Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 38 - 42)

1.3. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1.3.6. Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên

Nghiên cứu về kỹ năng cho thấy bản chất của sự tập luyện kỹ năng là hướng đến việc hình thành kỹ năng, hoàn thiện, củng cố phát triển kỹ năng đạt đến mức độ mới hơn về “chất”. Kỹ năng hình thành trong học tập, rèn luyện là một hoạt động có định hướng được hình thành nhiều lần với mục đích hồn thiện các kỹ năng giúp con người lao động hiệu quả hơn. Tác giả Gônôbôlin, F.N. cho rằng sự luyện tập không trùng hợp với sự đào tạo về tổng thể mà chỉ là một mặt của nó, nhưng mặt này không tách rời khỏi quá trình đào tạo xét về tổng thể [32].

Muốn phát triển kỹ năng, con người phải luyện tập theo một qui trình nhất định và phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về các giai đoạn phát triển kỹ năng theo cách phân chia của Platơnơp, K.K. và Gơlubep có 5 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên: Có kỹ năng sơ đẳng; Giai đoạn thứ hai: Biết cách làm nhưng không đầy đủ; Giai đoạn thứ ba: Có những kỹ năng chung nhưng cịn mang tính chất riêng lẻ; Giai đoạn thứ tư: Có kỹ năng phát triển cao; Giai đoạn thứ năm: Có tay nghề [52]

Từ những quan điểm lý luận và các khái niệm cơng cụ đã trình bày ở trên. Chúng tơi cho rằng: Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH phải dựa

học tập, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thúc đẩy để hồn thiện kỹ năng đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, hoặc bổ sung nâng cao nhận thức lý luận và phát triển kỹ năng dạy học tích cực.

1.3.6.1. Mục đích của việc phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH

Nâng cao năng lực giảng dạy của GVĐH theo hướng tiếp cận dạy lấy người học làm trung tâm, nhằm cải thiện tình trạng dạy học hiện nay đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

1.3.6.2. Nội dung phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH

Luận văn đề xuất nội dung phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH được thiết kế thành hệ thống gồm các kỹ năng cơ bản:

- Kỹ năng giao tiếp(kỹ năng lắng nghe tích cực,kỹ năng đặt câu hỏi); - Kỹ năng phản hồi ;

Hệ thống kỹ năng thúc đẩy nêu trên được cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt để bồi dưỡng cho giảng viên và đó cũng chính là tiêu chuẩn đánh giá về sự phát triển kỹ năng thúc đẩy của GVĐH.

1.3.6.3. Hình thức phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH

Luận văn xác định việc phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH bằng các hình thức sau:

- Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH được tiến hành thông qua hoạt động bồi dưỡng.

Hoạt động bồi dưỡng phải được xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp bồi dưỡng; lực lượng tham gia, thời gian, địa điểm tiến hành bồi dưỡng; các nguồn lực đảm bảo cho công tác bồi dưỡng; đánh giá kết quả bồi dưỡng theo yêu cầu phát triển.

Nội dung bồi dưỡng được xác định là hệ thống kỹ năng thúc đẩy , kết hợp với các tài liệu về lý luận dạy học, các học thuyết, cơ sở khoa học liên quan đến quá trình dạy học hiện đại.

- Phát triển kỹ năng thúc đẩy thông qua quá trình tự học, tự rèn luyện

Tự học, tự rèn luyện là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng thúc đẩy, là điều kiện củng cố, nâng cao năng lực, kỹ năng sẵn có. Vì vậy cần khuyến khích giảng viên ý thức tự học, tự rèn luyện thường xuyên trong hoạt động chuyên môn; cần trang bị phương pháp và tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tiến hành tự học, tự rèn luyện một cách có hiệu quả.

- Tiến hành sinh hoạt chuyên môn ở trường học

Có thể phát triển các kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên thông qua hoạt động chuyên môn ở cơ sở trường học bằng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn như tổ chức seminar đi sâu vào các chuyên đề đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hành, ứng dụng kỹ năng thúc đây; dự giờ quan sát, đánh giá trao đổi kinh nghiệm; tổ chức cho giảng viên đi tham quan học tập những trường ĐH điển hình tiên tiến.

Kết luận chương 1

Thúc đẩy là hoạt động nhằm tạo ra và duy trì một mơi trường học tập thân thiện có tính tương tác cao, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để người học tiến hành hoạt động học đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng thúc đẩy là sự thực hiện có kết quả các thao tác của hành động giảng dạy để đạt mục tiêu dạy học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức hoạt động của người dạy nhằm tạo ra và duy trì một mơi trường học tập thân thiện khuyến khích người học tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập.

Nội dung phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên bao gồm hệ thống các kỹ năng cơ bản :

- Kỹ năng giao tiếp(kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi); - Kỹ năng lập kế hoạch các hoạt động học tập;

- Kỹ năng phản hồi tích cực;

- Kỹ năng làm việc với người khác biệt.

Để tổ chức quá trình dạy học thành công giảng viên phải có một hệ thống kỹ năng dạy học phù hợp với các nguyên tắc và đặc điểm của quá trình dạy học đaị học. Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho GVĐH phải dựa trên cơ sở kỹ năng dạy học chung thơng qua q trình tác nghiệp, giảng viên được học tập, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thúc đẩy để hoàn thiện kỹ năng đã có nhưng chưa hồn chỉnh, hoặc bổ sung nâng cao nhận thức lý luận và phát triển kỹ năng dạy học tích cực.

Chương 2

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THÚC ĐẨY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐHKTCN - ĐHTN

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thúc đẩy cho giảng viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)