Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.1.Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới

1.4. Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới và trong nước

1.4.1.Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới

1.4.1.1. Nghiên cứu về thời vụ trồng lạc trên thế giới

Thời tiết có ảnh hưởng lớn đối với trồng lạc trực tiếp qua nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa.

Tốc độ sinh trưởng của lạc tăng lên khi nhiệt độ tăng lên từ 20oC lên 30oC. Nhiệt độ tối thích với sinh trưởng dinh dưỡng là giữa 27-30oC tùy giống (Fortanier, 1957). Nhiệt độ thấp nguy hiểm cho sinh trưởng là 13,3o

C (Mills, 1964). Nhiệt độ ảnh hưởng tới cường độ ra hoa, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng chính quyết định độ dài của thời gian hình thành và nở hoa đầu tiên. Sinh trưởng sinh thực mạnh nhất giữa 24-27oC; nhiệt độ liên tục ở mức 33oC và dưới 20oC có hại cho sự ra hoa và tỷ lệ hoa đực cao [Chang, 1974]. Do vậy phải xác định thời vụ gieo thích hợp cho suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc gặp được điều kiện nhiệt độ tốt nhất.

Cây lạc phản ứng tích cực với cường độ ánh sáng, cường độ ánh sáng thấp trước khi ra hoa làm cho sinh trưởng dinh dưỡng chậm lại; ít ánh sáng lạc phát triển tăng chiều cao thân và giảm trọng lượng lá và cường độ ra hoa (Hang và Mc Cloud 1976). Ra hoa không phụ thuộc vào ngày dài hay ngắn nhưng nụ hoa nở được và số lượng hoa nở thì phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng (Fortanier 1957); nở hoa rất mẫn cảm với ánh sáng yếu, nếu ánh sáng yếu vào thời kỳ ra hoa đầu thì gây rụng hoa.

Theo John (1949) lượng mưa lý tưởng để trồng lạc khoảng từ 80-120mm ở tháng khi trồng, 200mm từ khi ra hoa trở đi. Sau khi nảy mầm cần khoảng 15-30 ngày khơ hạn để kích thích lạc nhiều hoa (Sankara Reddi, 1988) [32] . Mưa liên tục dẫn tới sinh trưởng dinh dướng quá nhanh và cho năng suất củ thấp.

Lạc không chịu được rét và úng ngập; tỷ lệ hạt/củ và P100 hạt là những tính trạng đặc trưng của giống nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng mưa trong thời gian sinh trưởng; hàm lượng dầu là đặc trưng của giống nhưng cùng phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. [17]

A’Brook, (1964) [24] cho rằng mật độ trồng lạc quá cao, trồng dày làm tỷ lệ bệnh hại lá và môi giới truyền bệnh tăng, năng suất không tăng so với trồng ở mật độ trung bình.

Tại Ấn Độ, Kumar và Ventakachary, (1971) họ cho rằng trồng lạc trong điều kiện nhờ nước trời thì khoảng cách 30 cm x 7,5 cm là tốt nhất, khi tăng cây trên hàng lên 15 cm hay 30 cm thì năng suất giảm. Kailasnatha Reddy (1979) [21] cho biết trên đất limông - cát ở Tirupati (Ấn Độ) trồng lạc với khoảng cách 15 cm x 10 cm, mật độ 660.000 cây/ha cho năng suất và kinh tế nhất.

Theo Duan Shufen, (1998) [26], ở miền Bắc Trung Quốc mật độ thích hợp của giống lạc thuộc kiểu hình Virginia như Luhua 4, Hua 17 được gieo trồng trong vụ xuân trên đất có độ phì trung bình thì mật độ khoảng 220.000 - 270.000 cây/ha, còn đối với đất giàu dinh dưỡng mật độ là 200.000 - 240.000 cây/ha. Các giống lạc thuộc loại hình Spanish như Baisha 1016, Luhua 8, 12, 13 và 15 thì mật độ trồng là 360.000 - 420.000 cây/ha. Trong điều kiện trồng phụ thuộc vào nước trời mật độ là 300.000 - 380.000 cây/ha. Miền Nam Trung Quốc, với giống đứng cây trồng trong vụ Xuân trên đất đồi hoặc trong vụ lạc Thu ở đất lúa, mật độ trồng thích hợp là 270.000 - 300.000 cây/ha.

Ở Mỹ, Sturkie và Buchanan, (1973) tổng hợp từ nhiều nghiên cứu thấy rằng, lạc có năng suất cao nhất khi trồng với khoảng cách (45 - 68 cm) x (10 - 15 cm). Trong điều kiện có tưới thì khoảng cách trồng là (22,5 cm x 10 cm) tương đương mật độ 44 cây/m2 đạt năng suất cao nhất.

1.4.1.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân cho lạc trên thế giới

Khi nghiên cứu về hiệu quả của phân lân, (Mengel, 1987) [28] cho rằng, chỉ cần bón 400-500 mg P/ha đã kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizobium Virgna sống cộng sinh, làm tăng số lượng và khối lượng nốt sẫn hữu hiệu ở cây lạc. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm, trên nhiều loại đất đã kết luận rằng: bón 14,52 kg P/ha cho lạc nhờ nước trời, năng suất lạc tăng là 210 kg/ha; trên đất li mơng đỏ nghèo N, P, bón 15 kg P/ha, năng suất lạc tăng 14,7 %; đất đen bón 10 kg P/ha lên lá lạc cho năng suất tương đương với bón 40-60 kg P/ha vào đất [21].

ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần lượng N lớn để sinh trưởng và tạo năng suất, lượng N này chủ yếu lấy từ quá trình cố định đạm sinh học ở nốt sần. Theo William (1994), trong điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định được 200-260 kg N/ha, do vậy có thể giảm hay bỏ hẳn lượng đạm bón cho lạc. Ở Ấn Độ có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của bón đạm cho lạc, theo Nadagouda (1968) cho biết, bón 30 kg N/ha, năng suất lạc tăng 29 % so với khơng bón; (Chokney Singh,1969) thì bón 11 kg N/ha, năng suất lạc tăng 43 % so với khơng bón [21]. Reid và cox, (1973) [30] cho biết, bón N cho lạc chỉ có hiệu quả đối với đất xấu, vi khuẩn nốt sần hoạt động kém. Duan Shufen, (1998) [26] cho biết ở Trung Quốc bón lót 187,5 kg (NH4)2SO4 /ha, năng suất lạc tăng 5-20 %, bón thúc từ 7,5-15,0 kg/ha ở giai đoạn cây con, năng suất lạc tăng 9-11 %. Khơng nên bón N quá nhiều cho lạc, với đất có hàm lượng N < 0,045 % thì bón 94 kg N/ha; N = 0,045- 0,065 % thì bón 56 kg N/ha; đất có N > 0,065 %, khơng cần bón đạm.

Mengel và các cộng sự, (1987) [28] cho biết bón vơi cho lạc rất quan trọng, nó làm giảm độc tố Al, Mn, làm tăng các nguyên tố P, Ca, Mg, Mo và cải thiện sự hình thành nốt sần. Theo Thompson, (1957) [31] bón vơi làm pH tăng kéo theo N và P dễ tiêu trong đất tăng, cung cấp dinh dưỡng cho cây lạc. Duan Shufen, (1998) [26] cho biết bón vơi cho đất chua làm trung hồ độ pH, thay đổi thành phần lý tính của đất và ngăn ngừa sự tích luỹ các độc tố nhơm trong đất trồng lạc. Adams và các cộng sự (1993) [23], cho biết bón Ca chỉ có hiệu quả cao đối với đất có hàm lượng Ca dễ tiêu nhỏ hơn 158 mg/kg đất.

Hiệu quả của K được thể hiện rõ ở các loại đất nghèo K. Theo Singh (1969), ở Ấn Độ bón 19,0 kg K/ha cho lạc nước trời trên đất nhẹ, năng suất lạc tăng 34,0 % so với khơng bón; (Nadagouda, 1978), bón 25 kg K/ha cho lạc, năng suất tăng 12,7 % so với khơng bón [21]. Theo Comber (1959) [25] cho biết có sự đối kháng khi lạc hấp thụ các nguyên tố K, Ca, và Mg; bón nồng độ K cao sẽ ức chế sự hút Ca, dẫn đến thiếu Ca. Tác giả cho rằng tỷ lệ K : Ca : Mg quan trọng hơn là hàm lượng của mỗi chất riêng rẽ và tác giả tìm thấy tỉ lệ tối ưu cho lạc là 4 : 4 : 2. Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát Tirupati (Ấn Độ) tỉ lệ bón K : Ca : Mg là 4 : 2 : 0 là tốt nhất [21]. Theo Duan Shufen (1998) [26] cho biết bón phân K cho đất từ trung bình đến giàu

ở Trung Quốc, đã làm tăng khả năng hấp thu N và P của cây lạc.

Duan Shufen, (1998) [26] đều cho rằng, để việc bón phân khống có hiệu quả cao cần phải bón cân đối giữa các dinh dưỡng N, P, K, Ca, S và các phân vi lượng khác. Vấn đề này cũng được thấy rõ ở 436 thí nghiệm trên nhiều vùng đất trồng lạc của Ấn Độ. Bón phối hợp (30 kg N + 17 kg P)/ha, năng suất lạc tăng gấp đơi so với chỉ bón 30kg N/ha, khi phối hợp thêm 16 kg K/ha, năng suất lạc tăng thêm 25-50 % (Kanwar, 1978); đất nhẹ hoặc trung bình bón phối hợp (11,0 kg N + 10,0 kg P + 19,0 kg K)/ha làm tăng năng suất lạc 100 -154 % so với bón riêng rẽ từng loại phân hoặc bón 2 trong 3 loại phân (Chokhey Singh và Pathak, 1969) [21]. Theo Duan Shufen (1998) [26] cho biết kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu lạc Sơn Đông - Trung Quốc, để sản xuất 100 kg lạc quả ở mức năng suất 50- 75 tạ/ha, thì cần bón (5,18 kg N + 1,08 kg P + 2,5 kg K + 1,95 kg Ca + 1,58 kg Mg + 1,28 kg S)/ha. Bón N và P kết hợp theo tỉ lệ 1,0 : 1,5 năng suất lạc tăng 24,4 % so với phương pháp cổ truyền của nơn g dân. Tỉ lệ bón kết hợp N, P, K tối ưu theo khuyến cáo là 1,0 : 1,5 : 2,0.

1.4.1.4. Nghiên cứu về biện pháp che phủ nilon cho lạc trên thế giới

Che phủ nilon cũng là một trong những biện pháp nâng cao năng suất lạc, kỹ thuật này được du nhập từ Nhật Bản vào Trung Quốc năm 1979 (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979)[4]. Kết quả các thí nghiệm ở Viện Sơn Đơng Trung Quốc năm 1979 đã cho thấy, lạc được che phủ nilon năng suất quả tăng lên rõ rệt. Từ đó diện tích lạc được phủ nilon tăng lên rất nhanh và nó được gọi là cuộc “cách mạng trắng” trong sản xuất lạc ở Trung Quốc. Kết quả thử nghiệm kỹ thuật phủ nilon cho lạc trên 16 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc trong giai đoạn 1979-1984, năng suất lạc trung bình đạt 37,75-45,5 tạ/ha, tăng 20-50 % so với không áp dụng kỹ thuật phủ nilon (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979)[4].

Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc ở Trung Quốc trong hai thập kỷ gần đây. Trên diện tích 220.000 ha lạc áp dụng kỹ thuật phủ nilon, năng suất trung bình đạt rất cao 41,9 tạ/ha, tăng so với diện tích khơng dùng kỹ thuật phủ nilon 20,5 tạ/ha (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979)[4]

nilon cho lạc làm tăng lượng dầu, protein và 8 loại axit amin của hạt. Lạc được phủ nilon mọc, ra hoa, hình thành quả, chín sớm hơn 8-10 ngày, số quả chắc tăng 13-25 %, số hạt tăng 4-5 % (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979)[4]

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, áp dụng kỹ thuật phủ nilon cho lạc đã làm nhiệt độ lớp đất mặt tăng 0,6 -3,90C, hạn chế sự bốc hơi nước, làm tăng lượng nước mao dẫn (1,7-7,6 %), do đó giữ được độ ẩm của đất. Khi có mưa to, lớp phủ nilon ngăn cản sự xói mịn, rửa trơi dinh dưỡng đất, làm giảm lượng nước thấm vào đất nên duy trì được độ xốp, chất dinh dưỡng và độ ẩm đất thích hợp. Phủ nilon cho lạc làm tăng quần thể vi sinh vật đất có ích, nấm tăng 58,3 %, xạ khuẩn tăng 36,7 %, vi khuẩn chuyển hoá đạm tăng 25,8 %, vi khuẩn cố định đạm tăng 47,3 %, vi khuẩn phân giải lân tăng 56,3 % so với khơng phủ nilon.

Ngồi ra phủ nilon còn cải thiện vi khí hậu đồng ruộng như tăng sự phản chiếu ánh sáng và vận tốc gió giữa các luống nên cường độ ánh sáng và trao đổi khơng khí tăng, từ đó làm tăng hiệu quả q trình quang hợp của cây lạc. Từ những lý do trên, áp dụng kỹ thuật phủ nilon mặt luống đã tạo điều kiện cho cây lạc có năng suất cao hơn so với không phủ nilon [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 31)