Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của 25 hộ tại 3 thôn (Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 47 - 48)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2.Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của 25 hộ tại 3 thôn (Bản

3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của huyện Chiêm Hóa

3.1.2.Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của 25 hộ tại 3 thôn (Bản

Trỏn, Bản Câm) xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa:

- Về đất sản xuất: 100% hộ sản xuất nơng nghiệp được điều tra có trồng lạc, diện tích trồng lạc trung bình của các hộ điều tra là 1.925 m2, trong đó trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa chiếm 55 % diện tích.

- Về giống: Phần lớn là người dân tự để giống hoặc trao đổi giống giữa các hộ dân trong vùng; một số hộ mua giống từ HTX nông lâm nghiệp xã. Hiện nay các hộ nông dân thường dùng giống lạc L14, Sen, L18, MD7 và L23, tuy nhiên được trồng phổ biến nhất hiện nay là giống L14 do có năng suất cao và chất lượng tốt, đặc biệt là ít sâu bệnh.

- Về phân bón: phân chuồng có 18 hộ/25 hộ bón từ 100- 150 kg/sào, 6 hộ/25 hộ bón từ 200 - 250 kg/sào, 01 hộ bón trên 250 kg/sào; phân đạm có 20 hộ/25 hộ bón từ 3 - 4 kg/sào, 5 hộ bón 1,5 - 2kg/sào; phân lân có 3 hộ/25 hộ bón 17 - 20kg/sào; phân kali có 1 hộ bón 2 kg/sào; phân NPK 5:10:3 có 20 hộ/25 hộ bón từ 18 - 22kg/sào, có 2 hộ bón 15 - 16 kg/sào; khơng sử dụng vơi bón cho lạc. Phần lớn các hộ sản xuất bón lót phân chuồng và phân NPK, bón thúc 1 lần bằng phân đạm ở thời kỳ sau trồng 15-20 ngày (kết hợp với xới phá váng).

- Cơng lao động: Có 10 hộ/25 hộ thuê làm đất bằng máy; 4 hộ/25 hộ áp dụng vặt củ bằng máy; các khâu lên luống, trồng, chăm sóc, bón phân đa số các hộ tự làm không phải thuê. Những hộ không thuê làm đất phải thực hiện từ 8 - 8,5 công để sản xuất 1 sào; những hộ đã thuê làm đất chỉ phải thực hiện trồng, chăm sóc, phun thuốc BVTV, thu hoạch thực hiện trung bình 7 cơng/sào.

- Năng suất: có 19 hộ năng suất từ 80 - 85 kg/sào, các hộ trên đều bón lượng phân chuồng rất thấp (100 - 150 kg/sào); có 4 hộ năng suất đạt khoảng 90 kg/sào thì có 3 hộ bón lượng phân chuồng ở mức 200 kg/sào, cả 4 hộ bón mức 20 - 22 kg NPK và 3 kg đạm/sào; có 2 hộ đạt năng suất 100 kg/sào là các hộ có mức đầu tư thâm canh cao, đặc biệt là đầy đủ lượng phân hữu cơ.

Các yếu tố đất đai (cùng cánh đồng), chăm sóc khơng khác biệt nhiều thì mức đầu tư phân bón giữa các hộ khác nhau có sự khác nhau về năng suất, như vậy có thể khẳng định mức bón phân như thói quen của các hộ được điều tra cịn thiếu so với nhu cầu của cây lạc.

- Thu nhập: Sau khi trừ chi phí thuê làm đất, mua giống, phân vô cơ, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ, các hộ cịn thu nhập bình quân từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng/sào (38-50 triệu đồng/ha), các hộ đều khẳng định trồng lạc thu nhập cao hơn so với trồng lúa, ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 47 - 48)