Ở hàm giả tồn bộ: đường cong Spee (cịn gọi là đường cong bù trừ) là
một đường cong từ đỉnh núm răng nanh hàm dưới cho tới núm ngoài xa răng hàm lớn thứ hai hàm dưới:
Đường này khơng tới răng cửa và có hai đường cong riêng cho mỗi bên hàm. Đường cong này có bề lõm quay lên trên với nơi thấp nhất nằm ở đỉnh núm gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
Theo Von Spee, đường cong bù trừ này có liên quan chặt chẽ với đường chuyển động của hàm dưới. Trong các cử động của hàm dưới theo các chiều trước - sau trên mặt phẳng đứng dọc, các răng đối diện trên hai cung hàm sẽ chuyển động trượt lên nhau và như vậy hàm dưới có thể xem như xoay quanh một trục.
Nếu mặt phẳng nhai của các răng trên cung hàm sắp xếp theo một mặt phẳng, do có sự tồn tại của lồi cầu, sự trượt song song hai cung răng đối diện
nhau với mục đích nhai nghiền thức ăn sẽ không thể nào thực hiện được. Đường cong Spee không chỉ để cho việc nhai tốt hơn mà còn tránh hiệu quả
đòn bẩy khi nhai 57.
Spee cho rằng bán kính của đường cong cung răng. Đừơng chuyển động theo chiều trước sau là 6,5 - 7cm 57.
Đối với hàm giả toàn bộ, đường cong bù trừ cần thiết để hàm giả được vững. Khi hàm giả đưa ra trước. Mariani nhận xét 55 đường cong đó tương đương với giá trị độ dốc lồi cầu và đường cong tiêu lợi hàm dưới.
Nếu đường cong Spee dẹt quá, khi đưa hàm ra trước, lồi cầu hạ xuống, răng hàm bị hở, bệnh nhân chỉ cắn được ở răng cửa và gây ra hiện tượng Chris tensen. Hiện tượng Chris Tensen là:
- Hàm khơng vững.
- Lực ép nặng phía trước làm tiêu xương. - Phía sau khơng có tác dụng.
Nếu đường cong Spee nghiêng hoặc cong quá chạm sớm ở răng hàm, rồi trượt ra trước, răng cửa khơng chạm trong khi răng phía sau vẫn chạm nhau.
1.4.2.2. Đường cong Wilson