Phân tích nội dung chương trình Sinh học 12

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 30 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Phân tích nội dung chương trình Sinh học 12

SGK Sinh học 12 cơ bản củng cố, tiếp nối và phát triển kiến thức sinh học ở lớp dưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần Năm. Di truyền học. Đề cập tới bản chất, hiện tượng di truyền ở

các cấp độ tổ chức sống: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể và ứng dụng của di truyền học đối với sản xuất, y học và đời sống con người.

Chƣơng I: Cơ chế di truyền và biến dị

Trình bày về các cấu trúc của hiện tượng di truyền là gen, NST, các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là tự sao, phiên mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen; các hiện tượng đột biến gen, đột biến NST.

Sau khi học xong chương này HS có thể hiểu được những gì cơ bản nhất về gen, cơ chế sao chép và nhân đôi của chúng qua các thế hệ, hiểu được nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của đột biến gen và đột biến NST; so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau về nhân đôi ADN, điều hòa hoạt động của gen giữa sinh vật nhân sơ và nhân thực; có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây đột biến gen, NST.

Chƣơng II: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền

Đề cập về hiện tượng di truyền diễn ra theo xu hướng tất yếu - từ quy luật di truyền trong nhân tế bào đến quy luật di truyền trong tế bào chất; từ di truyền các tính trạng do gen trên NST thường quy định đến di truyền các tính trạng do gen trên NST giới tính quy định.

Sau khi học xong chương này HS nắm được nội dung và cơ sở tế bào học của các hiện tượng di truyền, biết cách làm bài tập liên quan đến các quy luật di truyền, hiểu được môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự biểu hiện ra bên ngoài của gen từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Chƣơng III: Di truyền học quần thể

Giới thiệu về các đặc trưng di truyền của quần thể, cấu trúc di truyền của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên.

Sau khi học xong chương này HS biết thế nào là quần thể, tần số tương đối của alen và kiểu gen; nêu được những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền, trình bày được nội dung, ý nghĩa định luật Hacdi - Vanbec.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng IV: Ứng dụng di truyền học

Nêu lên những phương pháp chọn giống vật nuôi và cây trồng, vai trò của chọn giống đối với đời sống và sản xuất; các phương pháp và biện pháp tạo giống, đặc biệt tạo giống bằng công nghệ tế bào và công nghệ gen.

Sau khi học xong chương này HS biết một số phương pháp chọn tạo giống cơ bản như: chọn giống từ đột biến tổ hợp, tạo giống bằng PP gây đột biến, tạo giống bằng công nghệ tế bào, tạo giống bằng công nghệ gen; từ đó phân biệt được nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo, các PP chọn giống thực vật bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào, so sánh PP cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật giống và khác nhau như thế nào.

Chƣơng V: Di truyền học ngƣời

Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu di truyền người; bệnh di truyền phân tử, bệnh liên quan đến đột biến NST, bệnh ung thư. Vấn đề bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.

Sau khi học xong chương này HS thấy được những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu di truyền người, biết được một số PP nghiên cứu di truyền người, biết được những kiến thức cơ bản về nền tảng sinh học dẫn đến sự hình thành cơ thể do đó chúng ta có thể hiểu tốt hơn, sâu hơn về quá trình sinh bệnh. Trong nhiều trường hợp những hiểu biết này có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giúp cho việc điều trị chúng trở nên hiệu quả hơn, từ đó khẳng định thêm tại sao phải bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm đất, nước, không khí, thực hiện an toàn thực phẩm,.. đặc biệt là tích cực đấu tranh vì hòa bình, chống thảm họa do chiến tranh hạt nhân gây nên.

Phần Sáu. Tiến hóa. gồm 2 chương, đó là: Bằng chứng và cơ chế tiến

hóa, Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Chƣơng I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

- Cung cấp những bằng chứng gián tiếp về quá trình phát triển của sinh vật- bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh vật học so sánh, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trình bày những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Lacmac, của Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hợp.

- Đề cập tới vai trò của các quá trình đột biến, quá trình giao phối, di nhập gen, tác động chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hóa nhỏ: vai trò của các nhân tố đó đối với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài.

- Nêu lên sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại nhằm làm sáng tỏ giới tự nhiên ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển từ một nguồn gốc chung, tiến hóa theo chiều hướng đa dạng, phong phú, tổ chức cao, thích nghi hợp lí.

Chƣơng II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

- Đề cập tới quá trình phát sinh, phát triển của sinh giới qua các đại địa chất- đó chính là tài liệu trực tiếp về quá trình phát triển của sinh vật( bằng chứng cổ sinh vật học), trong đó cung cấp tài liệu cho thấy loài người phát sinh từ vượn người hóa thạch trong những điều kiện lịch sử nhất định dưới tác dụng của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Sự xuất hiện xã hội loài người đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng trong quá trình phát triển của sự sống trên trái đất.

Phần Bảy. Sinh thái học: Chương trình giới thiệu một cách tổng quát

các mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật, thể hiện ở các cấp độ tổ chức sống khác nhau.

Chƣơng I: Cá thể và quần thể sinh vật

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể sinh vật và môi trường sống nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động, cấu tạo của cơ thể với môi trường để có thể tồn tại và phát triển – đó là đặc điểm thích nghi. Ngoài ra còn nghiên cứu quy luật tác động của những yếu tố môi trường đối với sinh vật và tác động của sinh vật với môi trường.

Ngoài ra còn nghiên cứu quy luật tác động của những yếu tố môi trường đối với sinh vật và tác động của sinh vật với môi trường. nội dung cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Môi trường và các nhân tố sinh thái

+ Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật

+ Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

+ Phản ứng của sinh vật đối với sự tác động của nhân tố sinh thái - sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống về hoạt động và cấu tạo cơ thể.

- Quần thể sinh vật: Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển của quần thể thông qua mối quan hệ giữa quần thể và môi trường sống trong những điều kiện cụ thể. Đó là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, giữa cấu trúc đặc trưng của quần thể với lối sống, phương thức sử dụng nguồn sống, phương thức sinh sản, phát tán để có số lượng cá thể thích hợp, những dạng biến động số lượng nhất định qua tác động giữa quần thể và môi trường. Nội dung cụ thể:

+ Khái niệm quần thể, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. + Đặc trưng cơ bản của quần thể

+ Sự biến động số lượng các thể của quần thể. + Mối quan hệ giữa quần thể và ngoại cảnh.

Sau khi học xong chương này, HS biết được thế nào là môi trường, các loại nhân tố sinh thái và các nhân tố sinh thái đó có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của sinh vật, giải thích được tại sao trong rừng lại có sự phân tầng và màu sắc có ý nghĩa sinh học như thế nào đối với động vật, thế nào là quần thể sinh vật, các cá thể trong quần thể có quan hệ với nhau như thế nào, những đặc trưng cơ bản của quần thể, biết được khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể, các dạng biến động và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể, từ đó HS có thể giải thích được tại sao trong tự nhiên lại có sự biến động về số lượng các cá thể trong quần thể, những kiến thức này nếu được áp dụng trong việc nuôi trồng một cách hợp lí sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Chƣơng II: Quần xã sinh vật

- Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển quần xã qua mối quan hệ tương hỗ giữa những cá thể thuộc những loài khác nhau và giữa những nhóm cá thể khác nhau với môi trường, từ đó gây ra sự biến động của quần xã. Nội dung gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã. + Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

+ Mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. + Diễn thế sinh thái.

Sau khi học xong chương này, HS biết thế nào là quần xã, chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng, diễn thế sinh thái, biết được những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập nên trạng thái cân bằng, những đặc trưng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ của các loài trong quần xã được thể hiện như thế nào. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với ngành nông nghiệp, giúp người nông dân biết cách lựa chọn, phối hợp các loài vật nuôi và cây trồng hợp lí tùy thuộc đặc tính từng loài, nhằm khai thác tối đa hiệu quả kinh tế cho người làm nông nghiệp.

Chƣơng III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng

- Nghiên cứu một hệ thống hoàn chỉnh gồm quần xã và sinh cảnh của nó, trong đó có chứa đầy đủ nguồn sống để duy trì quần xã. Quần xã và sinh cảnh là hai thành phần của một khối thống nhất không thể tách rời tạo thành thể thống nhất tương đối ổn định và bền vững. Nội dung gồm:

+ Khái niệm hệ sinh thái và các thành phần cấu trúc , các kiểu hệ sinh thái. + Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái.

+ Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái. + Khái niệm sinh quyển.

+ Các khu sinh học chính trên trái đất.

+ Sinh thái học và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên.

Sau khi học xong chương này, HS biết được thế nào là hệ sinh thái, các thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái, biết được chu trình sinh địa hóa, khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trên trái đất, hiểu được các chu trình nước, cacbon, nitơ, phôtpho diễn ra như thế nào; giải thích được tại sao lại có sự chuyển hóa và thất thoát năng lượng qua chuỗi thức ăn trong tự nhiên; giúp HS thấy được sự cấp thiết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường làm giảm ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước, không khí...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)