Chính sách đền bù hỗ trợ và tình hình sử dụng tiền đền bù của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc làm của người lao động trong những hộ bị thu hồi đất tại một số xã thuộc khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.2.Chính sách đền bù hỗ trợ và tình hình sử dụng tiền đền bù của các

điều tra sau thu hồi đất

3.3.2.1. Chính sách đền bù hỗ trợ sau thu hồi đất

Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng đô thị bên cạnh những mặt tích cực thì cũng xuất hiện nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Một trong những vấn đề nan giải đó là vấn đề việc làm cho những lao động trong hộ bị thu hồi đất. Chính vì vậy mà sau khi thu hồi đất huyện Yên Phong cũng có chính sách đền bù và hỗ trợ việc làm cho người lao động, giúp họ mau chóng ổn định cuộc sống.

Về việc đền bù sau khi thu hồi đất: Căn cứ theo quyết định 171 về bồi thường và hỗ trợ sau thu hồi đất của UBND tỉnh năm 2009 và căn cứ vào tình hình hỗ trợ riêng của huyện Yên Phong [16]. Trong giai đoạn năm 2010 - 2011 với đất nông nghiệp huyện đền bù tổng cộng 194.000/1m2 cho diện tích đât 2 lúa (trong đó đền bù đất nơng nghiệp sử dụng lâu dài là 50.000đ/m2, đền bù hoa màu 9000đ/m2

, hỗ trợ ổn định 10.000đ/m2, hỗ trợ chuyển đổi 125.000đ/m2

), mức đền bù cho đất thổ cư là 910.000đ/m2, đất vườn tạp là 250.000đ/m2 (đối với những hộ phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ, nếu các hộ chưa có chỗ ở mới thì trong thời gian chờ sẽ được hỗ trợ thêm 1.000.000đ/tháng, thời gian tối đa là 9 tháng). Ngồi ra huyện cịn hỗ trợ 3 tháng gạo theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi trên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ một khẩu đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

Về việc hỗ trợ việc làm: Mỗi lao động trong độ tuổi được huyện hỗ trợ 1500000 đồng, còn lao động ngoài độ tuổi được hỗ trợ 1000000 đồng để chuyển đổi nghề nghiệp. Trong 2 năm 2010 và 2011 huyện mở được ba lớp dạy nghề, trong đó có hai may cơng nghiệp và một lớp dạy làm mộc cho lao động. Ba lớp dạy nghề này thu hút được hơn 180 lao động tham gia. Sau khi học nghề xong thì các lao động phải tự đi tìm kiếm việc làm chứ huyện khơng giúp đỡ hay giới thiệu việc làm cho.

Việc đền bù và hỗ trợ việc làm trên cũng đã giúp ích được một phần cho vấn đề chuyển việc làm của người lao động. Nhưng đa số các lao động đều cho rằng việc đền bù và hỗ trợ trên là thấp, không đủ để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp.

Hộp thoại 1: Đền bù thấp

Mức đền bù mà gia đình được nhận khi mất ruộng là chưa đáp ứng yêu cầu để tạo công việc, việc làm ổn định sau khi mất ruộng. Khoản đền bù và hỗ trợ việc làm thấp không đủ cho việc học và xin việc làm mới.

Bác Nguyễn Thị Đôi (51 tuổi) – Thôn Ngô Xá - Xã Long Châu – Huyện Yên Phong

Hiện tại tiền đền bù và hỗ trợ bằng tiền mặt. Tiền đền bù và hỗ trợ quá thấp khơng thể tìm kiếm ngành nghề ổn định. Tôi mong muốn được hỗ trợ một cơng ăn việc làm có tính chất ổn định.

Anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi ) – Thôn Chi Long – xã Long Châu – Huyện Yên Phong

Huyện chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề cho người lao động: chất lượng cũng như nhu cầu của từng loại lao động cũng khơng được quan tâm. Vì vậy mà lớp dạy nghề chưa đa dạng, số lượng lớp ít, học viên học nghề xong đa số cũng không xin được việc.

Huyện tuy mở lớp dạy nghề nhưng chưa quan tâm đến chất lượng cũng như nhu cầu của từng loại độ tuổi, lao động nam hay nữ. Chính vì vậy mà lớp dậy nghề chưa đa dạng, và chỉ thu hút được lao động nữ tham gia. Chất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lượng của lớp cũng không được quan tâm, học viên học nghề xong đa số cũng vẫn không xin được việc.

Như vậy: Việc đền bù và hỗ trợ việc làm khi thu hồi đất vẫn chưa thực sự thỏa đáng, và chưa giúp ích nhiều cho vấn đề chuyển đổi việc làm của người lao động.

3.3.2.2. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ dân sau THĐ

Sau THĐ các hộ đều có được một khoản tiền đền bù khơng nhỏ, đây có thể là một cơ hội tốt giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý thì nó lại có tác dụng ngược lại và đây cũng là một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết kịp thời hiện nay. Để thấy được thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất ta đi xem xét và phân tích bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ 1(n=150) Nhóm hộ 2(n=30) Hộ có DT thu hồi <50% (n=60) Hộ có DT thu hồi ≥50% (n=90) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Xây dựng nhà ở 11 18,33 17 18,89 12 40,00 Gửi tiết kiệm 20 33,33 25 27,78 5 16,67 Đầu tư SXKD,

DV tạo việc làm 16 26,67 32 35,56 10 33,33 Chi tiêu khác 13 21,67 16 17,77 3 10,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2012)

Qua bảng số liệu điều tra ta có thể thấy được những vấn đề nổi bật sau: Phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù đều chi tiêu vào nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên trong quá trình điều tra chúng ta chỉ đề cập tới chi tiêu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính trong số tiền mà hộ được nhận. Qua nghiên cứu thì tuỳ vào từng tính chất của các nhóm hộ mà việc sử dụng tiền đền bù khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì sau khi nhận được tiền đền bù thì các hộ chủ yếu là gửi tiết kiệm (chiếm 33,33% số hộ), trong khi đó chỉ có 16 hộ (chiếm 26,67%) tập trung sử dụng số tiền này vào đầu tư sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô chăn nuôi, ngành nghề sản xuất kinh doanh sẵn có và kinh doanh dịch vụ phục vụ cơng nhân trong khu cơng nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ hộ dùng để cho chi tiêu khác (như sắm sửa đồ đạc, chi tiêu cho con cái học hành…) và xây dựng nhà ở cũng có tỷ lệ cao là 21,67% và 18,33%. Như vậy ở nhóm hộ này thì các hộ cũng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng tỷ lệ mà hộ chọn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thì chỉ được 16 hộ thực hiện trong tổng số 60 hộ điều tra. Vì vậy đây là một vấn đề đặt ra cho các hộ cũng như cho các cấp chính quyền định hướng trong việc sử dụng tiền đền bù sao cho hiệu quả và tự giải quyết việc làm tạo thu nhập ổn định và lâu dài.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nơng nghiệp thì sau khi nhận được số tiền đền bù thì các hộ chủ yếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tỷ lệ này chiếm 35,56%. Trong tỷ lệ này thì chủ yếu các hộ tập trung vào kinh doanh dịch vụ hàng tạp hóa, qn ăn, nhà trọ cho cơng nhân thuê.., chỉ một số hộ cịn diện tích đất nơng nghiệp là đầu tư vào mục đích đầu tư sản xuất nông nghiệp nhưng khơng có định hướng của chính quyền nên quy mơ cịn nhỏ, một số đầu tư vào làm dịch vụ kinh doanh vận tải nhưng tỷ lệ này cịn hạn chế. Trong khi đó tỷ lệ hộ dùng tiền đền bù để gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ lệ cao, chiếm 27,78% tổng số hộ. Còn hai lĩnh vực khác là xây nhà và chi tiêu khác chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau khi chiếm tỷ lệ lần lượt là 18,89% và 17,77%. So với nhóm hộ trên thì nhóm hộ này mục đích sử dụng tiền đền bù có xu hướng đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tìm kiếm việc làm là cao hơn.

Đối với nhóm 2 là nhóm bị thu hồi tổng hợp cả 3 loại đất thì qua kết quả điều tra 30 hộ cho thấy phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu tập trung xây dựng lại nhà cửa, tỷ lệ 40,00% tổng số hộ, sở dĩ các hộ tập trung vào xây dựng lại nhà cử là do nhóm hộ này ngồi diện tích đất nơng nghiệp và đất vườn tạp, họ còn bị thu hồi cả dất thổ cư nên sẽ ảnh hưởng tói các cơng trình nhà ở nên sau THĐ họ thường tập trung xây dựng lại để ổn định chỗ ở. Những hộ khơng phải xây dựng lại nhà ở thì hộ tập trung vào sản xuất kinh doanh, tỷ lệ này chiếm 33,33%. Điều này cho thấy nhóm hộ này cũng có xu hướng đầu tư sản xuất kinh doanh để tự mình tạo ra việc làm mới ổn định hơn.

Hình 3.1: Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra

Như vậy, qua phân tích bảng trên ta có thể thấy được một thực tế đó là sau THĐ mục đích sử dụng số tiền đền bù ở mỗi hộ và mỗi nhóm hộ là khác nhau, song có một điểm chung là tỷ lệ các hộ đầu tư sản xuất kinh doanh ở các nhóm hộ chiếm tỷ lệ khá cao, đây là một tín hiệu đáng mừng khi các hộ biết sử dụng tiền đền bù cho mục đích giải quyết lao động của hộ và xoay vòng đồng vốn. Tuy nhiên so với tồn bộ các mục đích sử dụng khác thì nó svẫn cịn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là một khó khăn lớn cần giải quyết ngay,

Nhóm hộ Tỷ lệ %

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bởi khi tiền bồi thường hết mà các lao động khơng có việc làm, khơng có trình độ CMKT thì nguy cơ dẫn đến đói nghèo là rất lớn. Chính vì vậy, để giải quyết, tháo gỡ vấn đề này các cấp chính quyền cần phải quan tâm tới cơng tác hướng nghề cho người dân, tư vấn cho họ sử dụng tiền đền bù sao cho có hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài nhằm ổn định cuộc sống và dần nâng cao thu nhập cho họ sau THĐ.

3.4. Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trong hộ bị thu hồi đất

3.4.1. Mô tả chung về lao động của những hộ điều tra

Nhìn chung trong những năm gần đây lực lượng lao động ở các nhóm hộ nghiên cứu trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn nhân khẩu trong các nhóm đều thuộc vào lực lượng lao động chính (theo số liệu điều tra hộ thì trong nhóm 1, các hộ có diện tích đất thu hồi <50% diện tích đất nơng nghiệp trong tổng số 235 nhân khẩu thì lao động chính chiếm 168 nhân khẩu, nhóm hộ có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi >= 50% lao động chính là 250 nhân khẩu trong tổng số 360 nhân khẩu và của nhóm hộ 2 là 80 lao động chính trong tổng số 117 nhân khẩu), đây là một nguồn lực phát triển tiềm năng bởi với lực lượng lao động dồi dào nó sẽ nguồn lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó lại là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho họ, bởi sau khi bị THĐ thì rất nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm hoặc khơng tìm được việc làm ổn định. Hơn nữa, trong những năm tới số lao động chuẩn bị bước vào độ tuổi khá cao trong khi diện tích sản xuất nơng nghiệp ngày càng có xu hướng giảm lại càng tạo ra sức ép lớn trong khâu giải quyết lao động dư thừa hiện tại. Đặc biệt đối với các hộ trong diện THĐ trên địa bàn hai xã Yên Trung và Long Châu, đây là những xã với số đơng dân số cịn phụ thuộc vào nghề nông nghiệp. Do vậy, để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho lao động sau THĐ thì vấn đề đặt ra là làm sao đưa ra được hướng giải quyết việc làm một cách hợp lý nhằm ổn định và nâng cao thu nhập, góp phần ổn định

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống của người dân sau THĐ. Tuy nhiên, để đưa ra được những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, thì trước tiên các cấp chính quyền địa phương phải dự đoán được bao nhiêu lao động chuẩn bị bước vào tuổi lao động và bao nhiêu người đang chuẩn bị qua độ tuổi lao động để có hướng giải quyết kịp thời.

3.4.1.1. Tình hình độ tuổi lao động của các nhóm hộ

Độ tuổi lao động là một trong những nhân tố phản ánh được chất lượng và tiềm năng lao động của các hộ. Để thấy được rõ tiềm năng lao động ở các nhóm hộ nghiên cứu ta đi phân tích bảng 3.8.

Qua kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.8 ta có thể thấy:

Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động ở các nhóm hộ đều chiếm đa số, cụ thể:

Đối với nhóm bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nơng nghiệp thì qua kết quả điều tra 60 hộ với tổng số 235 nhân khẩu thì số lao động tuổi từ 15- 60 chiếm tới 78,29% tổng số nhân khẩu. Đặc biệt trong nhóm này tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 26 – 60 tuổi chiếm tới 49,36% tổng số nhân khẩu đây là một vấn đề khó khăn lớn đối với việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề của các hộ sau THĐ. Bởi vì, ở lứa tuổi này họ khó có thể tham gia vào các lớp đào tạo cũng như khó có thể thích nghi với môi trường làm việc mới do vậy nếu khơng có giải pháp tạo việc làm tại chỗ cho họ thì họ rất dễ rơi vào cảnh thất nghiệp thiếu việc sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ các xây dựng KCN. Bên cạnh đó, số nhân khẩu dưới 15 tuổi tức là lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao chiếm 12,34% tổng số nhân khẩu.Đây chính là một cơ hội đồng thời cũng là một khó khăn lớn đối với việc giải quyết việc làm cho các lao động khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi, hơn nữa các đối tượng lao động tuổi từ 18 - 44 tuổi chiếm rất đông (55,32%), đây là lực lượng lao động chính tạo thu nhập ở các hộ, đồng thời hiện tại họ cũng là những người chịu áp lực nhiều nhất về việc làm sau khi tư liệu sản xuất của họ bị thu hồi.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=150)

Nhóm hộ 2 (n=30) Hộ có DT thu hồi < 50% (n=60) Hộ có DT thu hồi ≥ 50% (n=90)

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số nhân khẩu 235 100,00 360 100,00 117 100,00 Dưới 15 tuổi 29 12,34 42 11,67 12 10,26 15 – 17 tuổi 16 6,80 33 9,16 16 13,68 18 – 25 tuổi 52 22,13 78 21,67 22 18,80 26 – 44 tuổi 78 33,19 108 30,00 35 29,91 45 – 60 tuổi 38 16,17 64 17,78 23 19,66 Trên 60 tuổi 22 9,36 35 9,72 9 7,69

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với nhóm bị thu hồi trên 50% diện tích đất nơng nghiệp thì qua kết quả điều tra 90 hộ cho thấy, phần đông số nhân khẩu tập trung ở độ tuổi từ 15 đến 60, trong đó chiếm số đơng là số nhân khẩu từ 26 – 60 chiếm 47,78% tổng số lao động. Đây là lực lượng chính trong việc tạo thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho các hộ, song do ở độ tuổi này các lao động rất khó tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đồng thời do tuổi tác nên họ rất khó chuyển đổi nghề và khả năng tìm kiếm việc làm, thích nghi với mơi trường làm việc mới cịn khó khăn. Chính vì vậy, phải có giải pháp phù hợp để tạo việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lơi cho họ chuyển đổi nghề. Hơn nữa, lực lượng chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc làm của người lao động trong những hộ bị thu hồi đất tại một số xã thuộc khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)