Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.2.Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc ở Việt Nam

1.4. Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới và trong nước

1.4.2.Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc ở Việt Nam

1.4.2.1. Nghiên cứu về thời vụ trồng lạc ở Việt Nam

Để nảy mầm lạc cần nhiệt độ thấp nhất là 12oC, từ 15oC trở lên lạc giống bắt đầu nảy mầm tốt; thích hợp cho phát triển thân, lá từ 20-25o

C; thích hợp cho ra hoa, làm quả 25-30oC; ẩm độ đồng ruộng 60-70%.

Thời vụ trồng ở Việt Nam được nghiên cứu khá sớm, từ cuối năm 1953 Phòng sinh lý thực vật Viện Trồng trọt do Bùi Huy Đáp hướng dẫn thực hiện nghiên cứu giống lạc 4 tháng trên đất đồi (từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954) cho kết quả: Càng gieo muộn về mùa hè thì thời gian sinh trưởng càng ngắn, lạc chóng ra hoa, quả chóng già.

Nghiên cứu của Học viện Nơng lâm trong vụ xuân 1960 với giống đỏ Bắc Giang và giống nụ Tuyên Quang gieo vào cuối tháng 1- đầu tháng 2 năng suất quả khô cao nhất; càng gieo muộn năng suất chất xanh càng cao.

thời vụ trồng thích hợp cho mỗi vùng:

+ Ở miền Bắc thời vụ trồng lạc chịu sự chi phối của chế độ mưa và nhiệt độ trong năm (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979)[4], nên vùng trung du và đồng

bằng Bắc bộ, gieo lạc vụ xuân tốt nhất từ 5/2 đến 6/3, muộn nhất không quá 10/3. Miền núi rét thường kéo dài gieo muộn hơn, từ 25/2 đến 15/3 trên đất ruộng, từ 1/3 đến 15/3 trên đất bãi, đất đồi. Lạc thu gieo từ 15/7 đến cuối tháng 8, gặp nắng nóng và mưa lớn nên quả bé, năng suất thấp [4]. Lạc thu đông gieo trồng từ 15/8 đến 25/9, vụ này năng suất cao, chất lượng tốt hơn vụ thu, giữ làm giống cho vụ xuân năm sau rất tốt [8], [9]. Vùng Nam khu 4 cũ từ Nghệ An trở vào trồng lạc xuân bắt đầu từ 25/1, kết thúc 30/2. Ở miền Bắc vụ xuân trồng tốt nhất 5-20/2 [6][8]

+ Đối với vùng trung Trung bộ lạc xuân gieo vào tháng 1, 2, lạc hè gieo vào tháng 4, 5 đầu mùa mưa [22].

+ Các tỉnh phía Nam thời vụ trồng lạc chủ yếu chịu sự chi phối của chế độ mưa, đặc biệt vùng trồng lạc nhờ nước trời [22]. Một số vùng như: Ninh Thuận mùa mưa ngắn thời vụ gieo lạc vào tháng 9, 10; Đơng Nam bộ đất có tưới gieo lạc vào các tháng 1, 2, 3; đất không chủ động nước gieo lạc vào đầu mùa mưa tháng 4, 5; Tây Nam bộ gieo lạc vụ 1 vào tháng 4, 5, vụ 2 vào các tháng 10, 11, 12; Tây Nguyên thời vụ gieo trồng lạc kéo dài trong suốt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, tốt nhất là gieo vào tháng 4, 5 [22].

1.4.2.2. Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng lạc ở Việt Nam

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu để xác định khoảng cách, mật độ trồng lạc tối ưu. Theo Ưng Định và Đăng Phú (1977) [22] tổng hợp các nghiên cứu cho biết, tăng mật độ từ 22 cây/m2 (30cm x 15 cm x 1 cây) lên 33 cây/m2 (30 cm x 10 cm x 1 cây), năng suất lạc tăng từ 15,0 lên 22,0 tạ/ha. Mật độ trồng 44 cây/ m2 (30 cm x 15 cm x 2 cây), năng suất tăng lên 29,0 tạ/ha. Trên đất bạc màu Bắc Giang, lạc trồng với mật độ 25 cây/ m2 (40 cm x 20 cm x 2 hạt) năng suất đạt 12,0 tạ/ha, trồng với mật độ 42 cây/ m2 (30 cm x 15 cm x 2 hạt) năng suất tăng lên 15,0 tạ/ha.

Nguyễn Thị Chinh (2005) [8] cho rằng, với những giống lạc dạng đứng cây, phân cành gọn, mật độ thích hợp ở vụ xuân là 40 cây/m2(33 cm x 15 cm x 2 cây hoặc 25 cm x 20 cm x 2 cây), năng suất cao hơn so với trồng 33 cây/m2(33 cm x 10

cm x 1 cây) là 27-36 %.

Lê Song Dự (1991) [5] xác định mật độ trồng thích hợp nhất cho giống lạc Sen Lai 75/23 trên đất cát biển Nghệ An là 35 cây/m2 theo khoảng cách 30 cm x 10 cm x 1 hạt. Những nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy năng suất lạc đạt cao nhất 28,1tạ/ha ở khoảng cách gieo 20 cm x 20 cm x 2 hạt/hốc đối với giống lạc VD1 [17].

Theo Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh và CS, (1999) [18], mật độ gieo thích hợp trong điều kiện có che phủ nilon là 25 cm x 18 cm x 2 cây/hốc và không che phủ nilon là 25 cm x 10 cm x 1 cây/hốc.

Theo Ngô Thế Dân và CS, (2000)[9], mật độ gieo thích hợp trong điều kiện có che phủ nilon là 25 cm x 18 cm x 2 cây/hốc và không che phủ nilon là 25 cm x 10 cm x 1 cây/hốc.

1.4.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho lạc ở Việt Nam

Lạc là cây có khả năng cố định đạm nhưng giai đoạn đầu cây rất cần đạm do lượng dự trữ trong hạt không đáp ứng được nhu cầu phát triển bình thường của cây. Tuy nhiên, việc bón đạm phải có chuẩn mực, vì bón đạm q ngưỡng, thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành quả và hạt dẫn đến năng suất thấp. Kết quả nghiên cứu của Viện Nơng hố thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang, trên nền 8 - 10 tấn phân chuồng, lượng bón thích hợp là 30 kg N/ha, nếu tăng lên 40 kg N/ha thì năng suất khơng tăng và hiệu lực giảm đi rõ rệt [3].

Ngô Thế Dân (2000) [9], Trần Danh Thìn (2001) [22] đều cho rằng, để việc bón đạm thực sự có hiệu quả cao, cần bón kết hợp các loại phân khống khác như lân, canxi và phân vi lượng khác.

Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) [22] trên đất đồi bạc màu ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bón 100 kg N/ha năng suất tăng 6,5 - 11,3 tạ/ha, bón 40 kg N/ha năng suất tăng 5,7 lên 7,1 tạ/ha so với khơng bón phân.

Trên đất nghèo dinh dưỡng, hiệu lực của lân càng cao khi bón 60 kg P2O5/ha sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất và bón ở mức 90 kg P2O5/ha cho năng suất cao nhất trên nhiều loại đất [9]. Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 là 4 - 6 kg lạc vỏ. Nếu bón 90

kg P2O5 năng suất cao nhưng hiệu quả không cao [7].

Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) [16] cho biết, trên đất đồi Thái Nguyên, vụ xuân nếu bón riêng rẽ từng loại phân N, P, vơi thì năng suất lạc tăng 14 - 31,5%, khi kết hợp lân với vôi năng suất tăng 64,9%, lân với đạm năng suất tăng 110,5%, nếu bón kết hợp cả lân, đạm, vơi thì năng suất tăng 140,3% so với khơng bón.

Ngơ Thế Dân và CS, (2000) [9] cho rằng, trên đất bạc màu Bắc Giang, bón nền (8 tấn phân chuồng + 30 kg K2O + 30 kg N) và 90 kg P2O5, hiệu suất là 3,6 - 5 kg, nếu bón nền + 60 kg P2O5 thì hiệu suất là 4 - 6 kg.

1.4.2.3. Nghiên cứu che nilon cho lạc ở Việt Nam

Nghiên cứu về kỹ thuật phủ nilon ở Việt Nam, Nguyễn Thị Chinh và các cộng sự (1998) [12] cho biết, lạc vụ xuân nhờ giữa được độ ẩm và nhiệt độ nên công thức áp dụng kỹ thuật phủ nilon có tỉ lệ mọc sau gieo 10 ngày cao hơn 20,8 %, sau 1 5 ngày cao hơn 54,7 % so với không phủ. Giống lạc LO2 ở công thức áp dụng che phủ nilon năng suất đạt 34,1-36,8 tạ/ha, cao hơn công thức không phủ nilon 36,3-42,7 %. Khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt và tỉ lệ nhân của lạc ở công thức áp dụng kỹ thuật phủ nilon đều cao hơn so với công thức không phủ nilon.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (1999) [14] cho biết, lạc vụ xuân trong điều kiện áp dụng kỹ thuật che phủ nilon trồng với mật độ 40 cây/m2 (33 cm x 15 cm x 2 cây hay 25 cm x 2 0 cm x 2 cây) có năng suất cao hơn so với mật độ 33 cây/m2 (33 cm x 10 cm x 1 cây) từ 27-36 %.

Ngô Thế Dân và các cộng sự (2000) [9] cho biết, lạc vụ xuân có áp dụng kỹ thuật phủ nilon năng suất bình quân tăng thêm 10 tạ/ha, lãi thuần tăng thêm gần 3,4 triệu đồng/ha so với lạc không phủ nilon.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 35)