Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, điều này gây nên tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Do thời gian thi công xây lắp khá dài, Công ty nên yêu cầu khách ứng trước tiền. Khi quyết định thực hiện chính sách này, cần phải xây dựng tiêu chuẩn tín dụng cũng như phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo các tiêu chuẩn tín dụng đã đặt ra thong qua các báo cáo tài chính đáng tin cậy, xuống tận nơi tìm hiểu hoặc tìm hiểu qua các kênh thơng tin khác…. Đồng thời với nới lỏng chính sách, cơng ty cũng phải đề ra mức lãi suất áp dụng khi quá hạn trả tiền hàng như 1-3% giá trị đơn hàng…
Mở sổ theo dõi, phân loại các khoản nợ, tích cực đơn đốc việc trả nợ đề tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý. Việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, thúc đẩy cơng tác thanh tốn nợ là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, giảm lượng vốn ứ đóng, nhanh chóng thu hồi vốn, quay vòng vốn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cơng ty cũng cần lập khoản dự phòng phải thu khách hàng để tránh những rủi ro đối với các khoản nợ phải thu khó địi
- Nâng cao cơng tác quản trị hàng tồn kho:
Cơng ty đã xây dựng quy trình quản lý hàng tồn kho cho các cơng trình nhưng quy định này chưa được áp dụng cho hàng hóa kinh doanh (mua và bán cho khách hàng). Đồng thời, cơng ty cũng khơng duy trì sổ kho tại kho đối với hàng hóa nói trên mà chủ yếu dựa trên biên bản bàn giao. Vấn đề trên dễ dẫn đến việc gây thất thốt hàng hóa. Vì vậy cơng ty cần rà sốt lại quy trình quản lý hàng hóa mua để kinh doanh và thực hiện các điều chỉnh bổ sung cần thiết để tăng cường hiệu quả giám sát và quản lý hàng tồn kho. Bên cạnh đó,quy trình kiểm sốt giá mua cần có sự tham gia của bên thứ ba độc lập trong việc kiểm tra chéo, cơng ty cần hồn thiện cơ chế thẩm định giá đối với hoạt động mua hàng nói chung và hoạt động mua hàng kinh doanh nói riêng.
Đối với hàng hóa gửi tại các cơng trường, việc phân cơng khơng rõ ràng trong trách nhiệm quản lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng thất thốt và hư hỏng của vật liệu. Do đó cần có các quy định cụ thể của các bên liên quan.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, công ty phải tiến hành dư trữ các loại vật tư, hàng hóa dưới dạng tồn kho, đồng thời cũng dự trữ vật liệu xây dựng (chủ yếu là sắt thép). Lượng hàng tồn kho này liên quan đến các chi phí như chi phí bốc xếp, bảo hiểm, chi phí do giảm giá trị hàng hóa trong q trình dự trữ, chi phí hao hụt, mất mát, chi phí bảo quản… Vì vậy, cơng ty cần có kế hoạch trong việc quản lý vật tư, cụ thể là lập kế hoạch về nhu cầu vật tư, mua sắm, bảo quản, kiểm tra chất lượng vật tư và việc dự trữ vật tư, đảm bảo sản xuất không bị ngừng trệ.
- Định hướng rõ ràng và có trọng tâm về mảng đầu tư:
Cơng ty hiện đang góp vốn vào 6 cơng ty và 1 đơn vị phụ thuộc, tuy nhiên cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách quản lý danh mục đầu tư vào các công ty con cũng như việc giám sát hiệu quả hoạt động của các công ty này.
Các chiến lược thoái vốn đầu tư (bán vốn, IPO, sáp nhập, liên minh, tái cấu trúc hay giải thể) chưa được xây dựng cho mỗi công ty).
Công ty cần sớm xác định định hướng hoạt động của mình với mảng đầu tư để có cơ sở xây dựng tổ chức cũng như các quy trình, chính sách cần thiết để quản lý hiệu quả mảng đầu tư.
Việc đầu tư vốn vào các ngành nghề kinh doanh khơng phải ngành kinh doanh chính như: khống sản, bất động sản, đã không phát huy được hiệu quả đồng vốn. Vì vậy, thời gian tới cơng ty nên có các biện pháp thối vốn tại các lĩnh vực kinh doanh này để tập trung vốn phát triển các ngành nghề kinh doanh chính: Thầu chính, nhà thầu xây dựng và tổng thầu EPC (Thiết kế, mua sắm, xây lắp) các cơng trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và xây lắp điện; gia cơng chế tạo cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị cho các cơng trình cơng nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh khác. Hiện tại, các nghành xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng cịn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước, các nghành kinh doanh của công ty sẽ cịn có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Đối với công ty xây lắp, với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc , giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài nên đặt ra yêu cầu trước khi thực hiện thi cơng xây lắp cần phải có dự tốn. Dự tốn biểu thị giá xây dựng cơng trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án đàu tư xây dựng cơng trình. Việc tập hợp chi phí thực phát sinh, đối chiếu với dự tốn là là một cơng việc thường xun và cần thiết để kiểm tra chi phí phát sinh có phù hợp với dự tốn hay khơng cũng như kiểm tra tính hiệu quả trong cơng tác quản trị chi phí .