1.3. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.3.5. Các loại kỹ năng thúc đẩy
Theo quan điểm của Frances, Roland Bee (2004) và Lê Huy Hoàng (2010) kỹ năng thúc đẩy gồm:
- Kỹ năng quản lý nhóm; - Kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng phi ngôn ngữ;
- Kỹ năng lập kế hoạch các hoạt động học tập; - Kỹ năng xem xét vấn đề có tính hệ thống; - Kỹ năng sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học;
- Kỹ năng đặt câu hỏi;
- Kỹ năng phản hồi tích cực;
- Kỹ năng lắng nghe tích cực và hiệu quả; - Kỹ năng quan sát;
- Kỹ năng trình bày; - kỹ năng đàm phán;
- Kỹ năng làm việc với người khác biệt. Theo Bùi Thị Kim (2008), kỹ năng thúc đẩy gồm:
- Kỹ năng trực quan; - Kỹ năng lắng nghe; - Kỹ năng đặt câu hỏi;
- Kỹ năng khuyến khích và sử lý các ý kiến đóng góp; - Kỹ năng ra quyết định có sự tham gia.
Như vậy có rất nhiều nhóm kỹ năng thuộc nội hàm khái niệm kỹ năng thúc đẩy. Tiếp cận trên quan điểm lý luận dạy học hiện đại chúng tôi đề xuất hệ thống kỹ năng thúc đẩy cần phát triển ở GVĐH là:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng lập kế hoạch các hoạt động học tập; - Kỹ năng phản hồi tích cực;
- Kỹ năng làm việc với người khác biệt.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản đó là: Kỹ năng giao tiếp(gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi), kỹ năng phản hồi tích cực.
1.3.5.1. Kỹ năng phản hồi tích cực
Phản hồi là một hoạt động thường xuyên được sử dụng trong quá trình dạy học và tập huấn. Kỹ năng phản hồi tích cực được hiểu theo nghĩa người
dạy phản hồi lại các kết quả học tập của người học. Theo đó, người học sẽ biết được ưu điểm và hạn chế của họ, biết được những thông tin mới bổ sung, cập nhập về chủ đề họ đang đối mặt, biết được những mong đợi của giảng viên với họ trong các hoạt động tương tự trong tương lai.
Phản hổi là cách thức đạt được các yêu cầu trên nhưng không làm tổn thương tới người học. Người dạy cần làm sao để người học mong muốn được phản hồi thay vì sợ sệt hay lo lắng. Làm sao để người học luôn nhận ra được giá trị và tiến bộ hơn sau những lần phản hồi của người dạy.
Phản hồi mang tính xây dựng là một kỹ năng chủ chốt trong đào tạo và trong bồi dưỡng giảng viên.
Có nhiều cách phản hồi, trong đó một phương pháp phản hồi được sử dụng rộng rãi trên thế giới đó là kiểu phản hồi "Sandwich" với hai phiên bản "cũ" và "mới". Cụ thể là:
Kiểu cũ Kiểu mới
Bắt đầu bằng những phát biểu tích cực (đánh giá cao, tán dương, đồng tình...); tiếp đến là những phát biểu và góp ý về những điểu cần thay đổi, điều chỉnh; cuối cùng quay trở lại với những phát biểu tích cực.
Bắt đầu bằng những câu hỏi yêu câu cầu người học tự đánh giá về các khía cạnh trong mục tiêu, những gì đã làm được, những gì có thể làm tốt hơn; tiếp đến người dạy nhận xét về những gì quan sát được bao gồm cả cái đã làm được, cái chưa làm được; sau cùng người dạy đặt các câu hỏi yêu cầu đề xuất bổ sung, điều chỉnh để nâng cao chất lượng trong tương lai.
Để phản hồi đạt hiệu quả, cần đảm bảo một số nguyên tắc dưới đây:
- Suy nghĩ và cảm nhận thấu đáo trước khi đưa ra phản hồi - Không phản hồi theo kiểu phán xét
- Chỉ tập trung vào các hành vi và chứng cứ xác định qua quan sát được - Phản hồi vừa phải
- Đề xuất ý tưởng cho sự tiến bộ và nâng cao chất lượng
1.3.5.2. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là bước khởi đầu trong sự hợp tác. Muốn học tập diễn ra tốt, mỗi sinh viên cần có kỹ năng truyền đạt thông tin trực tiếp để thể hiện những ý tưởng chính kiến, tình cảm, thái độ,… Những kỹ năng này, gọi là kỹ năng truyền đạt. Ngược lại, mỗi sinh viên cũng phải có khả năng tiếp nhận thơng tin một cách chính xác, sao cho bản thân có thể hiểu được các ý tưởng, niềm tin, cảm xúc, thái độ… của người khác. Các kỹ năng tiếp nhận bao gồm việc đưa ra những phản hồi liên quan đến việc thu nhận thông tin của người khác. Sự phản hồi này, sẽ làm sáng tỏ nội dung thông tin để tiếp tục duy trì, phát triển giao tiếp, trao đổi ý kiến với nhau. Mục đích chính của việc đưa ra phản hồi, là nhằm thể hiện mong muốn của người tiếp nhận, muốn hiểu đầy đủ ý nghĩ và cảm nhận của người truyền đạt. Khi tiếp nhận ý kiến của người khác, cần chú ý khơng nên dựa vào kinh nghiệm vốn có của mình thể hiện bộc phát những phán xét, đánh giá, tán thành, hoặc phản đối thông tin tiếp nhận, trước khi hiểu cặn kẽ những thơng tin đó. Những đánh giá như thế của người tiếp nhận sẽ làm cho người truyền đạt khơng hài lịng, bị ức chế về mặt tâm lý, làm giảm đi sự cởi mở trong giao tiếp. Vì vậy, điều quan trọng là người nghe phải thể hiện rằng mình muốn hiểu người nói và sẽ khơng đánh giá về thơng tin của người đó trước khi hiểu đầy đủ thơng tin. Các kỹ năng tiếp nhận đặc trưng là diễn giải, kiểm tra lại sự tiếp nhận của mình và trao đổi về ý nghĩa
thông tin. Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cần hình thành cho sinh viên như sau:
+ Nhóm kỹ năng truyền đạt thông tin: Truyền đạt rõ ý, làm sáng tỏ thông tin. Mỗi thông tin truyền đạt cần lựa chọn và được truyền đạt rõ ràng, đơn nghĩa. Giao tiếp phù hợp, mọi sự giao tiếp bao gồm cả thông tin ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Những thông tin phù hợp với nhau như mỉm cười thân thiện, là biểu lộ sự đồng cảm, ủng hộ, quý mến… Biết hợp tác, chia sẻ giải quyết những nhiệm vụ của nhóm. Kiểm tra thơng tin của mình, học sinh cần biết người tiếp nhận, giải thích và xử lý với thơng tin của mình như thế nào.Thảo luận, tranh luận có tổ chức.
+ Nhóm các kỹ năng tiếp nhận thơng tin: Có thái độ chân tình, ân cần, cởi mở khi tiếp nhận, lắng nghe thông tin do người khác truyền đạt. Kỹ năng lắng nghe, nhắc lại được những điều mà người khác nói theo cách của mình, để được người truyền đạt chấp nhận. Không dựa vào kinh nghiệm bản thân để bột phát phản đối ý kiến người khác, khi chưa thấu hiểu cặn kẻ thông tin tiếp nhận. Mô tả lại đầy đủ, chính xác thơng tin từ những cảm nhận của người truyền đạt.
+ Nhóm các kỹ năng xây dựng và duy trì bầu khơng khí tin tưởng lẫn nhau:
Sự tin tưởng là điều kiện cần thiết cho hợp tác bền vững và giao tiếp có hiệu quả. Càng có sự tin tưởng lẫn nhau, sự hợp tác càng bền vững. Khi thực sự tin tưởng nhau, sinh viên sẽ bộc lộ cởi mở hơn những suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng, ý kiến, thông tin và tư tưởng của mình. sẽ lảng tránh, khơng trung thực và không tập trung khi sự tin tưởng lẫn nhau giảm bớt. Ngược lại, khi được mọi người tin cậy, sinh viên sẽ bày tỏ ý muốn hợp tác của mình một cách thường xuyên, trung thực và nỗ lực hợp tác hơn.
Sự hợp tác dựa trên sự chia sẻ nguồn lực, phân cơng cơng việc, đóng góp vào việc hồn thành các mục tiêu chung. Những hành vi như thế sẽ xuất hiện khi có sự tin tưởng rằng tất cả mọi người đang đóng góp cho sự tiến bộ của nhóm chứ khơng chỉ mang lại lợi ích cho bản thân.
Khi thực hiện hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao, sự hợp tác giữa sinh viên với nhau đòi hỏi phải cởi mở và chia sẻ. Điều này được biểu hiện ở sự chấp nhận, ủng hộ, muốn hợp tác, sẵn sàng chia sẻ các thông tin, ý tưởng, suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng về các vấn đề nhóm đang giải quyết. Sự chia sẻ biểu hiện rõ nét ở chỗ người này dành cho người kia sự giúp đỡ về tài liệu, nguồn lực để cùng hướng vào việc hồn thành tốt mục tiêu của nhóm.
Để xây dựng và duy trì bầu khơng khí tin tưởng lẫn nhau, cần hình thành cho sinh viên những kỹ năng cơ bản sau: Yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần. Giúp giải thích, làm rõ. Chia sẻ thông tin, ý tưởng về vấn đề nhóm đang giải quyết. Trân trọng thành quả của nhóm.Tiếp sức, khuyến khích nhóm.
Ngoài ra kỹ năng giao tiếp bao gồm : kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng đật câu hỏi.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực :
Q trình dạy học cũng là giao tiếp – một cuộc giao tiếp đặc thù giữa thầy và trị. Cho nên, có thể nói, lắng nghe trong dạy học cũng là một kỹ năng quan trọng, cần thiết và mang tính đặc thù. Q trình giao tiếp chỉ có thể được diễn ra và được duy trì khi có thơng điệp. Thơng điệp là điều người nói muốn gửi và trong lời nói của mình (ý) được người nghe tiếp nhận (ý nghĩa). Bản thân sự xuất hiện và tồn tại thông điệp phải nhờ vào sự lắng nghe. Như vậy, lắng nghe chính là khâu mấu chốt của giao tiếp, khơng có lắng nghe thì khơng có giao tiếp.
Vì vậy mà Tơ Xn Giáp đã cho rằng: Lắng nghe “là một quá trình tâm
lý học, bắt đầu bằng sự nhận thức của một người nào đó, hướng sự chú ý của mình vào tiếng động hay bài nói và kết thúc bằng sự hiểu các thông điệp”.
Lấy người học làm trung tâm – đó chính là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó, người học ln được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Người học chính là chủ thể đi thâm nhập, khám phá kiến thức và có trách nhiệm với việc học của chính mình. Để đạt được điều đó, trong dạy học, giảng viên đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, cho người học phương pháp để khám phá, sáng tạo kiến thức. Giảng viên sẽ nói ít hơn. Và như vậy, sự lắng nghe người học trong quá trình dạy học càng trở nên quan trọng.
Sự lắng nghe là một điều tất yếu trong dạy học. Nhưng không phải ai và không phải lúc nào sự lắng nghe ấy cũng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đúng với tinh thần đổi mới giảng dạy. Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chúng ta còn ảnh hưởng nhiều của quan niệm dạy học truyền thống: Giảng viên là người “rót” kiến thức, học trị lắng nghe, ghi chép một cách thụ động mà khơng có sự tương tác hai chiều. Giảng viên chưa thực sự tạo điều kiện cho sinh viên nói lên những suy nghĩ của mình.
Thứ hai, giảng viên đã tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm nhưng tầm nhận thức, tốc độ tư duy của giảng viên và sinh viên có những khoảng cách nhất định. Thơng thường, giảng viên là người có trình độ, sự hiểu biết cao hơn, làm chủ kiến thức; tốc độ xử lý thông tin của bộ não cũng nhanh hơn tốc độ của lời nói. Do vậy, giảng viên sẽ thiếu sự chú ý, coi trọng đến lời nói của sinh viên. Ta hãy hình dung hai mẹ con cùng bước đi, nếu con bước chậm hơn thì mẹ phải bước chậm lại hoặc phải biết cách dìu dắt con cùng bước cho kịp với mình. Lắng nghe cũng tương tự như thế.
Thứ ba, do thiên kiến, sự ích kỷ hay vị kỷ. Trước một tình huống đặt ra, giảng viên chỉ coi trọng quan niệm hay ý kiến chủ quan của mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ mình đúng và sẽ bác bỏ mọi ý kiến khơng giống mình. Điều này rất không tốt cho dạy học.
Thứ tư, giảng viên nghe một cách có chọn lọc. Trong phần trả lời, thuyết trình,… của sinh viên, giảng viên chỉ nghe một hoặc vài từ/câu/ý mà mình cho là đúng. Điều này đồng nghĩa với khơng phải giảng viên lắng nghe sinh viên nói mà là lắng nghe những gì giảng viên nghĩ đáng ra sinh viên cần phải nói. Để dạy học có hiệu quả, điều quan trọng khơng phải sinh viên nói gì mà quan trọng là qua lắng nghe những điều sinh viên nói, giảng viên sẽ xác định được nhận thức của sinh viên đến đâu, qua đó có phương pháp tác động nhằm nâng cao tầm nhận thức cho sinh viên.
Sau khi lắng nghe là sự phản ánh lại. Giảng viên hãy tóm lược lại những ý chính trong phần trình bày của sinh viên, hỏi lại sinh viên để xác minh, làm rõ những điều giảng viên nghe chưa thật rõ. Điều đó cho biết giảng viên đã hiểu sinh viên như thế nào và sinh viên cũng biết là giang viên đã rất quan tâm lắng nghe mình. Đó là một khích lệ rất lớn cho sinh viên và chắc chắn lần sau sinh viên sẽ mạnh dạn, hào hứng hơn rất nhiều trong việc thể hiện ý kiến cá nhân. Cuối cùng, giảng viên nên đạt tới cấp độ nghe thấu cảm, không chỉ là nghe một cách chăm chú mà giảng viên cịn đặt mình vào vị trí của sinh viên để hiểu sinh viên (sinh viên có suy nghĩ gì về vấn đề này, sinh viên có ý kiến gì, sinh viên có mong muốn gì, có nhu cầu gì cả về tâm tư nguyện vọng, cả về kiến thức).
Lắng nghe trong dạy học không chỉ là sự lắng nghe những ý kiến phát biểu trực tiếp của sinh viên. Sự lắng nghe còn mang nghĩa rộng, là sự tạo điều kiện và sự xử lý tốt tất cả những thông tin mà giảng viên tiếp nhận được khi sinh viên thể hiện suy nghĩ, hoạt động,… của mình. Sự lắng nghe sinh viên sẽ
là một phương pháp cơ bản, hữu hiệu để giảng viên đánh giá đúng năng lực hiện có của sinh viên và tìm đúng cách tác động nhằm nâng cao năng lực đó. Giảng viên sẽ làm tốt điều đó nhờ vào niềm tin, sự tôn trọng, tinh thần dân chủ và tâm huyết với học trị.
Tóm lại, Lắng nghe là một trong những kỹ năng không thể thiếu ở mỗi giảng viên.
- Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Riêng trong quá trình giảng dạy đặt câu hỏi tốt sẽ giúp người dạy biết được mức độ nhận thức của người học; khơi dậy và mở rộng được sự đóng góp, chia sẻ, thảo luận của họ trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, câu hỏi cịn có tác dụng định hướng và dẫn dắt được suy nghĩ cũng như đánh giá được kết quả hoạt động của người học.
Có nhiều loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi làm rõ, câu hỏi so sánh, câu hỏi mở rộng, câu hỏi tóm tắt, câu hỏi giả định... Mỗi loại câu hỏi hướng tới một mục đích khác nhau, yêu cầu mức độ tư duy khác nhau của người học.
Những câu hỏi chính được sử dụng trong hoạt động thúc đẩy cần được chuẩn bị trước, hướng tới mục tiêu học tập và được thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc nhất có thể, tránh tình trạng phải nhắc lại nhiều lần một câu hỏi. Để tăng cường hiệu quả khi hỏi, trong trường hợp cần thiết, người thúc đẩy có thể giới thiệu ngữ cảnh hay tạo tình huống để hỏi hoặc sử dụng các câu hỏi phụ làm câu hỏi dẫn dắt tới câu hỏi chính.
Trong quá trình sử dụng câu hỏi, cần phân phối đều câu hỏi cho tất cả các thành viên; dành thời gian cho họ suy nghĩ và trả lời câu hỏi; sử dụng các câu hỏi phụ để làm rõ, định hướng lại, gợi ý cho câu trả lời cho các tình huống khác nhau trong dạy học.
Thực tế đã có những định nghĩa khác nhau như: “Câu hỏi là mệnh đề ghi nhận những yếu tố không biết rõ và cần phải làm sáng tỏ của một tình