Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp tạo việc làm và giúp cho lao
3.5.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo và tìm kiếm việc làm cho lao
THĐ trên địa bàn KCN Yên Phong
3.5.3.1. Các giải pháp chung
Quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nó đã để lại khơng ít những tác động cả tiêu cực và tích cực, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ. Nhằm hạn chế được phần nào những tác động tiêu cực, tơi đề xuất một số giải pháp chung sau có thể áp dụng đối với tất cả các KCN đã và đang được xây dựng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng mà có sự linh hoạt khác nhau.
a. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
Có thể nói nguyên nhân khiến cho người dân sau THĐ khó tìm được cơng việc mới phù hợp, và khó thích nghi với cơng việc mới nhất là do trình độ văn hóa cũng như trình độ chun mơn của họ cịn nhiều hạn chế, do đó để tạo việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho họ thì giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua đào tạo được xem là quan trọng số một.
- Để thực hiện được giải pháp này tốt cần phải xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động trong THĐ gắn với chiến lược của thời kỳ CNH – HĐH.
- Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị THĐ, đồng thời khuyến khích các lao động sau THĐ tha gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao tay nghề cho họ để họ có cơ hội để chuyển đổi ngành nghề.
- Mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo lao động có chất lượng và hiệu quả, đồng thời tập trung đầo tạo, hướng nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn cho lao động, giúp họ có nhiều khả năng tìm kiếm nhưng cơng việc làm mới phù hợp và cho thu nhập ổn định
- Các doanh nghiệp nên liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu cho những lao động bị mất việc sau THĐ, và sau các khoá đào tạo họ sẽ được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc.
b. Giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là một trong những giải pháp có hiệu quả hiện nay trong việc giải quyết vấn đề dôi dư lao động do THĐ, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ dân nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống của gia đình. Các ngành nghề phi nơng nghiệp có khả năng phát triển như: Mộc, thêu ren, buôn bán, kinh doanh dịch vụ… Đây là những ngành nghề có thể tạo việc làm tại chỗ cho những lao động bị mất việc sau THĐ và khơng địi hỏi quá cao về CMKT. Tuy nhiên, để có thể phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp cần phải:
- Hỗ trợ các hộ dân phát triển các ngành nghề truyền thống thông qua việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương, đồng thời mở thêm các làng nghề mới nhằm tạo thêm nhiều việc làm, thu hút các lao động thiếu việc làm và khơng có việc làm sau THĐ tham gia.
- Cấp đất ở những nơi thuận tiện kinh doanh, buôn bán cho những hộ dân bị THĐ mất nhiều đất sản xuất cho KCN để họ chuyển đổi nghề, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định lâu dài cho họ.
- Sự phát triên các ngành nghề kinh doanh dịch vụ mang tính chất nhạy cảm cần có sự định hướng và quản lý của các cấp chính quyền, tránh gây ra các hiện tượng gây mất trật tự an ninh xã hội tại địa phương.
c. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý
Do sau THĐ diện tích canh tác giảm mạnh, để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời đảm bảo cuộc sống ổn định cho các hộ dân, thì cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng khoa học đưa những giống cây ngắn ngày năng suất cao vào sản xuất tuỳ vào điều kiện địa phương. Đẩy mạnh thâm canh trên diện tích đất cịn lại của các hộ
dân theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm ổn định lương thực tối thiểu và nâng cao thu nhập cho họ.
d. Giải pháp về vốn
Để tạo điều kiện cho những lao động sau THĐ chuyển đổi nghề và tạo thu nhập ổn định thì cần phải có chính sách hỗ trợ vốn, đặc biệt là vốn ưu tiên cho các hộ dân bị THĐ nhằm giúp họ có được nguồn vốn thích hợp để chuyển đổi nghề và đầu tư vào các ngành nghề sẵn có để sản xuất kinh doanh tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Do vậy sau THĐ phải đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tín dụng, quỹ xố đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm…nhằm giúp các hộ sau THĐ chuyển đổi nghề dễ dàng, ổn định và nâng cao thu nhập góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ đồng thời tạo điều kiện thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
e. Các giải pháp khác
Để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề của người dân sau THĐ và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà quá trình THĐ gây ra thì ngoài những giải pháp trên cần phải kết hợp thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh phát triển các khu đô thị, dịch vụ nhỏ liền kề gắn với KCN vừa tạo điều kiện cho người dân có việc làm, có thu nhập ổn định đồng thời nó cũng tạo tiền đề cho các KCN phát triển một cách bền vững.
- Hỗ trợ và ổn định cho người dân tái định cư, đảm bảo nơi ở mới có nhiều điều kiện thận lợi hơn nơi cũ, đồng thời ưu tiên tạo quỹ đất ở những nơi có điều kiện tốt cho các hộ dân tái định cư sau THĐ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mua lại đất phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh ngành nghề khác theo mơ hình “đổi đất lấy dịch vụ”, tránh tình trạng người dân rơi vào cảnh thất nghiệp.
- Giải pháp thành lập quỹ hỗ trợ người dân sau THĐ : Quỹ này phải được sự tham gia của đông đảo người dân, được thành lập bởi tiền góp của các doanh nghiệp thuê đất, sự chênh lệch giữa giá đất thị trường và giá bồi
thường. Quỹ này có tác dụng hỗ trợ cho người dân sau THĐ có điều kiện tìm kiếm việc làm mới hoặc hỗ trợ họ trong lúc thất nghiệp. Nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ tránh hiện tượng thất nghiệp và tái nghèo sau THĐ.
3.5.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực trạng vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của các hộ sau THĐ trên địa bàn KCN huyện Yên Phong, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm hộ sau THĐ, tơi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Giải pháp đối với nhóm hộ 1
Đây là nhóm chủ yếu bị thu hồi diện tích đất nơng nghiệp, qua nghiên cứu tình hình thực tiễn, thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình THĐ, tơi có thể đề xuất một số giải pháp đối với nhóm này như sau:
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ các nhóm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: Do đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng do đó sau khi THĐ nó có tác động rất lớn tới đời sống, việc làm cũng như thu nhập của người dân. Chính vì vậy sau THĐ số lao động mất việc làm, thiếu việc làm gia tăng, do đó giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề trở lên cấp thiết. Giải pháp này nhằm tập trung vào các nghề có tính chất ổn định, cho thu nhập thường xuyên và thu hút nhiều lao động tham gia, song khơng địi hỏi CMKT cao như buôn bán, mộc, thêu ren,… Song để thực hiện tốt giải pháp này địi hỏi phải có sự tham gia của các cấp ngành nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngành nghề mà người dân tham gia sau THĐ như mộc, thêu ren có như vậy mới đảm bảo được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho các lao động.
- Đẩy mạnh cơng tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các hộ sau THĐ để giúp họ có thể bắt nhịp được với sự thay đổi cua môi trường làm việc mới, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm kiếm được việc làm thay thế phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể đào tạo nghề cho họ theo một số hướng sau:
+ Đào tạo ngắn hạn cho các lao động dưới 35 tuổi tại các nhà máy, tức là đào tạo cho họ một số khâu sản xuất cơ bản để họ có thể vào làm được ngay, cịn các khâu khác thì sau khi vào làm họ tiếp tục học sau.
+ Đào tạo theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với những cơ sở đào tạo nhằm đào tạo những lao động được doanh nghiệp gửi đi theo hợp đồng, sau khi đào tạo xong những lao động này sẽ về làm việc tại doanh nghiệp đó.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác trên những diện tích cịn lại, đưa những giống cho năng suất cao vào sản xuất kết hợp hướng dẫn kỹ thuật cho họ nhằm tạo sự ổn định an ninh lương thực và tạo thêm thu nhập cho các hộ.
- Hỗ trợ vốn cho các hộ, nhằm giúp họ có được nguồn vốn thích hợp để đầu tư chuyển đổi nghề, tạo thu nhập bù vào diện tích đã mất.
Tuy nhiên qua nghiên cứu tình hình thực tiễn ta thấy được sự tác động của quá trình THĐ đến các hộ khác nhau tuỳ theo số lượng diện tích đất bị thu hồi, do vậy các giải pháp pháp trên áp dụng vào thực tế lại khác nhau, cụ thể:
- Đối với nhóm hộ bị thu hồi diện tích đất nơng nghiệp dưới 50%, cần phải ưu tiên các giải pháp sau:
+ Hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ để họ có thể cùng với số tiền họ nhận được từ đền bù để tập trung vào đầu tư phát triển các ngành nghề khác sẵn có cũng như các nghề mới như kinh doanh, mộc, dịch vụ …đây là giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ và ổn định cuộc sống cho họ.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa những giống có năng suất cao vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, tạo thu nhập cho các hộ. Hơn nữa trong nội ngành nơng nghiệp cần có sự chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ sau THĐ.
+ Hướng dẫn các hộ dân sử dụng tiền đền bù hiệu quả, bởi vì phần lớn các hộ sau khi nhận tiền đền bù do nhận thức không đúng mà họ thường sử
dụng tiền đền bù một cách lãng phí, đặc biệt là các hộ bị thu hồi diện tích khơng lớn như nhóm này.
- Đối với các hộ có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi trên 50% thì chủ yếu tập trung vào giải pháp hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề. Sở dĩ, phương pháp này được đặt lên hàng đầu bởi vì đây là nhóm chịu tác động rất lớn của THĐ, họ bị thu hồi gần như tồn bộ diện tích đất canh tác hàng năm, chính vì vậy sau THĐ hầu như các lao động đều rơi vào cảnh thiếu việc làm và việc làm họ kiếm được chỉ là tạm thời không cho thu nhập cao, và thường là bấp bênh. Chính vì vậy, giải pháp đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm trở lên rất quan trọng và cấp bách đối các hộ. Cụ thể, giải pháp này thể hiện như sau:
+ Tiến hành đào tạo nghề cho các lao động dưới 35 tuổi, có thể đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo tại chỗ trong một thời gian, đảm bảo nâng cao được trình độ chun mơn kỹ thuật cho họ để họ có thể tìm kiếm được việc làm ổn định và phù hợp và cho thu nhập ổn định, lâu dài để thay thế việc làm trước kia.
+ Đối với các lao động phổ thơng trình độ văn hố thấp thì phải có kế hoạch đào tạo lại kết hợp với đào tạo mới tuỳ thuộc vào từng đối tượng, song tập trung vào đào tạo những nghề địi hỏi ít về chun mơn và đi sâu vào thực hành thực tế để giúp họ nhanh chóng tiếp thu, hơn nữa cần phải có giải pháp thu hút họ tham gia vào các khố đào tạo nhiều hơn, chỉ có thế thì họ mới có khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm cho thu nhập ổn định, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài.
+ Đối với các lao động cao niên (từ 35 tuổi trở lên): Đây là lực lượng chiếm tương đối đông trong tổng số lao động, tuy nhiên do tuổi cao nên họ khó có thể tham gia vào các lớp đào tạo, khó thích nghi với những cơng việc địi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy đối với lực lượng này phải có giải pháp tạo việc làm tại chỗ cho họ thông qua việc thu hút họ tham gia vào các hợp tác xã dịch vụ ven KCN: Như dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà trọ, và các dịch vụ khác để phục vụ phát triển KCN. Đồng thời đối với các lao động nữ ở
tuổi này trên địa bàn, ngoài thu hút họ vào các hợp tác xã dịch vụ còn phải có giải pháp thu hút họ tham gia học nghề thêu ren, đây là cơng việc họ có thể làm một cách lâu dài và thường xuyên, tuy nhiên cần phải có giải pháp tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm này đảm bảo các sản phẩm của họ làm ra có thể tiêu thụ được góp phần tạo thu nhập ổn định lâu dài cho họ.
+ Hỗ trợ học phí cho các lao động thuộc đối tượng bị thu hồi trên 30% diện tích đất nơng nghiệp theo nghị định số 64CP của Chính Phủ để thu hút họ tham gia đơng đảo vào các khố đào tạo nghề.
+ Ngồi ra cần có giải pháp hỗ trợ vốn cho các hộ để họ chuyển sang kinh doanh, sản xuất ngành nghề khác thay thế nghề cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đăng ký kinh doanh ngành nghề mới.
Giải pháp đối với nhóm hộ 2
Đây là nhóm chịu tác động nhiều nhất của q trình THĐ, họ khơng những bị thu hồi đất sản xuất mà họ còn bị thu hồi đất thổ cư, chính vì vậy sau THĐ đời sống của họ bị thay đổi tương đối lớn. Do vậy để khắc phục những khó khăn của họ sau THĐ cần phải phối hợp thực hiện các giải pháp sau:
- Hỗ trợ và ổn định cho các hộ ở nơi tái định cư, ưu tiên tạo quỹ đất tái định cư ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn ở nơi cũ, có thể phát triển các ngành nghề kinh doanh phi nơng nghiệp.
+ Cần có giải pháp giải quyết việc làm cho các lao động khi họ đến nơi định cư mới.
+ Tiến hành giao đất tại những vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (theo thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 2/8/2006).
- Hướng dẫn các hộ sử dụng tiền đền bù sao cho hiệu quả và hợp lý, bởi hầu hết các hộ thuộc nhóm này sau THĐ họ chưa có định hướng dùng tiền bồi thường nhận được đầu tư vào đâu, do vậy đại đa số họ đều gửi ngân hàng cho
nên để khắc phục tình trạng này cần phải hướng dẫn họ sử dùng tiền vào đầu tư, phát triển các nghề mới có khả năng tạo việc làm và thu nhập ổn định, lâu dài.
- Đào tạo nghề theo khả năng đồng thời hỗ trợ việc làm cho những lao động sau THĐ thông qua việc thành lập quỹ hộ trợ việc làm cho lao