- Ngoài ra các vi khuẩn có khả năng sản xuất các enzym phân giải protein có thể làm suy giảm
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhi NKTN
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới
Nhóm nghiên cứu của chúng tơi gồm 66 bệnh nhi bị NKTN, trẻ nhỏ nhất bị bệnh là 2 tháng 15 ngày, trẻ lớn nhất là 12 tuổi 2 tháng. Trong đó nhóm trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao 57,6%, trẻ lớn hơn 2 tuổi chiếm tỷ lệ 42,4%. Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam trẻ dưới 2 tuổi là lứa tuổi dễ bị NKTN nhất do sức đề kháng còn yếu, tổ chức thận tiết niệu chưa trưởng thành, khả năng kháng khuẩn của niêm mạc bàng quang cũn kộm đặc biệt VUR hay gặp ở lứa tuổi này và đây là một yếu tố nguy cơ cao. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy trẻ dưới 2 tuổi hay bị mắc NKTN nhất mỗi năm có khoảng 5% phải nhập viện vì bệnh này, 7,5% trẻ dưới 3 tháng tuổi bị NKTN [75]. Tại Việt Nam nghiên cứu tại viện Nhi TW tỷ lệ NKTN ở nhóm dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất năm 1999 là 56,25%, năm 2005 là 66,67% [9], [17]. Trẻ càng nhỏ nguy cơ mắc bệnh cao hơn đây là mối quan ngại của cả gia đình người bệnh và thầy thuốc vì bệnh dễ bị bỏ qua do triệu chứng khơng điển hình nếu khơng được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới sẹo thận, tăng huyết áp, suy thận mạn sau này hoặc có thể bị tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
Nghiên cứu gồm 39 trẻ trai chiếm 59,1% và 27 trẻ gái chiếm 40,9% sự khác nhau này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ trai do đặc điểm giải phẫu đường tiểu. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy đối với trẻ trên 1 tuổi tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai 0,1-0,2%, trẻ gái 1-2% [75]. Theo Cochat dưới 1 tuổi trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gỏi cú khoảng 2,5% bé trai và 0,5% bé gái bị bệnh trong đó lứa tuổi sơ sinh tỷ lệ nam: nữ mắc NKTN 4:1, ngoài lứa tuổi
này NKTN tăng cao hơn hẳn ở trẻ gái, lứa tuổi học sinh tỷ lệ nữ: nam là 30:1 [86], nhìn chung trong thời kỳ thơ ấu khoảng 2% trẻ trai và khoảng 8% trẻ gái bị NKTN [33]. Nghiên cứu tại Australian 1998-2007 tỷ lệ mắc NKTN ở trẻ gái chiếm tỷ lệ 64% trong tổng số bệnh nhi bị bệnh này [31]. Sự khác biệt của
nghiên cứu này so với các nghiên cứu của các tác giả khác có thể giải thích do cỡ mẫu nghiên cứu cịn nhỏ và cách chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm những bệnh nhi được chẩn đoán xác định NKTN dựa vào kết quả cấy vi khuẩn niệu: số lượng ≥ 105/mL nước tiểu trong khi nhiều trường hợp VK niệu (-) nhưng bạch cầu niệu nhiều và có yếu tố nguy cơ cao vẫn được chẩn đoán là NKTN hoặc bệnh nhi bị NKTN nhưng đã điều trị kháng sinh trước khi đến khám làm sai lệch kết quả nuôi cấy.