Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 52 - 59)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả nghiên cứu thời vụ trồng giống lạc L14 trên đất ruộng 1 vụ

3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất

suất của giống L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012

Như phân tích ở trên, điều kiện thời tiết biến động khá nhiều ở các thời điểm trồng lạc giống L 14 trồng trên ruộng 1 vụ lúa trong vụ xuân và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, mức nhiễm bệnh hại của cây lạc và từ đó tác động trực tiếp đến các yếu tố cấu thành nên năng suất của cây lạc, kết quả theo dõi thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2012

Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ cây sống (%) Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) Tỷ lệ quả 1 nhân (%) Tỷ lệ quả 3 nhân (%) P100 quả (gr) P100 hạt (gr) Tỷ lệ hạt/quả (%) NS cá thể (gr/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 92,6 15,3 11,2 16,1 6,3 170,3 72,9 69,5 18,7 57,12 24,17 2 97,6 15,5 11,8 15,5 6,5 170,2 73,1 69,7 20,0 64,42 32,92 3 96,8 15,4 11,6 15,8 6,3 170,9 72,3 69,4 19,8 63,14 32,08 4 94,3 11,8 8,0 23,0 4,2 163,6 65,7 63,7 12,8 39,75 21,67 CV% 1,5 6,2 3,6 0,8 2,5 2,6 4,2 3,7 8,6 LSD 2,8 1,8 0,7 2,6 3,6 3,5 1,5 4,2 4,8

3.2.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ cây sống

Số cây sống và cho thu hoạch là một trong những yếu tố chính quyết định đến năng suất ruộng lạc, nếu năng suất cá thể có cao nhưng mật độ cây khi thu hoạch không đảm bảo cũng không thể cho năng suất cao. Tuy ở một mức độ nào đó các yếu tố như: số quả/cây, khối lượng quả, khối lượng hạt, ... cũng có thể đền bù một phần sự thiếu hụt về mật độ, cây nhưng cũng chỉ có giới hạn.

- Qua số liệu ở bảng 3.5 ta thấy tỉ lệ cây sống có sự sai khác chắc chắn giữa công thức 1, công thức 4 so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; công thức 3 so với đối chứng sự sai khác khơng có ý nghĩa. Ở các công thức 2, 3 (trồng ngày 12/2 và ngày 22/2) có tỷ lệ cây sống cao nhất, đạt 96,8 và 97,6 %; công thức 4 (trồng ngày 04/3) tỷ lệ cây sống đạt 94,3% và thấp nhất là công thức 1 (trồng ngày 02/2). Đối chiếu với điều kiện thời tiết công thức 1 trồng đầu tháng 2, thời gian cây lạc nảy mầm và cây non ln trong điều kiện thời tiết có rét đậm, trời âm u khơng có nắng nên cây mọc không tập trung và một số hạt giống bị thối hỏng (do trong ô thí nghiệm nên khơng trồng dặm); ở giai đoạn giữa tháng 2 tuy nền nhiệt còn thấp nhưng cũng đã có một ngày có nắng, nhiệt độ ban ngày lên trên 200C và cũng đã có ngày có mưa nhỏ nên tỷ lệ nảy mầm cao, cây lạc sinh trưởng khoẻ; Sang đầu tháng 3, sau khi trồng lạc ở công thức 4 (ngày 04/3) trời có mưa tạo đủ ẩm, nền nhiệt tăng nên tỷ lệ cây nảy mầm cao, cây sinh trưởng nhanh, tuy nhiên sau khi bị nắng nóng và hạn khi có mưa đầu tháng 5 một số cây lạc trên công thức 4 (giai đoạn đang đâm tia) bị bệnh thối đen cổ rễ gây chết mất khoảng.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến tổng số quả/cây

Số quả trên cây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cá thể của cây lạc và năng suất ruộng lạc. Số quả/cây càng lớn thì năng suất lạc càng cao, tuy nhiên trên thực tế thì năng suất lạc cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số quả chắc/cây, khối lượng quả…

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy sự sai khác về số quả/cây ở công thức 1 và công thức 3 so với công thức đối chứng khơng có ý nghĩa; cơng thức 4 có sự sai khác về số quả/cây ở mức tin cậy 95% so với đối chứng. Các cơng thức

1,2 và 3 đạt trung bình từ 15,3 đến 15,5 quả/cây; cơng thức 4 đạt thấp nhất là 11,8 quả/cây, kết quả trên cho ta thấy ở điều kiện được bón phân, chăm sóc cùng quy trình như nhau, nhưng ở thời điểm trồng khác nhau có điều kiện thời tiết khác nhau lạc cho số quả/cây rất khác nhau (cơng thức 4 thấp hơn bình qn 3,5 quả/cây so với công thức 2), ở các công thức 1, 2, 3 (trồng trong tháng 2) khi cây lạc ra hoa rộ từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 nền nhiệt tăng cao, tuy khơng có mưa nhưng độ ẩm đất vẫn khá nên thuận lợi cho lạc ra hoa, thụ phấn và đâm tia; công thức 4 khi cây lạc ra hoa rộ vào đúng thời điểm nắng nóng, hạn hán gay gắt (từ giữa đến cuối tháng 4) đã làm ảnh hưởng đến thụ phấn, đâm tia của cây lạc.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tổng số quả chắc/cây

Quả chắc là một trong những yếu tố quyết định năng suất cá thể lạc, số quả chắc phụ thuộc phụ thuộc vào số hoa nở và được thụ phấn, thụ tinh trong thời kỳ lạc ra hoa rộ, lạc ra hoa càng tập trung thì số quả chắc càng cao.

Qua số liệu ở bảng 3.5 ta thấy sự sai khác về số quả chắc/cây ở công thức 1 và công thức 3 so với cơng thức đối chứng khơng có ý nghĩa; cơng thức 4 có sự sai khác về số quả chắc/cây ở mức tin cậy 95% so với đối chứng.Theo dõi cơng thức 2 có số quả chắc cao nhất đạt trung bình 11,8 quả/cây, tiếp đó là cơng thức 3, công thức 1 và thấp nhất là công thức 4 được trung bình 8,0 quả/cây. Tại thời điểm cây lạc trong các công thức 1,2 và 3 ra hoa rộ thời tiết tương đối thuận lợi nên hoa ra tập trung; cây lạc ở công thức 4 ra hoa rộ gặp giai đoạn có nắng nóng trên 400C và hạn kéo dài đã làm thời gian hoa nở ngắn, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây.

3.2.4.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khối lượng quả

Khối lượng quả cũng là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất lạc, khối lượng quả càng lớn thì năng suất lạc càng cao và ngược lại.

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy sự sai khác về P100 quả ở công thức 1 và công thức 3 so với cơng thức đối chứng khơng có ý nghĩa; P100 quả ở cơng thức 4 có sự sai khác ở mức tin cậy 95% so với đối chứng. Khối lượng 100 quả ở các công thức 1, 2 và 3 xấp xỉ bằng nhau, lần lượt đạt 170,2 gam, 170,3 gam và

170,9 gam, công thức 4 đạt thấp nhất 163,6 gam. Như vậy thời vụ trồng khác nhau, có các yếu tố giờ nắng, nhiệt độ, độ ẩm khác nhau tác động đến từng giai đoạn sinh trưởng của cây lạc đã ảnh hưởng đến khối lượng quả.

3.2.4.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khối lượng hạt

Khối lượng hạt phụ thuộc chủ yếu vào q trình tích lũy chất khơ của hạt trong thời kỳ chín. Chất khô dự trữ ở hạt chủ yếu là lipid và protein, các chất dự trữ này được tổng hợp ngay ở hạt từ các loại đường khử được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng như thân, cành và sản phẩm quang hợp được hình thành từ lá.

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy khối lượng hạt (P100 hạt) giữa công thức 1 và công thức 3 sự sai khác so với đối chứng khơng có ý nghĩa; công thức 4 sự sai khác về P100 hạt so với đối chứng có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Ở cơng thức 2 có khối lượng 100 hạt cao nhất đạt 73,1gam/cây, tiếp đến là công thức 1 và công thức 3 đạt 72,9 gam/cây và 72,3gam/cây, thấp nhất là công thức 4 đạt 65,7 gam/cây.

Theo dõi sinh trưởng của các cơng thức thí nghiệm ở các giai đoạn, nắng nóng, hạn hán từ giữa đến cuối tháng 4 làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây lạc, nhất là tại thí nghiệm trồng ngày 04/3 cây lạc còn nhỏ, đang ra hoa tập trung có thời điểm cịn mất nước cục bộ làm héo lá non. Đồng thời cuối tháng 5 (từ 23 - 29/5) tại địa bàn có các đợt mưa rào gây úng cục bộ trên ruộng lạc trong thời gian ngắn, sau mưa đất bị nén chặt, bí ảnh hưởng đến hơ hấp và phát triển quả, tuy nhiên lạc tại những công thức 1, 2 và 3 quả đã chắc nên ảnh hưởng không đáng kể, công thức 4 chủ yếu quả non nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

3.2.4.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ hạt/quả

Tỷ lệ hạt/quả là chỉ tiêu ảnh hưởng đến giá trị của sản xuất và ít có ảnh hưởng đến năng suất lạc. Tỉ lệ hạt/quả phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm giống, tuy nhiên q trình tích luỹ chất khơ của cây cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt/quả. Trong thời kỳ chín của hạt điều kiện dinh dưỡng trong cây càng thuận lợi thì quá trình tích luỹ diễn ra mạnh, khối lượng hạt càng lớn thì tỷ lệ hạt/quả càng cao.

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy sự sai khác về tỷ lệ hạt/quả ở công thức 1 và công thức 3 so với công thức đối chứng khơng có ý nghĩa; cơng thức 4 có sự sai khác về hạt/quả ở mức tin cậy 95%. Các cơng thức 1, 2 và 3 có tỷ lệ hạt/quả hơn nhau không đáng kể, từ 0,2% đến 0,4%; riêng công thức 4 thấp hơn hẳn các công thức trồng trước từ 5,7% đến 6,0%. Kết quả trên cho ta thấy điều kiện ngoại cảnh cũng tác động đến tỷ lệ hạt/quả, như vậy thời vụ trồng khác nhau tỷ lệ hạt/quả cũng khác nhau

3.2.4.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất cá thể

Năng suất cá thể là khối lượng quả khô của một cây cân được ở thời kỳ sau thu hoạch. Năng suất cá thể cho ta biết năng suất lý thuyết và là tiền đề để dự đoán năng suất thực thu của ruộng lạc.

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy năng suất cá thể giữa công thức 1 và cơng thức 4 so với đối chứng có sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giữa công thức 3 so với đối chứng sự sai khác về năng suất cá thể khơng có ý nghĩa. Năng suất cá thể ở công thức 2 cao nhất đạt trung bình 20gam/cây, tiếp đến là cơng thức 3 và công thức 1 lần lượt đạt 19,8 gam/cây và 18,7 gam/cây; thấp nhất là cơng thức 4 đạt trung bình 12,8 gam/cây. Kết quả trên cùng phù hợp với kết quả theo dõi các yếu tố: số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả. Yếu tố thời vụ trồng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành năng suất lạc.

3.2.4.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng của giống, của điều kiện sản xuất. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ cây khi thu hoạch, năng suất cá thể cao, mật độ thu hoạch cao thì năng suất lý thuyết cao.

Kết quả theo dõi ở bảng số liệu 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết giữa công thức 1 và công thức 4 so với đối chứng có sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giữa công thức 3 so với đối chứng sự sai khác khơng có ý nghĩa. Ở cơng thức 2 năng suất cá thể đạt cao nhất, mật độ cây thu hoạch đạt cao nhất nên năng suất lý thuyết cùng đạt cao nhất là 64,42 tạ/ha; tiếp đến là công thức 3 đạt 63,14 tạ/ha; cơng thức 1 tuy có tỷ lệ cây thu hoạch thấp nhất, nhưng năng suất cá thể đạt cao nên năng suất lý thuyết vẫn đạt 57,12 tạ/ha; công thức 4 tỷ lệ cây cho thu hoạch, năng suất cá

thể đạt thấp nên năng suất lý thuyết đạt thấp nhất 39,75 tạ/ha, bằng 61,7% năng suất của công thức 2.

3.2.4.9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thực thu

Năng suất thực thu quyết định đến hiệu quả của sản xuất, việc gieo trồng có mang lại hiệu quả kinh tế hay không, thu nhập của người sản xuất ở mức độ nào phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu năng suất.

Năng suất thực thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan như: giống, mật độ trồng và chế độ chăm sóc, bón phân. Các yếu tố khách quan như điề u kiện thời tiết, khí hậu, sâu bệnh hại,… Chính vì vậy, ta vẫn có những nghiên cứu để khai thác tốt nhất các yếu tố tạo lên năng suất, trong đó việc xây dựng nhà lưới, nhà kính, tưới tiêu tự động,... để điều chỉnh các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, nhưng chi phí rất cao. Hiện nay cách làm tốt nhất, rẻ nhất và có thể áp dụng đại trà là bố trí khung thời vụ phù hợp để tránh những thời điểm có điều kiện ngoại cảnh tác động sấu đến sinh trưởng của cây, đặc biệt là các thời kỳ mẫm cảm của cây như: Nảy mầm, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh,...

Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của thời vụ trồng ở bảng số liệu 3.5 cho thấy năng suất thực thu giữa công thức 1 và cơng thức 4 so với đối chứng có sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giữa công thức 3 so với đối chứng sự sai khác về năng suất thực thu khơng có ý nghĩa. Cơng thức 2 (đối chứng) và công thức 3 đều cho năng suất đạt trên 32 tạ/ha; công thức 1 cho năng suất 24,17 tạ/ha; công thức 4 đạt thấp nhất 21,67 tạ/ha. Kết quả trên phản ánh thấy rõ ở cùng 1 điều kiện chăm sóc, bón phân như nhau nhưng do trồng ở các thời điểm khác nhau, điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây lạc khác nhau nên cho năng suất thực thu khác nhau.

Cây lạc ở công thức 2 và công thức 3 ở các thời điểm mẫm cảm như: mọc mầm, phát triển thân lá, nở hoa, thụ phấn, đâm tia,... đều gặp điệu kiện thời tiết thuận lợi; cây lạc ở công thức 1 gặp rét đậm kéo dài ở đầu vụ làm cây mọc mầm chậm và không đều dẫn đến cây phát triển không đồng đều, ra hoa kéo dài; cây ở công thức 4 giai đoạn ra hoa rộ và phát triển thân lá mạnh gặp nắng nóng sớm đầu vụ, giai đoạn quả non gặp mưa rào gây ngập và làm bí, chặt đất.

0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 Công thức N ă ng s uấ t (tạ /ha ) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến NSLT và NSTT của giống lạc L14 vụ Xuân 2012

Như vậy có thể sơ bộ kết luận: Với điều kiện thời tiết vụ xuân 2012 tại huyện Chiêm Hoá trồng lạc vụ xuân trên ruộng 1 vụ lúa tốt nhất từ thời điểm 12/2 đến 22/2; không nên trồng sớm ở thời điểm ngày 02/2 (trước khi lập xuân) cây trồng rất dễ gặp rét đậm, rét hại ở đầu vụ hoặc trồng muộn sang tháng 3 khi ra hoa dễ gặp nắng nóng ở đầu mùa hè, thời kỳ quả non dễ gặp mưa, lũ sớm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)