Cơ chế kiểm soát giá thành, doanh thu hợp lý

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí imico (Trang 83 - 87)

Cơng ty cần có các dự trù và dự báo trước các thay đổi có thể xảy ra đối với thị trường như lãi vay tăng, giá cả vật liệu tăng cao, chi phí nhân cơng, vận chuyển tăng để có thể giảm thiểu tác động của các nhân tố này đến chậm trễ tiến độ, giá thành sản phẩm thơng qua việc tính tốn mức chi phí dự phịng rủi ro phù hợp với dự tốn hay sử dụng các cơng cụ pháp lý như quy định cụ thể trong hợp đồng về trượt giá.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên lựa chọn các chủ đầu tư có tiềm lực về tài chính để thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho việc chi trả, thanh toán dự án đúng hạn; phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, ban quản lý dự án của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án để giảm thiểu sự chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh tốn.

Cơng ty cũng khơng nên thực hiện q nhiều dự án cùng thời điểm, vượt quá khả năng quản lý cũng như năng lực tài chính cho việc thực hiện các dự án,sử dụng nguồn lực không đạt hiệu quả cao.

3.3. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên đây, bên cạnh sự nỗ lực cần thiết của Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO, rất cần có sự phối hợp của các ban ngành liên quan.

- Hồn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước để tạo ra sự tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường của các doanh nghiệp và các cơ chế nhằm khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa thành lập thông qua áp dụng thuế suất ưu đãi. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bãi bỏ các giấy phép và điều kiện kinh doanh không hợp lý, công khai, cởi mở các thông tin cần thiết về quy hoạch, thương mại, hải quan, xuất nhập khẩu, niêm yết cơng khai tồn bộ

quy trình, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có những định hướng sớm cần thiết trước khi quyết định chiến lược đầu tư.

- Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, hoạt động tín dụng ngân hàng trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế, với vị trí là trung gian tài chính của nền kinh tế, thơng qua các nguồn lực xã hội được phân bổ cho các doanh nghiệp nhằm sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả.

Các ngân hàng thương mại cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vay vốn bằng cách: các ngân hàng nên rà soát, tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thủ tục cho vay vốn, đẩy nhanh thẩm định hồ sơ vốn, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực, chi phí ngầm liên quan đến cho vay vốn của nhân viên ngân hàng.

- Phát triển các trung gian tài chính bằng cách tăng cung hàng hóa cho thị trường với việc ban hành chính sách khuyến khích cơng ty cổ phần, cơng ty tư nhân, công ty liên doanh phát hành ra công chúng thêm các loại cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu cơng trình, trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi, chứng chỉ quỹ đầu tư,… vào niêm yết. Nghiên cứu các chính sách ưu đãi đối với các quỹ đầu tư như ưu đãi thuế thu nhập tương tự như các nhà đầu tư cá nhân. Mặt khác, đẩy mạnh cầu chứng khốn trong và ngồi nước thơng qua việc thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi. Nghiên cứu ban hành các chính sách kích cầu như: phát triển chương trình bán cổ phiếu cho người lao động trong doanh nghiệp; nới lỏng các quy định hạn chế và có chính sách ưu đãi thuế cho các tổ chức tín dụng tham gia thị trường; thúc đẩy thành lập các quỹ đầu tư và công ty tư vấn đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nhỏ; nới lỏng hạn chế đầu tư của nước ngồi; thành lập quỹ bình ổn thị trường,…

- Đối với các chủ đầu tư cần phải có chính sách nghiên cứu cấu trúc thị trường, phân khúc thị trường, để từ đó điều chỉnh việc phát triển dự án, tránh tình trạng phát triển các dự án quá mức, không đúng thời điểm, làm cho việc phân bổ nguồn vốn, sắp xếp tài chính dự án gặp khó khăn. Cần chú trọng cơng tác dự báo dịng ngân lưu thường xun, để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp trong q trình triển khai dự án, ứng phó với thị trường khi có biến động lớn về giá cả và lãi vay.

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO tuy chỉ mới thành lập từ năm 2008, nhưng đã ngày càng phát triển cả về quy mô và tiềm lực. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt được, khả năng cạnh tranh của Công ty vẫn còn những hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả cũng là một nguyên nhân quan trọng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn “Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO” đã đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn:

- Bài viết đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng TS của DN; từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của DN. - Bài viết đi sâu phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO trong 3 năm 2011 – 2012 – 2013, từ đó đúc kết được những thành tựu cũng như mặt hạn chế của công ty trong thời gian qua.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra các ngun nhân cơ bản cũng như căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, bài viết đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, và đề xuất một số kiến nghị.

Tuy đã được đề cập và nghiên cứu khá nhiều nhưng nội dung về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản luôn là vấn đề rộng và phức tạp. Chính vì vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng song với khả năng và trình độ có hạn, bài viết khơng tránh khỏi những hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng bảo vệ luận văn cũng như các bạn đọc để bài viết được hồn thiện hơn.

1. Bộ tài chính (2008), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng từ

01-2008, Nhà xuất bản Tài Chính.

2. Bộ tài chính (2008), Những quy định mới về quản lý tài chính, thuế - kế

tốn, Nhà xuất bản Tài Chính,

3. Cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO (2011), Báo cáo tài chính năm 2010, Hà Nội.

4. Cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO (2012), Báo cáo tài chính năm 2011, Hà Nội.

5. Cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO (2013), Báo cáo tài chính năm 2012, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội,

7. Nguyễn Thành Lương (2007), “Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, (15), tr. 16.

8. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, HCM,

9. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2009), Giáo trình

Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.

139 –188.

10. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài

chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội,

11. Tổng cục thuế (2007), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi

hành, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

12. Một số trang Web: http://mof.gov.vn; http://sbv.gov.vn;

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí imico (Trang 83 - 87)