.8 Khả năng chống nhiễu lựa chọn tần số

Một phần của tài liệu Công nghệ đa truy cập trong wimax (Trang 67 - 69)

76

Thêm vào đó, OFDM có thể khôi phục lại kênh truyền thơng qua tín hiệu dẫn đường (Pilot) được ghép với thông tin cần gửi từ đầu phát tới đầu thu.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những vấn đề đặt ra cần khắc phục đó là:

- OFDM tạo ra tín hiệu là tập hợp của tín hiệu trên nhiều sóng mang, dải động của tín hiệu lớn do đó tỷ số cơng suất tương đối cực đại PAPR (Peak-to Average Power Rate) lớn làm hạn chế hoạt động của bộ khuếch đại công suất.

- Dễ bị dịch tần và dịch pha dẫn đến mất tính trực giao làm ảnh hưởng tới chất lượng của hệ thống là tỷ số tín/tạp (SNR), nên địi hỏi đồng bộ sóng mang rất chặt chẽ.

- Hiệu quả sử dụng phổ vẫn chưa tối ưu bởi vì trong tín hiệu truyền đi phải chèn thêm chuỗi bảo vệ mà chuỗi này không chứa thông tin. 3.2.2. OFDMA

a. Cơ sở kỹ thuật OFDMA

Sau đa truy nhập phân chia theo mã CDMA, vào những năm 2000 một giải pháp đa truy nhập mới được phát minh, gây nên sự chú ý và lôi cuốn rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới. Đó là giải pháp đa truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDMA (Orthorgonal Frequency Division Multiple Access).

Truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) là công nghệ đa sóng mang phát triển từ cơng nghệ OFDM, ứng dụng như một công nghệ đa truy cập. OFDMA cung cấp các nhóm sóng mang con đối với các thuê bao nhất định. Mỗi một nhóm sóng mang con được biểu thị như một kênh con (subchannel), và mỗi thuê bao được chỉ định một hoặc nhiều kênh con để

77

truyền phát dựa trên mỗi yêu cầu cụ thể về lưu lượng của mỗi thuê bao. Đặc điểm này được biểu diễn ở hình 3.9.

Một phần của tài liệu Công nghệ đa truy cập trong wimax (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)