Với công nghệ OFDMA, sơ đồ mã hố và điều chế có thể thích ứng trên mỗi th bao tùy theo các điều kiện của đường dẫn để tối đa hố thơng lượng kênh truyền, trong khi vẫn duy trì chất lượng đường truyền tới mỗi thuê bao. Các hệ thống OFDMA cũng có thể làm tăng thơng lượng tới các thuê bao cá nhân bằng cách làm tăng số lượng kênh con đã cấp tại bất kỳ thời điểm nào. Việc điều chế và mã hóa thích nghi phụ thuộc vào khoảng cách từ MS tới BS như trong hình 3.17.
90
Hình 3.17 Điều chế thích nghi và mã hóa dựa trên khoảng cách với BS Các dạng điều chế cùng với các phương thức mã hóa tương ứng minh họa bằng bảng 3-4 biểu diễn tốc độ dữ liệu cho 2 kênh 5 và 10 MHz với các kênh con PUSC, độ dài khung là 5ms.
Bảng 3-4 Tốc độ dữ liệu PHY trong WiMAX di động
với các kênh con PUSH
Mã hóa Tốc độ mã Kênh 5 MHz Kênh 10 MHz
Tốc độ DL Mbps Tốc độ UL Mbps Tốc độ DL Mbps Tốc độ UL Mbps QPSK 1/2 CTC, 6x 0.53 0.38 1.06 0.78 1/2 CTC, 4x 0.79 0.57 1.58 1.18 1/2 CTC, 2x 1.58 1.14 3.17 2.35 1/2 CTC, 1x 3.17 2.28 6.34 4.70 3/4 CTC 4.75 3.43 9.50 7.06 16 QAM 1/2 CTC 6.34 4.57 9.50 7.06 3/4 CTC 6.34 4.57 12.07 9.41
91 64 QAM 1/2 CTC 9.50 6.85 19.01 14.11 2/3 CTC 12.67 9.14 26.34 18.82 3/4 CTC 14.26 10.28 28.51 21.17 5/6 CTC 15.84 11.42 31.68 23.52
3.3.3. Chuyển vùng trong OFDMA
Trong hệ thống OFDMA có 2 phương pháp chuyển vùng mềm cơ bản được áp dụng cho cả đường lên và đường xuống (từ trạm gốc đến máy di động và di động đến trạm gốc). Yêu cầu cho cả 2 phương pháp là việc phát từ các trạm gốc đi và việc phát tới các trạm gốc được đồng bộ để sự khác biệt về trễ tại hai trạm nằm trong phạm vi thời gian phòng vệ của các symbol OFDM.
Kỹ thuật thứ nhất là sử dụng cùng một tập sóng mang và cùng một chuỗi nhảy như nhau trong 2 tế bào để kết nối tới 2 trạm gốc. Vì thế, trong đường xuống, máy di động nhận tổng 2 tín hiệu với cùng nội dung số liệu giống hệt như nhau. Máy di động không thể phân biệt được giữa 2 trạm gốc, hiệu quả chuyển vùng mềm tương tự thêm vào thành phần đa đường bên ngoài làm tăng độ lợi phân tập. Dạng chuyển vùng này tương tự như chuyển vùng mềm trong mạng DS-CDMA.
Kỹ thuật thứ 2 cho chuyển vùng mềm là sử dụng các bộ sóng mang phụ khác nhau trong 2 tế bào. Khác với phương pháp thứ nhất, ở đường xuống, máy di động lúc này phải phân biệt giữa 2 trạm gốc. Nó phải giải điều chế các tín hiệu từ 2 trạm gốc một cách riêng biệt, sau đó các tín hiệu này có thể được kết hợp lại, tốt nhất là bằng cách sử dụng bộ tổ hợp theo tỷ lệ cực đại.
Các ưu điểm của phương pháp thứ 2 trội hơn phương pháp thứ nhất trong đường xuống là tăng ích SNR tăng lên do sự phân tập của máy thu và tự
92
do hơn cho các trạm gốc trong việc phân bổ các sóng mang có sẵn. Ở phương pháp thứ nhất, các trạm gốc bắt buộc phải sử dụng cùng các sóng mang.
Ưu điểm của phương pháp thứ nhất là việc thực hiện đơn giản hơn, khơng cần có thêm phần cứng bổ trợ, chỉ cần thêm một vài giao thức để kết nối đồng thời với 2 trạm gốc. Phương pháp thứ 2 địi hỏi có thêm phần cứng bởi vì nó buộc phải giải điều chế thêm một bộ sóng mang khác. Hơn nữa nó phải thực hiện xử lý thêm để tổ hợp theo tỷ lệ cực đại các tín hiệu nhận được từ các trạm gốc khác nhau.
3.3.4. Phương thức song công
WIMAX di động hỗ trợ cả hai phương thức song công FDD và TDD trong các mơ hình ứng dụng của nó. Phiên bản đầu tiên cho chuẩn WIMAX di động được phê chuẩn bởi diễn đàn WIMAX chỉ hỗ trợ TDD. Với những phiên bản sau, diễn đàn WIMAX đề cập đến các thông số FDD để định lại các cơ hội thị trường riêng biệt, nơi mà những yêu cầu phân định các phổ cục bộ cũng như kế thừa TDD hoặc những triển khai phù hợp hơn cho FDD.
FDD (Frequency Division Duplexing): kỹ thuật này chia kênh tần số ra làm hai kênh riêng biệt, một tần số được sử dụng cho chiều lên, còn tần số còn lại được sử dụng cho chiều xuống.
TDD (Time Division Duplexing): kỹ thuật này cho phép các khung đường lên và đường xuống có thể nằm trên cùng một kênh, tuy chúng ở những khe thời gian khác nhau.
93