Phân loại theo vị trí NKTN

Một phần của tài liệu tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(oh) d3 và peptid ll-37 trên bệnh nhân nhi nktn (Trang 48 - 50)

- Ngoài ra các vi khuẩn có khả năng sản xuất các enzym phân giải protein có thể làm suy giảm

4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhi NKTN

4.1.2. Phân loại theo vị trí NKTN

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số những bệnh nhi được chẩn đoán NKTN tỷ lệ trẻ bị NKTN dưới chiếm tỷ lệ cao 72,7%, NKTN trên gặp 18 trường hợp chiếm tỷ lệ 27,3%. Theo Acronoff ở Mỹ 60-65% trẻ bị NKTN được chẩn đoán là NKTN trên hay viêm thận bể thận và 33% trẻ bị VUR có biểu hiện viêm đài bể thận [21]

Tỷ lệ NKTN trên của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể do ở những nước này yếu tố dị dạng đường tiểu hay gặp hơn, chúng đóng vai trị quan trọng trong NKTN như là VUR. Đõy là nguyên nhân thuận lợi dễ dẫn đến viêm thận bể thận. Trong số những bệnh nhi được chẩn đoán NKTN trên, nhúm trẻ dưới 2 tuổi chiếm đến 66.7%. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, sự kháng khuẩn của niêm mạc cũn kộm dễ dẫn đến mắc nhiễm khuẩn nặng và theo một số tác giả nước ngoài luồng trào ngược bàng quang niệu quản chiếm tỷ lệ khá cao 47-52% ở những trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh dễ dẫn đến NK nặng như viêm thận bể thận [21].

4.1.3. Sự biến đổi của một số thông số huyết học

Kết quả nghiờn cứu cho thấy có 33,3% bệnh nhõn có biểu hiện thiếu máu (Hb<11g/L). So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy thiếu máu là triệu chứng phổ biến đi kèm với NKTN. Nghiên cứu của Jae Seung Lee thấy thiếu máu gặp ở trẻ bị bệnh này chiếm tỷ lệ 21,3% [4], Nguyễn Thị Ánh Tuyết là 46,43% [17], Tô Văn Hải là 55,56% [6]. Nghiên cứu khác 2005 thiếu máu chiếm tỷ lệ 39,1% [9]. Nguyờn nhân là do tình trạng nhiễm khuẩn âm ỉ kéo dài gây cho bệnh nhân suy sụp sức khỏe và dẫn đến thiếu máu và ngược lại trẻ thiếu máu dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn hơn những trẻ khác.

Biểu hiện hội chứng nhiễm trùng trong NKTN chúng tôi nhận thấy: 60,6% bệnh nhõn có bạch cầu máu tăng cao, 51,5% tăng bạch cầu trung tính và 33,3% số bệnh nhân CRP>20mg/L. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác trong NKTN bạch cầu, bạch cầu trung tính, CRP tăng. Đây là triệu chứng khơng đặc hiệu vỡ nú tăng trong nhiều nhiễm khuẩn khác, tuy nhiên nó đóng góp trong việc chẩn đốn phân biệt vị trí NKTN và đánh giá tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh và quyết định phương pháp điều trị để có hiệu quả.

4.1.4. Kết quả xét nghiệm bạch cầu niệu

Nghiên cứu của chúng tôi thấy đa số các trường hợp có bạch cầu niệu (+++) hoặc rất nhiều (có 10 bạch cầu niệu trở lên trên một vi trường) chiếm tỷ lệ 92,4%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác trong NKTN có sự gia tăng số lượng bạch cầu niệu. Theo nghiên cứu của Đặng Nguyệt Bính và Đỗ Bích Hằng bạch cầu niệu rất nhiều chiếm 65% [2]. Nghiên cứu của Lê Tố Như và Lê Nam Trà bạch cầu niệu nhiều chiếm 54% [16]. Nghiờn cứu khác tại viện Nhi TW năm 2005 tỷ lệ này là 64,77% [9]. Như vậy bạch niệu rất nhiều chiếm tỷ lệ lớn trong các nghiên cứu, phù hợp

với triệu chứng của NKTN là bạch cầu niệu nhiều và vi khuẩn niệu thường hay đi song song với nhau. Trong NKTN có sự gia tăng bất thường số lượng bạch cầu niệu. Điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị ở những cơ sở y tế còn hạn chế cấy nước tiểu.

4.1.5. Kết quả phân lập vi khuẩn

Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy VK gây bệnh rất đa dạng chủ yếu là nhóm VK gram(-) chiếm gần 94%. E.coli là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu trong tất cả lứa tuổi chiếm 69,70% tiếp theo là Proteus 15,2% và thấp nhất là

S.aereuse 1,5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của các tác giả

trong nước và nước ngoài trực khuẩn đường ruột gram (-) là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu và E.coli là tác nhân nhân gây bệnh hàng đầu: theo Hernandez- porras E.coli chiếm 80-90% [48], Lutter 87% [64], Akram 61% [20], Yüksel 87% [80], Tseng 81% [76], Lê Nam Trà 51,7% [15], Đặng Nguyệt Bính- Đỗ Bích Hằng 61% [2], Tô Văn Hải 51,11% [7], Nguyễn Thị Quỳnh Hương

56,7% [9], Đặng Văn Chức- Nguyễn Ngọc Sáng 69,5% [4]. Chúng tôi cũng

nhận thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa tỷ lệ nhiễm E.coli giữa hai giới

trẻ. Theo John K.V. có sự khác biệt tỷ lệ nhiễm E.coli giữa 2 giới, ở trẻ gái 88% các trường hợp do E.coli, trong khi ở trẻ trai là 40% [55]. Sự khác biệt này là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tơi cịn nhỏ, nhiều trường hợp nhiễm khuẩn không đến viện và số trẻ trai đến khám nhiều hơn trẻ gái.

Một phần của tài liệu tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(oh) d3 và peptid ll-37 trên bệnh nhân nhi nktn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w