Tích hợp giáo dục cách phòng tránh bệnh và tật di truyền

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 36 - 94)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Tích hợp giáo dục cách phòng tránh bệnh và tật di truyền

GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền đã và đang được xã hội quan tâm , nhưng chúng ta không xây dựng thành một môn học riêng mà được tích hợp vào chương trình môn Sinh học. Trên thực tế, hiệu quả của việc GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền chưa cao nên đã xảy ra tình trạng kết quả của nhiều cuộc hôn nhân là sinh ra những đứa trẻ bị mắc bệnh, dị tật bẩm sinh. Khám sức khỏe tiền hôn nhân và sàng lọc trước khi sinh là hai biện pháp hữu hiệu nhất để làm hạn chế sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh và tật di truyền.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì phần lớn những thanh niên trong độ tuổi 20- 30 đến khám tại các phòng khám chuyên khoa không có khái niệm về khám bệnh trước khi tiến tới hôn nhân. Họ tìm đến dịch vụ y tế chỉ vì đã mắc bệnh phụ khoa. Theo TS. Nguyễn Viết Tiến có rất nhiều chị em bị bệnh đường sinh dục nhưng không có biểu hiện bên ngoài như dị tật âm đạo, tử cung, buồng trứng, vòi trứng…nên những phụ nữ này cũng cần được thầy thuốc phụ khoa kiểm tra đánh giá một lần trước khi kết hôn. Đối với nam giới việc khám sức khỏe trước khi kết hôn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khả năng sinh sản của nam giới được chứng tỏ tiềm năng sinh sản qua khám 2 tinh hoàn và những biểu hiện của sự phát triển tính dục.

Cố GS. Trịnh Văn Bảo, Trưởng bộ môn Y sinh học- di truyền, ĐH Y Hà Nội, cũng đã liệt kê ra hàng loạt bệnh di truyền nghiêm trọng như bệnh tâm thần, hội chứng bệnh Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư…, bệnh lây nhiễm (HIV/AIDS, lậu, giang mai, phong và các bệnh lây khác có ảnh hưởng đến hôn nhân và sinh sản), bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, bệnh cuồng loạn và các bệnh tâm thần thể nặng khác) và một số bệnh khác (bao gồm các bệnh tim mạch, gan, phổi, thận gây ảnh hưởng đến hôn nhân và sinh sản, tiểu đường…).

Khám sức khỏe trước khi kết hôn chưa phải là điều kiện bắt buộc cho một cuộc hôn nhân nên nhiều cặp đôi chưa nghĩ đến nó. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì nếu muốn sinh ra những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh những ông bố, bà mẹ trẻ khi có quyết định sinh con nên nghĩ đến việc kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sức khỏe cho cả hai. Vì động tác này có thể loại bỏ được nhiều sự cố không mong muốn ở đứa trẻ sẽ sinh ra.

Từ thực trạng trên cho thấy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa và nâng cao hiệu quả GD sức khỏe di truyền cho HS [9].

- Mục đích của GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền trong môn Sinh học 12 là:

+ Giúp cho HS có được những hiểu biết khái quát về các bệnh tật di truyền ở người, cũng như những vấn đề liên quan đến cách phòng và tránh bệnh, tật di truyền.

+ Giúp cho HS nhận thức được mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố y tế, kinh tế- xã hội, chính trị văn hóa … tới bệnh tật di truyền.

+ Giúp cho HS hiểu được vai trò và sự tác động của con người tới việc phòng tránh bệnh tật di truyền như thế nào.

- Các nguyên tắc đưa kiến thức GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền vào nội dung bài học.

+ Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền.

+ Khai thác nội dung GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan tùy tiện, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

+ Phát huy tính tích cực của HS và vốn sống của các em. Các kiến thức GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền đưa vào bài phải phản ánh được mối quan hệ giữa Di truyền học người và cách phòng tránh bệnh và tật di truyền.Thực trạng về bệnh tật di truyền đang diễn ra hàng ngày trên cả nước, tại địa phương, giúp cho HS thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc cần phải có hành vi phòng tránh bệnh và tật di truyền để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và xã hội.

- Các bước chuẩn bị bài học tích hợp GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền trong bài học.

+ Phân tích logic nội dung bài học, lựa chọn kiến thức GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền phù hợp với nội dung trong bài và các mức độ cụ thể.

+ Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu giảng dạy tích hợp GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền.

+ Thiết kế giáo án cụ thể theo hướng tích hợp GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền trong nội dung bài học.

+ Giảng dạy theo PP đã đề ra.

+ Kiểm tra, đánh giá, gạn lọc giá trị.

- Chương V “Di truyền học người” (Sinh học 12 cơ bản) có nhiều tiềm năng giáo dục cách phòng tránh bệnh và tật di truyền. Khi dạy kiến thức chương này, GV có thể tích hợp GD cách phòng tránh bệnh tật di truyền giúp các em có kiến thức và những hiểu biết về bệnh và tật di truyền ở người cũng như trang bị các kĩ năng sống, có niềm tin vững bước vào cuộc sống sau này [9].

Bảng 2.1. Tiềm năng tích hợp GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền chƣơng “Di truyền học ngƣời” Sinh học 12 cơ bản

STT Tên Bài Địa chỉ

tích hợp Nội dung GD cách phòng tránh bệnh và tật di truyền Mức độ tích hợp 1 Bài 21 Di truyền y học Cả bài - Giới thiệu một số bệnh do đột biến gen, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST. - GD cho HS cách phòng tránh từng bệnh và tật đó. Liên hệ 2 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học Cả bài

- Giới thiệu gánh nặng di truyền. Một số biện pháp hạn chế bớt gánh nặng di truyền

- Di truyền y học với bệnh AIDS. - GD cho HS vận dụng kiến thức để tư vấn cách phòng tránh bệnh và tật di truyền cho người khác.

Liên hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng

Sinh học là một môn học có liên hệ mật thiết với Khoa học Môi trường. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là sinh vật ở các cấp độ tổ chức sống khác nhau: trong khi đó, sinh vật là một trong các nhân tố cấu thành môi trường, đồng thời, sinh vật và các yếu tố khác như đất, nước,… và không khí là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Môi trường. Các hoạt động của các yếu tố tự nhiên trong môi trường dựa trên cơ sở các nguyên lí sinh thái của Sinh thái học, đây là một phân môn của Sinh học. Rõ ràng, trong nội dung Sinh học có liên quan rất nhiều đến nội dung về môi trường, vì vậy tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là rất thuận lợi [1].

- Mục đích của GDMT

+ Giúp cho HS có được những hiểu biết khái quát về MT nơi họ sống,

cũng như những vấn đề MT liên quan trong khu vực và toàn cầu.

+ Giúp cho HS nhận thức được mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố kinh tế- xã hội, chính trị văn hóa … tới MT.

+ Giúp cho HS hiểu được vai trò và sự tác động của con người tới toàn bộ MT như thế nào, đặc biệt là nguy cơ do khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ GD những thái độ tích cực, các giá trị, kỹ năng làm cho mọi HS tự giác cam kết bảo vệ và phát triển bền vững MT và biết cách thực hiện những cam kết đó.

- Các nguyên tắc đưa kiến thức GDMT vào nội dung bài học

+ Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài GDMT.

+ Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan tùy tiện, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

+ Phát huy tính tích cực của HS và vốn sống của các em, tận dụng mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề về môi trường. Các kiến thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GDMT đưa vào bài phải phản ánh được mối quan hệ giữa Sinh thái học và bảo vệ môi trường, thực trạng về môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng ngày trên cả nước, tại địa phương và chính tại gia đình các em hiện nay, giúp cho HS thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc cần phải có hành vi Bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và xã hội.

- Các bước chuẩn bị bài học tích hợp GDMT

+ Phân tích nội dung STH theo logic CT – HT làm cơ sở xác định giá trị của tri thức về MT tích hợp trong nội dung STH.

+ Chuẩn bị các phương tiện và tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

+ Phát triển các tài liệu giảng dạy và tiến trình bài học để các tri thức về sự kiện, khái niệm, quy luật sinh thái và giá trị BVMT tích hợp trong đó trở thành giá trị riêng của mỗi HS qua học tập bộ môn.

- Phần bảy “Sinh thái học” (Sinh học 12 cơ bản) có nhiều tiềm năng giáo dục BVMT. Khi dạy kiến thức chương này, GV có thể tích hợp GD BVMT giúp các em có thái độ, rèn luyện kĩ năng BVMT, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hình thành mô hình mới về cách ứng xử của các cá nhân, cộng đồng và xã hội về MT, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bảng 2.2. Tiềm năng tích hợp GD BVMT phần bảy “Sinh thái học” Sinh học 12 cơ bản

STT Tên Bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GD BVMT tích hợp Mức độ

1 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái I.Môi trường sống và các nhân tố sinh thái III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

- Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong môi trường sống tới đời sống sinh vật, con người có ảnh hưởng lớn.

- Rèn kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây

Lồng ghép Liên hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

2 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

- Rèn thói quen nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh quá mức. Lồng ghép 3 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Cả bài - Ứng dụng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo sự phát triển của quần thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lồng ghép 4 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) Cả bài

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuốc sống.

- Phân tích và đề xuất biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.

Lồng ghép 5 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật Cả bài - Giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp. Khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo độ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

Lồng ghép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

- Rèn kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. Lồng ghép Liên hệ 7 Bài 41: Diễn thế sinh thái IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.

Lồng ghép 8 Bài 42: Hệ sinh thái II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất

- Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, giữ cân bằng trong hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. - Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo.

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Lồng ghép Liên hệ 9 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Cả bài

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và động vật, thực vật. Liên hệ 10 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Cả bài

- Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng tăng(do hô hấp, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải,

Lồng ghép Liên hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

núi lửa...) gây thêm nhiều thiên tai trên Trái Đất.

- Bảo vệ môi trường không khí , đất, nước, trồng cây xanh, giảm lượng khí thải vào môi trường.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nước sạch. 11 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và sử dụng hợp lí hệ sinh thái.

Lồng ghép Liên hệ

2.2.3. Tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp

Hướng nghiệp cho HS phổ thông là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó các GV dạy môn “hướng nghiệp - dạy nghề’’ chỉ dạy nghề chứ chưa thực sự hướng nghiệp. Các GV dạy bộ môn này chưa được trang bị những kỹ năng để hướng nghiệp mà chủ yếu truyền cho HS bằng kinh nghiệm của mình. Mục đích chung của hướng nghiệp là hình thành cho lứa tuổi trẻ năng lực tự định hướng nghề phù hợp với những đặc điểm nhân cách cá nhân và nhu cầu phân bố nhân lực của hoạt động xã hội. Thực hiện được mục đích nêu trên, hướng nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, điều chỉnh nguồn gốc sự phân luồng nguồn lao động dự trữ trên bình diện cả nước [6].

- Mục đích của hướng nghiệp là giúp cho HS có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có định hướng đúng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động xã hội và năng lực, sở trường của bản thân [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các nguyên tắc đưa kiến thức GD hướng nghiệp vào nội dung bài học

+ Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài GD hướng nghiệp.

+ Khai thác nội dung GD hướng nghiệp có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan tùy tiện, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

+ Phát huy tính tích cực của HS và vốn sống của các em. Thực trạng về hướng nghiệp dạy nghề đang diễn ra hàng ngày trên cả nước, tại địa phương, giúp cho HS thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bước chuẩn bị bài học tích hợp GD hướng nghiệp

+ Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu GD hướng nghiệp trong bài học. + Phân tích nội dung bài học, lựa chọn kiến thức GD hướng nghiệp phù

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 36 - 94)