2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả mà công ty nỗ lực đạt được trong thời gian qua, trong quá trình sản xuất kinh doanh cơng ty cịn tồn tại những yếu kém cần tháo gỡ.
2.3.2.1. Hạn chế
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa cao, chưa thực sự tương xứng với quy mơ tài sản.
- Chính sách bán hàng của công ty chưa linh động. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cơng ty vẫn tập trung vào các sản phẩm xây dựng lắp đặt với các dự án có thời gian dài, cần vốn lớn, làm phát sinh chi phí vay, ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Chính sách giá bán đối với lĩnh vực kinh doanh hàng hóa cứng nhắc, làm hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, phát sinh các chi phí quản lý, bảo quản… khiến cho doanh thu các năm gần đây có xu hướng ngày càng giảm.
- Trong thời gian qua, “bộ mặt” tài sản của cơng ty có nhiều thay đổi với tổng tài sản ngày càng tăng. Công ty cũng đã đầu tư, mua sắm nhiều máy móc thiết bị, trang bị cho các công trường thi công, lắp đặt. Tuy nhiên, với việc các công trường tạm dừng thi cơng, giãn tiến độ khiến cho máy móc thiết bị khơng được sử dụng hết cơng suất, việc quy trình “bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị” chưa đầy đủ, rõ ràng làm phát sinh nhiều chi phí liên quan đến bảo dưỡng,
bảo trì. Bên cạnh đó, cơng ty cịn tồn tại tình trạng mua sắm các máy móc thiết bị khơng bám sát các phương án đầu tư để đảm bảo tính ứng dụng phổ biến, tiết kiệm tại các cơng trường, chi phí đầu tư mua sắm cao, gây lãng phí.
- Giá thành các cơng trình thường ở mức cao do chi phí vật tư cao, khấu hao máy móc thiết bị lớn, chi phí nhân cơng chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó phát sinh các chi phí tư vấn mang tính chất sự vụ, lựa chọn các nhà thầu phụ không đảm bảo chất lượng và tiến độ cơng trình ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty đối với các chủ đầu tư và khách hàng.
- Công ty chưa áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý và điều hành doanh nghiệp, làm tăng chi phí quản lý dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy, với việc doanh thu giảm, chi phí giá thành và chi phí quản lý tăng, làm cho lợi nhuận của cơng ty giảm, chính vì vậy các chỉ tiêu như vịng quay tài sản còn thấp, sức sinh lời của tài sản ngày càng giảm.
2.3.2.2. Nguyên nhân
*Nguyên nhân chủ quan
- Định hướng, chiến lược phát triển chưa rõ ràng
Việc khơng có định hướng, chiến lược phát triển rõ rảng cũng như kế hoạch tổng thể sẽ khiến cho hoạt động của các phịng ban trong cơng ty khơng phát huy được sức mạnh tổng thể chung của tồn cơng ty. Thiếu một hệ thống các quy trình, thủ tục tác nghiệp thống nhất sẽ khiến cho các hoạt động của cơng ty khơng đảm bảo tính thống nhất, cơng tác giám sát tn thủ cũng gặp nhiều khó khăn làm giảm hiệu quả chung trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về hiệu quả sử dụng tài sản.
Có thể nhận thấy sự lệch lạc đáng kể trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp khi vốn vay luôn chiếm tỷ lệ cao (90%) trong nguồn vốn của doanh nghiệp.
Chính sách tài trợ của doanh nghiệp một mặt vừa huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an tồn tài chính, nhưng mặt khác cũng liên quan đến hiệu quả cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu khơng đủ khả năng tài trợ tài sản dài hạn phải dựa vào nguồn tài trợ ngắn hạn, đồng thời toàn bộ tài sản ngắn hạn cũng được đầu tư bằng nguồn ngắn hạn. Bất hợp lý do đó việc gia tăng chi phí tài trợ từ việc sử dụng toàn bộ nguồn ngắn hạn là rất lớn, hơn nữa khả năng thanh toán yếu là nguy cơ rủi ro phá sản cao đối với doanh nghiệp.
Chính sách tài trợ bất hợp lý là nguyên nhân gia tăng chi phí tài trợ, dẫn đến khả năng thanh toán thấp, nguy cơ rủi ro, phá sản cao do công ty không đủ khả năng chi trả ngay các khoản nợ đến hạn. Công ty đang đối mặt với sự mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Tình trạng này về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động công ty khi huy động thêm vốn.
- Năng lực cán bộ hạn chế
Hiện nay các bộ phận của công ty, nhân sự kiêm nhiệm khá nhiều chức năng nhiệm vụ, dẫn đến sự chồng chéo, làm giảm hiệu quả cơng việc. Các bản mơ tả cơng việc cũng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm báo cáo và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, cách thức phân cơng cơng việc hiện nay mang tính tự phát, sự vụ làm giảm hiệu quả cơng việc.
- Công tác quản lý, thu hồi công nợ chưa hợp lý
Cơng tác quản lý các khoản phải thu cịn chưa cao, các khoản phải thu chiếm giá trị lớn trong giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khiến cho
nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn, mà nguồn vốn của doanh nghiệp lại xuất phát chủ yếu từ vốn vay. Hiện nay, có sự rời rạc giữa các phịng ban trong việc quản lý các khoản phải thu, việc thu hồi công nợ chủ yếu dựa trên số liệu riêng của các phịng ban mà chưa có sự đối chiếu với phịng tài chính kế tốn dẫn đến nhiều trường hợp thu hồi không đúng, không đủ công nợ. Thiếu sự quản lý và chính sách thu hồi cơng nợ thường gắn liền với rủi ro của việc không thu hồi được nợ.
- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả
Với quy trình mua hàng hóa vật tư, dich vụ hiện nay có sự tham giá q nhiều của các phịng ban, dẫn đến tình trạng chồng chéo. Việc xét duyệt giá cả, chất lượng sản phẩm hàng hóa thiếu sự phân công, phân nhiệm rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của hàng hóa. Bên cạnh đó, hiện tại giá trị hàng tồn kho cịn chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị tài sản của doanh nghiệp gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Bên cạnh nguyên nhân do đặc thù nghành xây dựng lắp đặt với thời gian thi cơng lâu dài, giá trị hàng hóa (chủ yếu là vật liệu xây dựng) tồn kho khá nhiều. Duy trì tồn kho làm phát sinh nhiều chi phí liên quan như chi phí kho bãi, bảo quản và chi phí cơ hội do vốn kẹt đầu tư vào hàng tồn kho.
Hàng hóa kinh doanh (mua và bán cho khách hàng, không giao cho các cơng trình) hiện nay được quản lý tại 4 kho, tuy nhiên mỗi kho lại quản lý theo một cách khác nhau, số lương các hàng hóa trên cũng khơng được theo dõi riêng trên sổ kho mà chủ yếu dựa trên biên bản bàn giao.
Việc để chấp nhận hàng tồn kho quá lớn mà khơng tìm cách lưu thơng hàng là đồng nghĩa với việc ứ đọng vốn, gây lãng phí.
Từ khi hình thành và phát triển, IMICO ln hướng phấn đấu không ngừng để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về xây lắp, tuy nhiên việc đầu tư vốn vào các ngành nghề kinh doanh không phải ngành kinh doanh chính như: khống sản, bất động sản, dẫn đến việc huy động nguồn vốn quá lớn để đầu tư dự án, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các công ty liên kết trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn đã dẫn đến số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn.
Đầu tư dàn trải, khơng có trọng điểm, danh mục đầu tư bị mất cân đối dẫn đến rủi ro về hoạt động và tài chính , đặc biệt rủi ro về thanh khoản. Hoạt động phân bổ các nguồn lực về vốn, nhân lực của cơng ty mang tính sự vụ, đặc biệt khơng phát triển kịp với tốc độ và lĩnh vực phát triển của công ty. Việc phân bổ các nguồn lực của công ty không đạt hiệu quả tối ưu trên cơ sở trình tự ưu tiên hợp lý của các công việc dự án. Các rủi ro liên quan đến tài chính, con người có thể khơng được kiểm sốt toàn diện. Hoạt động đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao
- Chính sách quản lý và sử dụng tài sản khơng phù hợp
Đa phần các máy móc thiết bị tập trung ở các công trường xây lắp, các công trường này lại nằm khá rải rác trên nhiều địa bàn khác nhau. Thời gian thi công kéo dài nhưng cơng tác duy tu, bảo dưỡng máy móc cịn yếu kém dẫn đến sự sụt giảm chất lượng của máy móc thiết bị.
Yếu kém trong cơng tác quản lý, chưa tích cực trong việc xử lý, đánh giá các TSCĐ khơng cần dùng, hư hỏng, chờ thanh lý nên chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để xử lý.
*Nguyên nhân khách quan - Tình hình kinh tế
Năm 2012 và 2013 tình hình kinh tế trong nước tiếp tục ảnh hưởng bởi chính sách tài chính chặt chẽ của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước, các dự án đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Đối với các dự án nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư từ nước ngồi, khi tỷ giá ngoại tệ tăng dẫn đến chi phí nhập khẩu vật tư tăng, làm đội giá thành sản phẩm . Bên cạnh đó, việc huy động vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh rất khó khăn, đối với các dự án đang thi cơng dở dang cũng trong tình trạng thiếu vốn, khiến cho thời gian thi công kéo dài.
- Cơ quan quản lý
Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khơng thể thiếu vai trị của các cơ quan quản lý. Các cơ quan này có chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, điều hành hoạt động của các doanh nghiệp, thực hiện chức năng giám sát… Vì vậy, đối với mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế khó khăn cần có những chính sách, biện pháp thão gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
- Các bên tham gia dự án
Các bên tham gia dự án bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, kỹ sư quản lý khối lượng…Khi một trong các bên tham gia gặp các vấn đề như : khó khăn về tài chính, chủ đầu tư chi trả, thanh tốn chậm, nhà thầu đưa ra u cầu địi hỏi thiếu căn cứ, tư vấn giám sát chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh toán, mức độ sai khác giữa khối lượng thanh toán và khối lượng nghiệm thu, chủ đầu tư thay đổi công năng và thiết kế trong q trình thi cơng…
Tóm lại, mặc dù có nhiều cố gắng và thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính song cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu
khí IMICO vẫn cịn nhiều hạn chế làm cản trở sự phát triển của công ty do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu công ty khắc phục được những hạn chế nêu trên chắc chắn cơng ty sẽ đón nhận được nhiều cơ hội và đạt được nhiều thành tích xứng đáng với tiềm năng và nỗ lực của công ty.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN