3.2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÚC ĐẨY CHO GV –
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng thúc đẩy
giảng viên - ĐHKTCNTN
Mục đích ý nghĩa
Xây dựng nội dung bồi dưỡng để hướng dẫn, giảng dạy ở các lớp tập huấn nhằm phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GV - ĐHKTCNTN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới PPDH hiện nay.
Quy trình và cách thức thực hiện
Bước một:
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên
Ở bước này chúng ta cần tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng mức độ phát triển kỹ năng thúc đẩy ở giảng viên, nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa và nội dung , vai trò của kỹ năng thúc đẩy trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu cần bồi dưỡng những kỹ năng nhất định cho giảng viên
Bước hai:
- Xác định nội dung các kỹ năng cần bồi dưỡng, phát triển cho giảng viên Trên cơ sở xác định được nội dung nhu cầu cần bồi dưỡng của giảng viên, căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường tiến xây dựng nội dung hệ thống các kỹ năng cần bồi dưỡng trong giai đoạn xác định
Bước ba:
- Lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng
Dựa vào kết quả của Bước 2, tiến hành xây dựng kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng. Trong kế hoạch phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau :
Nội dung các hoạt động
Nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện Các đơn vị phối hợp thực hiện
Tiến trình, thời gian cụ thể cho từng hoạt động Các hoạt động giám sát, đánh giá
…….
Bước bốn:
- Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch
Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện việc xây dựng nội dung các hoạt động bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng. Do vậy có thể đây là một trong những khâu quan trọng nhất, do vậy cần tổ chức sao cho có thể huy động được tối đa các ngồn lực (Giảng viên và đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm) để đảm bảo sản phẩm có chất lượng.
Bước năm:
- Tổ chức nghiệm thu
Cần thành lập hội động nghiệm thu sản phẩm - đó chính là tại liệu bồi dưỡng cho giảng viên. Trong thành phân hội đồng nghiệm thu cần lựa chọn những thành viên là những chuyên về PPDH, những người am hiểu sâu sắc về vấn đề này.
3.2.2. Biện pháp 2: Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên thơng qua mơ hình chuẩn (Standardized Professional Development).
Có 3 mơ hình phát triển chuyên môn được áp dụng rộng rãi trên thế giới đó là mơ hình chuẩn (Standardized Professional Development), mơ hình tại chỗ (Site-Based Professional Development) và mơ hình tự định hướng (Self-Directed Professional Development).
Mơ hình chuẩn là cách tiếp cận tập trung, liên quan tới hội thảo tập huấn, và được thực hiện theo kiểu "thác nước" (đa cấp). Mơ hình phát triển
chuyên môn này tập trung vào khám phá những khái niệm mới, minh họa và hình thành các kỹ năng cần thiết.
Ý nghĩa
- Tìm kiếm những ý tưởng và cách làm mới.
- Cung cấp kiến thức hay phương pháp sư phạm cho giáo viên trong khu vực hay quốc gia.
- Thể hiện sự cam kết của quốc gia, tổ chức hay dự án về một hoạt động cụ thể nào đó.
Đây là một trong những cách bồi dưỡng phổ biến với mục tiêu là nhanh chóng thu được kết quả trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tiễn, nhà trường lập đề án/kế hoạch/chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên thơng qua các khóa tập huấn. Thơng qua các đợt tập huấn này sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên nòng cốt (cốt cán). Vai trị của nhóm giảng viên này là những người sẽ nhân rộng, thúc đẩy quá trình phát triển chun mơn tại từng bộ môn cụ thể.
3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên thơng qua mơ hình tại chỗ (Site-Based Professional Development)
Đây là mơ hình được thực hiện ngay tại cơ sở đào tạo. Ở đó, giảng viên cốt cán (nịng cốt) làm việc với các giảng viên phát triển năng lực dạy học. Mơ hình phát triển chun mơn này tập trung vào những vấn đề, tình huống cụ thể người giảng viên phải đối mặt khi họ triển khai những ý tưởng, phương pháp và kỹ thuật mới trong dạy học.
Ý nghĩa :
- Kết nhóm giảng viên để cùng nhau giải quyết các nhu cầu, vấn đề của nhà trường trong mỗi giao đoạn cụ thể.
- Khuyến khích sáng kiến cá nhân và phương pháp tiếp cận hợp tác với các vấn đề.
- Cho phép phát triển chuyên môn một cách linh hoạt hơn, bền vững và chuyên sâu hơn.
- Cung cấp cơ hội tiếp tục phát triển chuyên mơn giữa một nhóm giảng viên. - Đảm bảo thành công cho giảng viên và sinh viên.
Như vậy, đặc điểm của cách làm này là việc phát triển năng lực chuyên môn được thực hiện thông qua công việc, lâu dài và liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người được hướng dẫn ngay trong quá trình dạy học. Do vậy, hiệu quả của việc hướng dẫn đồng nghiệp được thể hiện ngay trong các bài lên lớp của giảng viên, đích cuối cùng cần đạt được của hoạt động phát triển chuyên mơn.
Biện pháp có các nội dung sau:
Triển khai thí điểm và tổ chức giảng dạy trong thực tiễn đối với các
khoa có giảng viên tham dự bồi dưỡng chuyên đề phát triển kỹ năng thúc đẩy.Tổ chức dạy thí điểm, giáo án được thiết kế theo hướng dẫn trong chương trình tập huấn, GV tham dự học tập, rút kinh nghiệm. Sau đó các tổ chuyên môn triển khai cho giảng viên giảng dạy trong thực tế.
Rèn luyện, thực hành kỹ năng thúc đẩy ở tổ bộ môn đưa nội dung
thúc đẩy trở thành chuyên đề sinh hoạt thường xuyên. Nội dung sinh hoạt chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng thúc đẩy như:
- Đại diện giảng viên trong tổ chun mơn trình bày các yêu cầu, nội dung liên quan đến tổng thể thiết kế bài học (Gồm các kỹ năng thiết kế: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy - học tập, hoạt động…), các thành viên khác nhận xét góp ý trao đổi kinh nghiệm. Giảng viên tiếp thu sửa chữa và tiếp tục thực hành cho đến khi thực hiện hoàn chỉnh thiết kế bài học.
- Ứng dụng cách rèn luyện sinh viên hình thành kỹ năng thúc đẩy như: Chọn ra một số kỹ năng SV phải thể hiện trong tình huống học tập, giao tiếp để làm mẫu.
Ví dụ:
+ Kỹ năng đặt câu hỏi (chọn lọc các loại câu hỏi theo tình huống và nội dung bài giảng…).
+ Kỹ năng lắng nghe ( biểu hiện thái độ trước hành vi của người khác đồng tình- thái độ thân thiện; khơng đồng tình - khơng nên phản ứng tức thì, kiềm chế, tìm hiểu lý do, phản ứng nhẹ nhàng thuyết phục...).
- Hướng dẫn giảng viên thực hành, rèn luyện các bước hoạt động của GV.
- Chọn lọc đưa ra những nội dung khó thực hiện trong quá trình tiến hành để luyện tập trao đổi trong tổ chuyên môn và quan sát khi tiến hành thực hiện trên lớp để rút kinh nghiệm.
- Tổ chuyên môn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện các kỹ năng dạy học để trình bày trong tổ. Các thành viên trong tổ tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.
- Thống nhất nội dung và kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ bằng các giải pháp cụ thể ở các tổ chuyên môn.
Dự giờ, quan sát thực hiện kỹ năng thúc đẩy phải được tiến hành
thường xuyên, nhất là đối với giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học. Tùy theo mục đich đánh giá nhận xét về yêu cầu kỹ năng cần thực hiện, tổ chun mơn có thể giao cho giảng viên chuẩn bị để tiến hành trên lớp để các GV khác dự giờ trao đổi kinh nghiệm.
Tổ chức seminar tại trường
- Tổ chức seminar làm sáng tỏ những lợi ích do kỹ năng thúc đẩy mang lại cho người học. Khắc sâu những kỹ năng thường sử dụng ở khâu tiến hành bài dạy. Nghiên cứu tìm kiếm cách thức triển khai các kỹ năng trong môn học, bài học cụ thể theo chương trình dạy học các lớp.
- Thơng qua hoạt động seminar giúp giảng viên trải nghiệm sự thành công trong việc ứng dụng kỹ năng thúc đẩy, phát huy tính tích cực trong việc học tập lẫn nhau.
- Nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai rèn luyện kỹ năng thúc đẩy ở trường.
- Chọn lọc những thông tin, những vấn đề liên quan đến luyện tập kỹ năng thúc đẩy chưa được thực hiện thông suốt, chưa vững chắc hoặc chưa thống nhất trong tổ chuyên môn để thảo luận.
- Cập nhật thông tin mới, những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH, những kết quả đạt được từ việc thực hiện các kỹ năng thúc đẩy.
- Khi tổ chức Seminar cần chú ý:
+ Cần thu thập thơng tin, các sự kiện có liên quan đến nội dung seminar nhằm giúp cho chất lượng seminar đạt kết quả cao, khơng lãng phí thời gian.
+ Nội dung seminar phải thiết thực đáp ứng yêu cầu mong đợi của các thành viên trong tổ, nhóm.
+ Phải đảm bảo thời gian và điều kiện vật chất tương ứng cho seminar tiến hành một cách thuận tiện nhất.
+ Các thành viên tham gia seminar phải tích cực làm việc, trao đổi với tinh thần thật sự cầu tiến.
3.2.4. Biện pháp 4: Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên thông qua mơ hình tự định hướng (Self-Directed Professional Development). mơ hình tự định hướng (Self-Directed Professional Development).
Mơ hình tự định hướng là mơ hình trong đó giảng viên tự khởi xướng và thiết kế chương trình phát triển năng lực chun mơn cho chính họ. Họ có
thể chia sẻ ý tưởng, học liệu cũng như thảo luận về các thách thức và giải pháp thực hiện. Cách tiếp cận này giúp giảng viên trở thành hình mẫu học tập suốt đời. Tìm kiếm, học hỏi từ các giảng viên có kinh nghiệm hay các nguồn thơng tin khác.
3.2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn GV cách rèn luyện kỹ năng thúc đẩy trong quá trình dạy học quá trình dạy học
Sinh viên ĐH hầu như chưa được dạy các kỹ năng thúc đẩy một cách bài bản mà chỉ thực hiện một cách tự nhiên. Do vậy, cần phải dạy cho các em những kỹ năng trong các tình huống thích hợp với nhau.
Để có thể hình thành những kỹ năng thúc đẩy, chúng ta cần sắp xếp thứ tự các kỹ năng theo nhóm và dạy theo một hệ thống nhất định. Những kỹ năng này được thể hiện bằng những hành vi thích hợp trong nhóm. Khi các nhóm bắt đầu hoạt động có hiệu quả, những hành vi mong đợi có thể gồm: Mỗi thành viên lần lượt giải thích vì sao có đáp án như vậy?Trao đổi về sự tìm kiếm kiến thức mới. Hỏi lại các thành viên trong nhóm xem kiến thức và kỹ năng đang học có liên quan gì với những kiến thức đã biết. Nêu ý kiến về đáp án của thành viên trong nhóm đưa ra; khuyến khích mọi người tham gia; lắng nghe chính xác điều bạn đang nói.
Quan sát hành vi của SV: Trong quá trình sinh viên hợp tác với nhau trong nhóm, giảng viên cần quan sát xem có những vấn đề gì nảy sinh. Dựa các biểu hiện của kỹ năng, giảng viên ghi lại số lần SV thực hiện được các kỹ năng. Các dữ liệu đó cho biết q trình tiến triển cũng như cách tổ chức của giảng viên để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Trong khi theo dõi các nhóm hoạt động, nếu sinh viên còn thiếu những kỹ năng thúc đẩy. Giáo viên sẽ can thiệp nhằm củng cố lại những hành vi đã hướng dẫn. Quá trình can thiệp này, cần làm sao để mỗi khi một hoạt động nhóm kết thúc học sinh có được những kỹ năng mới hữu ích. Điều quan trọng
là các kỹ năng này phải thường xuyên được sử dụng hoặc thực hành trong môi trường lớp học, nhà trường.
Tuy nhiên, giảng viên khơng nên can thiệp một cách độc đốn và vượt quá mức cần thiết, cần lựa chọn những biện pháp can thiệp thích hợp. Nên gợi ý để học sinh tự giải quyết vấn đề của mình.
Trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện và rèn luyện những kỹ năng điều cần chú ý là phân biệt được những kỹ năng nhận thức, kỹ năng học tập, kỹ năng thực hiện các hành vi tổ chức, kỷ luật, kỹ năng thực hành bài học… với kỹ năng thúc đẩy. Cần lựa chọn kỹ năng phù hợp để nhấn mạnh nó trong từng bài học. Việc dạy và hướng dẫn những kỹ năng thúc đẩy phải trải qua những bước sau đây:
- Làm cho sinh viên nhận thức được nhu cầu phải có kỹ năng, bằng cách gợi nhớ kinh nghiệm cá nhân, giải thích tầm quan trọng của kỹ năng trong học tập và đời sống ở hiện tại và tương lai.
- Sinh viên cần hiểu rõ những biểu hiện của kỹ năng, có thể yêu cầu SV lập những danh mục gồm nhiều kỹ năng mà họ cảm thấy giống như vậy qua việc nghe và nhìn thấy hằng ngày.
- Cho sinh viên thực hành kỹ năng một cách riêng biệt với nội dung học tập bình thường, chẳng hạn thơng qua việc dạy các kiến thức của bài học có liên hệ với thực tế trong đó biểu thị cả những thí dụ tích cực lẫn những thí dụ tiêu cực về kỹ năng thúc đẩy.
- Cần tích hợp kỹ năng vào các hoạt động theo nội dung học tập. Ví dụ, nếu nhóm làm việc với nhau để nghiên cứu dự án, thì sinh viên phải sử dụng kỹ năng khuyến khích những người khác tham gia các phần việc khác nhau. Có thể giao nhiệm vụ luân phiên để thay nhau đóng vai trị nhất định. Ví dụ, mỗi người trong nhóm phải lần lượt làm báo cáo viên sau các giờ học thảo luận. Vai trò ln phiên này cần được lựa chọn, nó địi hỏi nhân vật thực hiện vai trị phải sử dụng những kỹ năng thúc đẩy mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Có thể tổ chức các hành động có tính chất “dây chuyền” để dạy kỹ năng thúc đẩy.
Để hình thành những kỹ năng thúc đẩy cho SV, GV cần tiến hành theo trình tự sau:
- Giúp sinh viên thấy được ý nghĩa, vai trò của những kỹ năng thúc đẩy trong hoạt động học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để học một kỹ năng, sinh viên cần hiểu được vai trò, ý nghĩa của kỹ năng đối với bản thân mình. Ý thức được như vậy, sinh viên phải tự đưa ra các yêu cầu kỹ năng cần học. Nếu sinh viên khơng tự nêu ra được thì giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu được những điều cần thiết đó. Việc này, có thể tiến hành theo cách hỏi sinh viên những kỹ năng đó cần thiết như thế nào? Nếu thiếu những kỹ năng này, sinh viên sẽ gặp những khó khăn gì…? Để sinh viên có những thơng tin này, giảng viên cần tiến hành giúp đỡ bằng cách thức phù hợp với năng lực, sở trường nhận thức và tiếp nhận giao tiếp.
- Giúp sinh viên nắm bắt tri thức về kỹ năng và những thao tác thể hiện kỹ năng. SV phải hiểu biết về kỹ năng và biết cách thể hiện ra những thao tác tương ứng về kỹ năng cần đạt. Trước tiên, phải chỉ ra các thao tác và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý. Cần trình diễn những kỹ năng muốn hình thành cho sinh viên, mô tả tỉ mỉ theo từng bước lặp đi lặp lại. Giảng viên cần có khả năng mơ tả, thực hiện và làm mẫu được các kỹ năng đó. Đồng thời, cần chỉ ra những sinh viên thực hiện tốt kỹ năng mẫu cho sinh viên khác học theo.
- Thơng qua các tình huống để sinh viên thực hành các kỹ năng. Sau khi SV hiểu đúng về một kỹ năng, cần tạo ra các tình huống để sinh viên được thực hành cho đến khi thành thạo.