cam Đỏ Xanh lá cây

+ Cần gắn điện cực thật sát vào da thành ngực, trên bề mặt xương sườn

để cho kết quả tốt. Lau chùi sạch dầu, mồ hơi, có thể bơi ít gel ở vùng da dán. Điện cực sử dụng phải là điện cực mới có từ tính và chỉ dùng một lần.

+ Duy trì các dây dẫn sao cho để tránh bị xoắn vặn và bị kéo tuột trong khi hoạt động. Thực hiện một quai vòng tròn mỗi đầu điện cực để khỏi căng dây điện cực và làm cho BN dễ chịu. Sợi dây này phải chùng lại để BN hoạt động mà không bị nhiễu.

+ Máy có thể gắn cho BN quanh thắt lưng hay vịng qua vai bằng một sợi dây nịt có thể điều chỉnh chu vi.

+ Nối cáp quang máy ghi vào máy vi tính đã được cài đặt phần cứng, nối " hard lock key " vào cổng máy in rồi tiến hành cài đặt phần mềm trong hệ điều hành windows.

+ Mở chương trình file mới, nhập lý lịch BN với tên, tuổi và ngày giờ ghi Holter. Thực hiện động tác nhấp chuột như trên máy tính. Mắc xong, lắp pin và cho mở máy, BN hoạt động bình thường.

Bảng 2.3. Quy ước các vị trí chuyển đạo Holter theo AHA [6], [9].

Màu Kênh Chuyển đạo Vị trí

Đỏ CH1 (+) mV5 (+) Gian sườn 5 nách trái trước Trắng CH1 (-) mV5 (-) Đòn phải cạnh ức

Nâu xám CH2 (+) mV1 (+) Gian sườn 4 cạnh ức phải Đen CH2 (-) mV1 (-) Đòn trái cạnh ức

Cam CH3 (+) m aVF (+) Xương sườn 6 đường trung đòn trái

Xanh dương CH3 (-) m aVF (-) Giữa đầu trên xương ức

Xanh lá cây Đất Thành ngực phải thấp

− Trong khi mang máy cần chú ý tránh: + Nơi có điện thế cao, vùng từ trường cao

+ Nam châm, máy dò kim loại

+ Sóng điện thoại và iPods, nên để cách Holter tối thiểu 2 m. + Lị vi sóng, khăn điện, bàn chải hoặc dao cạo râu bằng điện.

+ Hoạt động thể lực hoặc cử động nhiều, vì chảy mồ hơi có thể làm miếng dán điện cực không chặt vào da ngực dễ gây nhiễu tín hiệu điện tim.

* Theo dõi trong thời gian mang máy tại khoa Nội Tim Mạch

Bất thường về tim mạch: hồi hộp, đau ngực, khó thở Những hoạt động có thể gây nhiễu trên Holter

* Tháo Holter, đọc kết quả, ghi chép dữ liệu

Sau 24 giờ tháo máy, nối với cáp quang để tải dữ liệu vào máy vi tính. Sau khi tải vào máy vi tính, lưu lại tên bệnh nhân.

Phân tích các dữ liệu thu được trong 24 giờ, chọn phân tích tồn bộ hay riêng rẻ các biến thiên nhịp tim,...Sau đó phân loại lại và biên tập phức hợp QRS, phân tích các sóng nhiễu có thể nhầm lẫn. In các dữ liệu được chọn lọc ra giấy.

Tất cả các dữ kiện được ghi chép vào hồ bệnh án nghiên cứu. Cách đánh giá:

Bảng 2.4. Phân độ ngoại tâm thu thất theo Lown [6], [9].

Phân độ Đặc điểm ngoại tâm thu thất 0 Khơng có NTT thất

I NTT thất lẻ tẻ <30 chu kì/giờ

II NTT thất thường xuyên > 30 chu kỳ/giờ III NTT thất đa dạng

IVa NTT thất liên tiếp cặp đôi

IVb NTT thất cặp 3 hoặc > 3NTT thất liên tiếp V NTT thất đến sớm có hiện tượng R/T

+ RLNT và tiêu chuẩn chẩn đốn: được dùng khi phân tích dữ liệu từ

Holter điện tim 24 giờ theo Remipillier [6], [9], [17]:

• Ngưng xoang: Khi ngủ, ở người trẻ thường có khoảng ngừng tim ngắn, bình thường không vượt quá 2 giây với người > 30 tuổi, không vượt quá 2,5 giây ở người < 30 tuổi.

• Nhịp nhanh xoang: Nhịp tim có tần số > 100 lần / phút, lớn hơn 50% tổng nhịp tim.

• Nhịp chậm xoang: Nhịp tim có tần số < 60 lần / phút, lớn hơn 50% tổng nhịp tim.

• Ngoại tâm thu nhĩ: Giới hạn trên của bình thường là:

< 10 ngoại tâm thu nhĩ /24h đối với người 20 - 39 tuổi < 100 NTT nhĩ /24 giờ đối với người 40 - 59 tuổi < 1000 NTT nhĩ /24 giờ đối với người ≥ 60 tuổi

• Ngoại tâm thu thất: Các dạng NTTT bao gồm NTTT đơn dạng, cặp đôi, cặp ba, NTTT nhịp đôi, nhịp ba và hiện thượng R/T...Giới hạn trên của bình thường là: Ở người < 50 tuổi: < 100 NTTT /24 giờ, < hai ổ NTTT, khơng có NTTT đi liền nhau. Ở người ≥ 50 tuổi: < 200 NTTT / 24 giờ, có < 2 NTT liên tục và < 5 NTTT /1 giờ.

• Cơn nhịp nhanh trên thất: Khi có > 3 NTT trên thất đi liền nhau • Cơn nhịp nhanh thất: Khi có > 3 NTTT đi liền nhau

Rối loạn nhịp tim được xác định khi bệnh nhân có ít nhất một trong các RLNT như nhịp nhanh trên thất, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất mà chúng tôi đã ghi nhận được ở mẫu nghiên cứu bằng Holter điện tim được đánh giá theo tiêu chuẩn Remipillier.

Bệnh nhân phân làm theo nhóm bệnh có rối loạn nhịp tim hay khơng có rối loạn nhịp tim, bệnh nhân phân theo nhóm có rối loạn nhịp thất hay không rối loạn nhịp thất ( rối loạn nhịp thất là từ Lown độ 2 trở lên).

+ Biến thiên nhịp tim gồm các thông số

Bảng 2.5. Giá trị bất thường các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số

và phân tích theo thời gian [7], [9].

Các phổ tần số Phân tích theo thời gian

Giảm biến thiên nhịp tim/24giờ HF(Phổ tần số cao) rMSSD pNN50 < 15 ms <0,75 % LF (Phổ tần số thấp) SDNNidx <30 ms VLF (Phổ tần số rất thấp) SDNNidx <30 ms LF (Phổ tấn số cực thấp) SDNN SDANN <50 ms <40 ms

Giảm biến thiên nhịp tim được ghi nhận khi có hơn một chỉ số biến thiên nhịp tim giảm xuống mức giới hạn nêu trên.

- BTNT phổ thời gian gồm các thông số: SDNN, SDANN, ASDNN , rMSSD (được tính theo đơn vị mili giây (ms)) và pNN50 (đơn vị%) [7], [9], [113].

+ Phổ tần số của BTNT được nghiên cứu gồm 4 chỉ số [7], [9], [126]: LnHF(HF):tần số cao (0,15-0,40 Hz)

LnLF(LF): tần số thấp (0,04-0,15 Hz)

LnVLF(VLF): tần số rất thấp (0,0033-0,04 Hz) LF/HF là tỷ lệ giữa LF và HF.

Trong đó, HF, LF và VLF cũng như LnHF, LnLF và LnVLF được tính theo đơn vị ms2

. Thực chất, các chỉ số LnHF, LnLF và LnVLF là logarit theo cơ số tự nhiên của các chỉ số tương ứng HF, LF và VLF. Máy Holter điện tim 24 giờ được dùng trong nghiên cứu tính theo các chỉ số LnHF, LnLF và LnVLF. Giá trị của các chỉ số LnHF, LnLF và LnVLF tương ứng tỷ lệ với

HF, LF và VLF. Do vậy, cũng giống như nhiều nghiên cứu trước đây, khi đề cập đến tính chất biến thiên nhịp tim phổ tần số, để dễ đối chứng chúng tôi dùng các ký hiệu HF, LF và VLF để chỉ chung cho cả LnHF, LnLF và LnVLF. Cịn khi tính tốn các giá trị cụ thể, chúng tơi trình bày BTNT phổ tần số theo các ký hiệu thu thập từ máy được dùng nghiên cứu là LnHF, LnLF và LnVLF. Giảm biến thiên nhịp tim được xác định khi giảm ít nhất một trong các chỉ số BTNT phổ thời gian, còn đối với phổ tần số khơng được chọn, vì cho tới nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào đề cập đến ngưỡng giảm biến thiên nhịp tim của phổ tần số [9].

2.2.2.6. Trắc nghiệm gắng sức trong đánh giá rối loạn nhịp tim

Địa điểm thực hiện trắc nghiệm gắng sức tại phòng trắc nghiệm gắng sức của Trung Tâm Tim Mạch, BVTW Huế. Nhiệt độ phòng trắc nghiệm gắng sức trong quá trình thực hiện ln được duy trì ở nhiệt độ 220C và có độ ẩm ở mức thấp. Phịng trắc nghiệm gắng sức có một giường khám để khi cần thăm khám bệnh nhân ở giai đoạn hồi phục nghỉ ngơi hoặc khi có tình trạng chống ngất. Phịng có trang bị điện thoại, oxy và các phương tiện hồi sức cần thiết như máy sốc điện, bóng ambu,…[4]

Phương tiện thực hiện: Xe đạp lực kế hiệu Shiller AT-104PC. Máy thường xuyên được kiểm định, bảo dưỡng định kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng các phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng fallot (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)