Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí imico (Trang 56 - 60)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO

2.2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần

đầu tư xây lắp dầu khí IMICO

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản ngắn hạn

CHỈ TIÊU 2013 2012 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,244,350 100% 2,139,216 100% 1,789,426 100%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,809 0.3% 1,841 0.1% 15,350 1%

II. Các khoản phải thu 1,408,793 63%

1,416,09 1 66% 1,130,04 7 63% III. Hàng tồn kho 577,689 25.7% 465,726 22% 425,157 24% IV. Tài sản ngắn hạn khác 252,060 11% 255,558 12% 218,871 12%

(Nguồn: BCTC năm,2011,2012, 2013 của Cty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO)

Có thể nhận thấy “Các khoản phải thu” và “ Hàng tồn kho” luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2013, tổng tài sản ngắn hạn tăng nhưng chủ yếu là do “Hàng tồn kho” tăng, trong khi các khoản phải thu có dấu hiệu giảm.

Như đã trình bày ở chương 1, hiệu quả sử dụng TSNH được thể hiện quả chỉ tiêu tài chính tổng hợp cụ thể như vòng quay của TSNH, mức đảm nhiệm TSNH, thời gian luân chuyển TSNH….

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

1.Tài sản ngắn hạn 2,244,350 2,139,216 1,789,426 1,361,972 2.Tài sản ngắn hạn bình quân 2,191,783 1,964,321 1,575,699 897,214 3.Tổng doanh thu 196,794 737,688 2,211,718 1,727,873 4.Số vòng quay của TSNH: (3)/(2) 0.09 0.38 1.40 1.93 5.Thời gian luân chuyển TSNH=360/

(4) 4009 959 256 187

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011,2012,2013 của Cty CP đầu tư xây lắp dầu khí IMICO)

Theo số liệu tính tốn, vịng quay của tài sản ngắn hạn (Sức sản xuất

của tài sản ngắn hạn) có xu hướng giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản

ngắn hạn giảm. Nhìn vào số liệu biểu 2.8 cho thấy, 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư thu được 1.93 đồng doanh thu thuần trong năm 2010, năm 2011 giảm xuống còn 1.4 và con số này đạt được trong năm 2012 là 0.38. Đồng thời, thời gian luân chuyển TSNH cũng có xu hướng tăng khá mạnh, năm 2010 thời gian để TSNH luân chuyển là 187 ngày thì đến năm 2011 tăng lên 256 ngày, tăng 69 ngày, năm 2012 tăng lên 959 ngày, tăng 702 ngày so với năm 2011. Số liệu này cho thấy hiệu quả hoạt động TSNH của doanh nghiệp đang giảm dần cũng như tình trạng ứ đọng trong hàng tồn kho công ty.

* Tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Theo bảng 2.8, có thể nhận thấy tiền mặt chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng TSNH. Nhìn chung lượng tiền tồn quỹ chủ yếu gồm tiền mặt để tại cơng ty, tại văn phịng đại diện để dự trữ nhu cầu chi tiêu, còn lại được gửi tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc sử dụng tiền mặt trực tiếp ở công ty cũng rất hạn chế, chỉ dùng đối với các giao dịch trực tiếp nhân viên như tạm ứng mua hàng, tạm ứng cho văn phòng đại diện chi tiêu những nhu cầu thiết yếu…, còn đa phần là các giao dịch đều thực hiện qua hình thức chuyển khoản để đảm bảo tính an tồn, chính xác và khách quan.

Việc số dư tiền thấp cho thấy cơng ty thực hiện chính sách quản lý ngân quỹ khá tốt.

* Các khoản phải thu

Các khoản phải thu ngắn hạn (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, các khoản phải thu ngắn hạn khác) chiếm giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Điều này xuất phát từ đặc trưng sản xuất của ngành xây lắp khi thời gian thi công kéo dài, các khoản phải thu xác định theo thời điểm khi cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước.

Các khoản phải thu qua các năm (từ 2010 đến 2013) có xu hướng tăng dần về giá trị và tỷ lệ trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ cơng ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Chính sách quản lý khách hàng của cơng ty chưa thực sự tốt.

* Hàng tồn kho

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho ln chiếm một ví trí vơ cùng quan trọng. Mục tiêu quản lý hàng tồn kho luôn đảm bảo kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và không quá dư thừa để giảm thiểu những chi phí phát sinh do việc dữ trữ, bảo quản hàng hóa.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng HTK

Chỉ tiêu Đvt 2013 2012 2011 2010

1.Giá vốn hàng bán Tr. đồng 179,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 673,741 2,166,840 1,671,110 2.Tổng doanh thu thuần Tr. đồng 196,794 737,688 2,211,718 1,727,873

3.Hàng tồn kho Tr. đồng 577,689 465,726 425,157 361,713

4.Hàng tồn kho bình quân Tr. đồng 521,707 445,441 393,435 264,386

Các chỉ tiêu

5. Số vòng quay của HTK: (1)/(4) 0.34 1.51 5.51 6.32

6. Thời gian 1 vòng quay HTK:

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011,2012,2013 - Cty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO)

Vịng quay của HTK cho biết tốc độ vận động của HTK, qua 4 năm có thể thấy tốc độ vận động của hàng tồn kho năm 2012 giảm khá mạnh (giảm 3 lần) so với 2 năm trước là năm 2011 và 2010, đến năm 2013 tiếp tục giảm 5 lần so với năm 2012. Khi vòng quay hàng tồn kho giảm, dẫn đến thời gian của một vòng quay của hàng tồn kho ngày càng tăng.

Xét chỉ tiêu“thời gian 1 vòng quay HTK”, năm 2010 vòng quay của hàng tồn kho chỉ mất 57 ngày, sang đến năm 2011 tăng lên 65 ngày và tăng đột biến lên 238 ngày vào năm 2012. Đến năm 2013, thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho là 1045 ngày, phản ánh sự ứ đọng của hàng tồn kho, điều này cho thấy công tác quản lý HTK của công ty chưa hiệu quả.Bên cạnh việc thi công, xây lắp, công ty cịn có mảng kinh doanh vật liệu xây dựng (sắt thép), giá trị hàng hóa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Rõ ràng việc để hàng tồn kho đồng nghĩa với ứ đọng vốn, và cả những rủi ro do hàng hóa mất phẩm chất…

Bên cạnh đó, nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn còn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Đó là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi của doanh nghiệp hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ theo thời hạn với các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán.

Giá trị hàng tồn kho quá cao sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, bên cạnh khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền thấp, hàng tồn kho sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Khi “Hệ số khả năng thanh tốn nhanh” q nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn

cơng nợ - nhất là nợ đến hạn - vì khơng đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, và các tài sản khác để thanh tốn nợ, do đó sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản, qua đó làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSNH của công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO qua những chỉ tiêu ở trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng TSNH của cơng ty từ năm 2010 đến 2013. Hiệu quả sử dụng TSNH thay đổi không đồng đều, tài sản ngắn hạn ứ đọng nhiều tại các khoản phải thu khách hàng, khâu sản xuất và lưu kho. Vì vậy, trong những năm tới cơng ty nên tiếp tục có những biện pháp tích cực hơn trong việc giảm bớt hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn kho, giảm bớt việc ứ đọng vốn không cần thiết để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn và giảm bớt các khoản phải thu khách hàng để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí imico (Trang 56 - 60)