VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 42 - 45)

2.1.1. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐHKTCN)

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐHKTCN) tiền thân là phân hiệu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sau đó đổi tên thành Đại học Cơ Điện. Trong kháng chiến chống Mỹ, trường nằm trong khu vực của Thủ đô kháng chiến, trải qua những thăng trầm của lịch sử, sau nhiều lần đổi tên, năm 1982 trường mang tên là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Từ năm 1994 đến nay trường là thành viên của Đại học Thái Nguyên.

Trên diện tích khn viên 50 ha, 8.700 m2 giảng đường với trên 70 phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi về máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh hiện đại, đảm bảo nhu cầu dạy học của GV, sinh viên. Nhà trường cịn có 2 phịng học chun dụng đảm bảo cho học và thi tiếng anh quốc tế. Gần đây, tòa nhà 7 tầng mới đã được đưa vào sử dụng với 6 phòng học 200 chỗ, 10 phòng học 100 chỗ trang bị hiện đại. Đặc biệt, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, nhà trường đầu tư xây mới: 1 Trung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phịng thí nghiệm cho tất cả các chuyên ngành: điện - điện tử - cơ khí - xây dựng, với các trang thiết bị hiện đại, như: máy tạo mẫu nhanh, hệ thống sim mở, máy cắt dây, robot, phòng thực hành CAD/CAM, thiết bị điện ABB, OMON, SIEMEN, LABVOL...Trung tâm thực nghiệm có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành 11 ban nghề phù hợp với hệ thống đào tạo.

Các nguồn học liệu cũng là một yếu tố tạo nên thành công trong đào tạo tín chỉ, năm 2006, Thư viện điện tử chính thức đưa vào sử sụng với trên

3000 đầu sách và thu hút được trên 50.000 lượt mượn mỗi năm. Ngồi ra, Nhà trường có khu nhà đa năng cho sinh viên luyện tập thể thao, sinh hoạt văn nghệ và các hoạt động khác sau những giờ học tập căng thẳng.

Với phương châm “Thầy có giỏi thì trị mới giỏi”, cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên được Nhà trường đặc biệt được chú trọng. Không chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, trường còn mở 3 lớp bồi dưỡng Phương pháp giảng dạy đại học, nhiều buổi tọa đàm về đổi mới phương pháp dạy và học tích cực,…chính vì vậy người thầy khơng chỉ đơn thuần là người đứng trên bục giảng mà thầy cịn giúp sinh viên hình hành và phát triển nhân cách.

Hiện tại, nhà trường có 611 cán bộ viên chức với hơn 400 giảng viên năng động, nhiệt tình, có trình độ cao, trong đó, trên 70 % giảng viên có học vị PGS, TS, Thạc sỹ cịn lại là trình độ Đại học và cán bộ, phục vụ tốt cho công tác đào tạo đa ngành nghề (cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, sư phạm kỹ thuật ..) của trường.

Dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết, có trình độ cao, sinh viên của trường ln đồn kết, thi đua học tốt, tích cực tham gia các tổ chức học thuật, hoạt động xã hội, góp phần đưa phong trào nhà trường ngày một đi lên. Hiện nay, trường có gần 17.000 sinh viên đại học và sinh viên sau đại học theo học tại 7 khoa trong đó có 24 chuyên ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ, và 03 chuyên ngành đào tạo Nghiên cứu sinh.

2.1.2. Khoa Khoa học Cơ bản (KHCB)

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 82/QĐ-TCCB ngày 09/02/2006 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/5/2006. Khoa KHCB được giao sứ mạng là tham gia nghiên cứu khoa học

và giảng dạy tất cả các môn giáo dục đại cương trong toàn trường, tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho sinh viên tham gia học tập các môn chuyên ngành. Khoa KHCB được thành lập trong sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng của Nhà Trường để đưa Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp là một trong các trường Đại học hàng đầu của khu vực.

Hàng năm, khoa KHCB chịu trách nhiệm giảng dạy gần 1/3 khối lượng toàn trường, đây là một khối lượng công việc rất lớn của đơn vị. Cho tới nay, khoa KHCB đã biên soạn đầy đủ giáo trình các mơn học do khoa tham gia giảng dạy, đã hoàn thành đầy đủ ngân hàng đề và đáp án thi của các mơn học. Nhiệm vụ chính của Khoa là giảng dạy các kiến thức đại cương và cơ sở trong hệ thống chương trình đào tạo trung cấp, cử nhân và sau đại học ở trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiệm vụ giảng dạy các mơn lý luận chính trị, khoa học xã hội và giáo dục thể chất, Khoa cơ bản góp phần đào tạo nên những thế hệ sinh viên vừa hồng vừa chuyên, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thực tế nghề nghiệp.

Khoa KHCB hiện nay có 06 bộ mơn đó là các bộ mơn: Tốn, Vật Lý Hóa Học, Ngoại Ngữ, Lý Luận Chính Trị và Giáo Dục Thể Chất. Tổng số trong khoa có 90 cán bộ viên chức, trong đó có 2 PGS, 4 TS, 6 NCS, 31 Thạc sĩ, 24 sinh viên cao học. Trong đó có gần 30 giảng viên tốt nghiệp đại học sư phạm, và 60 giảng viên tốt nghiệp các trường đại học khác mà chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm.

Bởi vậy nên việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và những kỹ năng sư phạm cần thiết cho những giảng viên chưa được đào tạo là một nhiệm vụ mang tính tất yếu và hết sức cấp bách. Đây cũng chính là lý do đòi hỏi cần nghiên cứu phát triển kỹ năng thúc đẩy của khoa KHCB để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên của Trường nói chung và của khoa KHCB nói riêng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)