Khái quát về tình hình nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến quá trình tạo phoi và chất lượng bề mặt khi phay thép SUS 304 (Trang 25 - 27)

E. Kuram và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng một số loại dầu thực vật (VBCFs) khi phay thép khơng gỉ AISI 8640 bằng dụng cụ cắt ceramic đến lực cắt, nhám bề mặt và mịn dụng cụ cắt. Kết quả thấy rằng, dầu thực vật thêm phụ gia tăng áp SCF II 8%EP (Sunflower cutting fluid) và CCF 8%EP (Canola cutting fluid) mang lại hiệu quả hơn hẳn so với dung dịch trơn nguội emuxil.[8]

Nikhil Ranjan Dhar và các cơng sự nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bơi trơn làm nguội tối thiểu (MQL) đến mịn dao, nhám bề mặt, độ chính xác kích thước khi tiện thép AISI 4340 sử dụng mảnh dao ISO P30. Kết quả cho thấy MQL mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nhiệt độ tại vùng tiếp xúc dao – phoi và đặc biệt cĩ hiệu quả với vận tốc cắt và lượng chạy dao thấp. MQL giảm

được đáng kể độ mịn lưỡi cắt và giá trị nhám bề mặt so với khi cắt khơ và tưới tràn.[9-10]

R.A.Mahdavinejad and Saeedy đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế đơ cơng nghệ đến lượng mịn dao, nhám bề mặt khi tiện thép SUS 304, dụng cụ cắt phủ TiC. Kết quả cho thấy, lượng mịn của dao chịu ảnh hưởng rất lớn của vận tốc cắt, lượng mịn của dao giảm khi tăng vận tốc cắt. Nguyên nhân chính dẫn đến mịn dao là do sự truyền nhiệt kém hiệu quả của SUS 304, hình dáng và kích thước của phoi. Nhám bề mặt chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng chạy dao, do vậy nhám bề mặt cĩ thể được cải thiện khi giảm lượng chạy dao và tăng tốc độ cắt. Ở vận tốc cắt cao và lượng chạy dao nhỏ, khối lẹo dao giảm làm lực cắt và rung động giảm. Tác giả cũng khẳng định, bơi trơn theo phương pháp tưới tràn hiệu quả hơn so với gia cơng khơ.[12]

Ihsan Korkut, Ulvi Seker đã nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt đến nhám bề mặt và lượng mịn dao khi tiện thép khơng gỉ sử dụng vật liệu dụng cụ cắt là ceramic trong điều kiện cắt khơ. Tác giả xác định rằng, vận tốc cắt tối ưu đồng thời cho hai chỉ tiêu trên là 180 m/ph.[13]

K.A Abou – El – Hossein và các cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng mảnh dao cĩ thơng số hình học được cải tiến để gia cơng thép khơng gỉ SUS 304. Kết quả đã nâng cao rõ rệt tuổi bền của mảnh dao. [17]

Lớp phủ TiN trên thép giĩ và HKC cac-bit Vonfram rất cĩ hiệu quả trong kéo dài tuổi bền dao khi gia cơng thép khơng gỉ. Lớp phủ TiN cĩ hệ số ma sát thấp và chịu mài mịn thấp và chịu mài mịn tốt ở nhiệt độ cao, điều này giúp nĩ đặc biệt cĩ hiệu quả khi dùng gia cơng ở tốc độ trung bình. Lớp phủ TiCN cĩ hiệu quả hơn TiN trên dụng cụ cắt trong gia cơng thép khơng gỉ mactenxit. Lớp phủ TiCN cĩ độ cứng và độ dai cao hơn lớp phủ TiN. Các lớp phủ nhiều lớp bởi

các lớp vật liệu khác nhau cĩ kích thước cực mỏng (50/1.000.000 in) tạo ra ít hư hỏng bên trong, nâng cao khả năng làm việc dựa trên các tính chất kết hợp của mỗi lớp phủ. Phủ bằng TiAlN nâng cao nhiệt độ oxy hĩa của lớp bề mặt được phủ nhiều lớp làm nĩ phủ hợp với các quá trình gia cơng ở tốc độ cao. Sự kết hợp của các loại lớp phủ này được tích hợp để nâng cao hiệu quả - chi phí trong gia cơng thép khơng gỉ.[1]

Qua các nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố như chế độ bơi trơn, vật liệu dụng cụ cắt, chế độ cắt... đến các chỉ tiêu tính gia cơng của vật liệu thép khơng gỉ. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên cũng cĩ các hạn chế sau:

- Việc xác định chế độ cắt tối ưu ứng với từng điều kiện gia cơng cụ thể. - Chưa xác định rõ ảnh hưởng của chế độ cắt đến sự thay đổi cấu trúc tế vi bề mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến quá trình tạo phoi và chất lượng bề mặt khi phay thép SUS 304 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)