Khái niệm thúc đẩy và kỹ năng thúc đẩy

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 26 - 27)

1.3. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1.3.4. Khái niệm thúc đẩy và kỹ năng thúc đẩy

Thuật ngữ thúc đẩy ( facilitate ) có nguồn gốc từ tiếng Latinh, facilis, nghĩa là "làm cho dễ dàng" (Bently, 1994). Trong tế thúc đẩy là một khái

niệm có nội hàm rất rộng, trong những bối cảnh và mục đích khác nhau có thể có thể định nghĩa và giải thích thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau. Trong cuốn tài liệu tập huấn kỹ năng thúc đẩy của Donald Mc.Cain và Deborah Davis Tobey (2007) -Thúc đẩy được cho là một hoạt động khuyến khích, động viên, lơi kéo và tăng cường sự giao tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác để hoạt động có hiệu quả bằng cách vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định.; là một q trình có ý thức hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhóm hồn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả. Trong quá trình thúc đẩy xảy ra sự giao tiếp giữa người thúc đẩy (giảng viên, chuyên gia) và người được thúc đẩy (người học), giữa những người được thúc đẩy với nhau.

Theo Bùi Thị Kim (2008), Thúc đẩy là việc sử dụng các kỹ năng và phương pháp khác nhau để tạo môi trường làm việc có hiệu quả nhất cho hoạt động nhóm.

Frances, Roland Bee (2004) và Lê Huy Hồng (2010) cho rằng, Thúc đẩy là hoạt động cùng với người học nhằm giúp đỡ họ đạt đến đích của việc học theo hướng khuyến khích và trang bị cho họ kỹ năng tự phát triển và học tập suốt đời.

Vai trò của người giảng viên với tư cách là người thúc đẩy hoạt động học của người học trong quá trình dạy học :

- Định hướng vào người học.

- Cùng với người học, không phải người quan sát.

- Làm cho quá trình học tập diễn ra rẽ dàng và thuận lợi. - Khuyến khích, tạo cơ hội cho người học chia sẻ.

- Bảo vệ và xác nhận các ý tưởng của người học.

- Xây dựng môi trường học tập tiện lợi và an toàn cho người học. Phân tích các quan điểm trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Thúc đẩy là hoạt động nhằm tạo ra và duy trì một mơi trường học tập thân thiện có tính tương tác cao, đảm bảo hướng tới đạt được mục tiêu học tập đề ra.

- Kỹ năng thúc đẩy(Facilitation Skills) là sự thực hiện có kết quả các thao tác của hành động giảng dạy để đạt mục tiêu dạy học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức hoạt động của người dạy nhằm tạo ra và duy trì một mơi trường học tập thân thiện khuyến khích người học tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)