Dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 25 - 94)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Dạy học tích hợp

1.3.3.1. Định nghĩa

Theo UNESCO, DHTH các khoa học được định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [6].

Theo A.V.Baez nguyên chủ tịch tổ chức IUNC, cho rằng các khoa học trở thành “TH” khi chúng không còn bị “phân chia” nữa. Mọi sự vật, hiện tượng vốn đã tồn tại là một thực thể toàn vẹn. Con người nghĩ ra cách “phân chia” chúng để mở rộng dần phạm vi hiểu biết của mình. Vì vậy, sự “phân chia” đó chỉ là hình thức, không phải là bản chất của sự tồn tại [6], [13].

Còn theo Hội nghị tại Maryland 4/1973 thì khái niệm DHTH các khoa học còn bao gồm cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học. Định nghĩa này nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lý khoa học với ứng dụng thực tiễn [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy có những cách định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép” trong dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó).

Các nhà GD đã khẳng định rằng: Đến nay không còn là lúc bàn đến vấn đề cần hay không, mà chắc chắn là cần phải DHTH [5].

1.3.3.2. Quan điểm về sự tích hợp các môn học

Theo DHainaut, có thể chấp nhận bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học.

- Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội

dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.

- Quan điểm “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống,

những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học không thực sự được tích hợp.

- Quan điểm “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống

chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước.

- Quan điểm “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những

kĩ năng mà HS có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, đó là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học [5],[13],[14].

1.3.3.3. Nguyên tắc tích hợp các môn học

- Những môn học đủ gần nhau về bản chất và mục tiêu hoặc những môn học có nội dung bổ sung cho nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nội dung các môn học được xây dựng trên cơ sở những lý thuyết và quy luật chung.

- Nội dung các môn học này làm cơ sở để hiểu nội dung các môn học kia và ngược lại.

1.3.3.4. Các phương pháp DHTH ở trường phổ thông

- Phƣơng pháp giảng giải: Giảng giải nhằm mục đích củng cố hay mở rộng vốn hiểu biết mà người học thu thập qua cuộc sống. Đó là việc giảng giải hay trình bày một cách ngắn gọn những mô hình, nguyên tắc hay quan điểm lý thuyết.

- Phƣơng pháp giải quyết vấn đề: Phương pháp giải quyết vấn đề thực

chất là đỉnh cao của “phương pháp tích cực”, trong đó đề cao vai trò của HS. Phương pháp này được dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, người ta thống kê toàn bộ các ý kiến khác nhau giải quyết một vấn đề, không hề đánh giá, bình luận gì về các ý kiến đó.

- Phƣơng pháp tìm tòi khám phá: là quá trình điều tra về một vấn đề

qua một loạt những hoạt động theo một trật tự nhất định, nhằm tìm câu trả lời cho một vấn đề đã được thừa nhận là có thật. Câu trả lời này phải do HS rút ra dựa trên kết quả sự điều tra thực tế của bản thân HS chứ không phải là việc tìm ra câu trả lời được lấy từ một cuốn sách. Như vậy, khi tìm ra câu trả lời cho một vấn đề, HS phải thu thập, sưu tầm, tập hợp thông tin thích hợp, phân tích, sắp xếp, xử lí những thông tin đó và cuối cùng là ra quyết định cho một phương án giải quyết tối ưu.

- Phƣơng pháp tổ chức thảo luận nhóm: là sự trao đổi ý kiến và quan

điểm về một chủ đề giữa người học với nhau có sự hướng dẫn của GV. Kết thúc thảo luận nhóm phải dẫn đến một kết luận hay một giải pháp.

- Phƣơng pháp đóng vai: Phương pháp này đặc trưng ở sự thể hiện tức

thời một tình huống thành hành động hoặc soạn thành kịch. Hành động xuất phát từ việc người HS sử dụng một cách sáng tạo ý nghĩ và óc tưởng tượng của mình. Đây là một phương tiện rất tốt để làm nổi bật vấn đề dễ xúc cảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phƣơng pháp làm sáng tỏ giá trị gồm phương pháp “tích hợp giá trị”

và “gạn lọc giá trị”.

+ Phƣơng pháp “tích hợp giá trị” GV thu hút sự chú ý của HS với một

giá trị cần truyền đạt và thể hiện sự từng trải trong việc chiếm lĩnh giá trị đó. Khi sử dụng phương pháp “tích hợp giá trị” GV tiến hành theo các trình tự sau:

1. Xác định giá trị nội dung GD cụ thể có liên quan đến nội dung bài học. 2. Sử dụng các phương tiện dạy học (tranh ảnh, clip video…) để tích hợp các giá trị đã được xác định.

3. Xây dụng các câu hỏi, các tình huống học tập trên cơ sở các phương tiện dạy - học để các giá trị này được hình thành và phát triển ở mỗi HS.

+ Phƣơng pháp “gạn lọc giá trị” GV cung cấp cho HS cơ hội làm rõ

quan niệm của họ về một vấn đề mà không cần công khai quan điểm đó đúng hay sai, bởi lẽ điều quan trọng mà GV cần biết là từ quan điểm đó sẽ hình thành và phát triển các giá trị ở HS hành vi như thế nào.

Khi sử dụng phương pháp “gạn lọc giá trị” GV tiến hành theo các trình tự sau: 1. GV trình bày trên lớp những tào liệu gây hứng thú học tập.

2. Tổ chức cho HS đưa ra một số quyết định ban đầu sau khi HS xác định các giá trị để lựa chọn, từ đó suy nghĩ để chọn ra giá trị tốt nhất.

3. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

4. Tạo điều kiện để HS đưa ra quyết định cuối cùng về học tập[13].

1.3.3.5. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các dạng tích hợp

* Những thuận lợi

- Làm giảm số đầu môn học -> Số đầu SGK cũng giảm -> tiết kiệm. - Giảm nhẹ chế độ kiểm tra, thi.

- Bớt phức tạp trong sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. - Thuận lợi cho vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế.

* Những khó khăn

- Cần nghiên cứu và thử nghiệm đồng bộ cả về chương trình và cách đánh giá kết quả học tập của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- GV chưa xác định được nội dung cũng như mục tiêu GD đã được tích hợp trong các môn học.

- GV vốn được đào tạo để dạy từng môn học riêng rẽ do vậy họ chưa có PP, kĩ năng để khai thác những nội dung tích hợp. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tác động đến việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

- Các dạng tích hợp đó đối lập với một tập quán nhà trường truyền thống của ta cả về phương diện tính bộ môn và cả phương diện tập quán của GV[5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12

2.1. Vài nét về chƣơng trình Sinh học 12 ở trƣờng THPT 2.1.1. Vai trò, vị trí của kiến thức Sinh học 12

Chương trình sinh học lớp 12 tiếp tục chương trình sinh học 10 và 11 về thế giới sống ở cấp độ cao hơn là quần thể, quần xã, hệ sinh thái, cùng với những hiện tượng tác động trong hệ là di truyền, tiến hóa, cũng như tương tác của hệ với môi trường sống.

ác phần chính trong chương trình sinh học 12 theo trật tự: Di truyền học ->Tiến hóa -> Sinh thái học là phù hợp với logic nội dung. Những kiến thức di truyền học là cơ sở để nhận thức cơ chế tiến hóa, những kiến thức tiến hóa là nền tảng để giải thích các vấn đề của sinh thái học.

i truyền, biến dị và tiến hóa là những hiện tượng mang tính đặc trưng cho thế giới sống ở mức độ quần thể, quần xã. Nếu không có di truyền và biến dị sẽ không có tiến hóa và tiến hóa thể hiện ở cấp độ quần thể- biến dị và di truyền trong vốn gen của quần thể (di truyền quần thể).Muốn hiểu được di truyền, biến dị ở cấp độ quần thể phải hiểu được di truyền, biến dị ở cấp độ cá thể, tế bào và phân tử. Do đó chương trình giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào, cơ thể của di truyền, biến dị và tiến hóa. Điều đó thể hiện quan điểm hệ thống sống là hệ thống tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống không chỉ ở mức độ quần thể, quần xã mà còn thể hiện ở tất cả các cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể.

2.1.2 Phân tích nội dung chương trình Sinh học 12

SGK Sinh học 12 cơ bản củng cố, tiếp nối và phát triển kiến thức sinh học ở lớp dưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần Năm. Di truyền học. Đề cập tới bản chất, hiện tượng di truyền ở

các cấp độ tổ chức sống: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể và ứng dụng của di truyền học đối với sản xuất, y học và đời sống con người.

Chƣơng I: Cơ chế di truyền và biến dị

Trình bày về các cấu trúc của hiện tượng di truyền là gen, NST, các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là tự sao, phiên mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen; các hiện tượng đột biến gen, đột biến NST.

Sau khi học xong chương này HS có thể hiểu được những gì cơ bản nhất về gen, cơ chế sao chép và nhân đôi của chúng qua các thế hệ, hiểu được nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của đột biến gen và đột biến NST; so sánh để thấy được đặc điểm giống và khác nhau về nhân đôi ADN, điều hòa hoạt động của gen giữa sinh vật nhân sơ và nhân thực; có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây đột biến gen, NST.

Chƣơng II: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền

Đề cập về hiện tượng di truyền diễn ra theo xu hướng tất yếu - từ quy luật di truyền trong nhân tế bào đến quy luật di truyền trong tế bào chất; từ di truyền các tính trạng do gen trên NST thường quy định đến di truyền các tính trạng do gen trên NST giới tính quy định.

Sau khi học xong chương này HS nắm được nội dung và cơ sở tế bào học của các hiện tượng di truyền, biết cách làm bài tập liên quan đến các quy luật di truyền, hiểu được môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự biểu hiện ra bên ngoài của gen từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Chƣơng III: Di truyền học quần thể

Giới thiệu về các đặc trưng di truyền của quần thể, cấu trúc di truyền của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên.

Sau khi học xong chương này HS biết thế nào là quần thể, tần số tương đối của alen và kiểu gen; nêu được những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền, trình bày được nội dung, ý nghĩa định luật Hacdi - Vanbec.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng IV: Ứng dụng di truyền học

Nêu lên những phương pháp chọn giống vật nuôi và cây trồng, vai trò của chọn giống đối với đời sống và sản xuất; các phương pháp và biện pháp tạo giống, đặc biệt tạo giống bằng công nghệ tế bào và công nghệ gen.

Sau khi học xong chương này HS biết một số phương pháp chọn tạo giống cơ bản như: chọn giống từ đột biến tổ hợp, tạo giống bằng PP gây đột biến, tạo giống bằng công nghệ tế bào, tạo giống bằng công nghệ gen; từ đó phân biệt được nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo, các PP chọn giống thực vật bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào, so sánh PP cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật giống và khác nhau như thế nào.

Chƣơng V: Di truyền học ngƣời

Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu di truyền người; bệnh di truyền phân tử, bệnh liên quan đến đột biến NST, bệnh ung thư. Vấn đề bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.

Sau khi học xong chương này HS thấy được những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu di truyền người, biết được một số PP nghiên cứu di truyền người, biết được những kiến thức cơ bản về nền tảng sinh học dẫn đến sự hình thành cơ thể do đó chúng ta có thể hiểu tốt hơn, sâu hơn về quá trình sinh bệnh. Trong nhiều trường hợp những hiểu biết này có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giúp cho việc điều trị chúng trở nên hiệu quả hơn, từ đó khẳng định thêm tại sao phải bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm đất, nước, không khí, thực hiện an toàn thực phẩm,.. đặc biệt là tích cực đấu tranh vì hòa bình, chống thảm họa do chiến tranh hạt nhân gây nên.

Phần Sáu. Tiến hóa. gồm 2 chương, đó là: Bằng chứng và cơ chế tiến

hóa, Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Chƣơng I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

- Cung cấp những bằng chứng gián tiếp về quá trình phát triển của sinh vật- bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh vật học so sánh, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trình bày những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Lacmac, của Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hợp.

- Đề cập tới vai trò của các quá trình đột biến, quá trình giao phối, di nhập gen, tác động chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hóa nhỏ: vai trò của các nhân tố đó đối với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài.

- Nêu lên sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại nhằm làm sáng tỏ giới tự nhiên ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển từ một nguồn gốc chung, tiến hóa theo chiều hướng đa dạng, phong phú, tổ chức cao, thích nghi hợp lí.

Chƣơng II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

- Đề cập tới quá trình phát sinh, phát triển của sinh giới qua các đại địa chất-

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12 Trung học Phổ thông (Trang 25 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)