Tình hình tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 42 - 45)

2.2.1 Tình hình tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH

2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm 2008

Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động hợp lý tiết kiệm tránh bị ứ đọng vốn.Tuy nhiên ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khâu dự báo nhu cầu vốn lưu động vẫn chưa được chú trọng. Qua tìm hiểu thực tế tại cơng ty, em được biết công ty không tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động nên điều này đã làm cho công tác quản lý vốn lưu động gặp nhiều khó khăn: Cơng ty không chủ động trong việc huy động nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nên có những trường hợp thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

2.2.1.2 Nguồn tài trợ VLĐ:

Nếu căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động của cơng ty được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nguồn dài hạn) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn).

Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn + Tại thời điểm đầu năm 2008:

NVLĐTX = 74,102,309,309 - 50,283,195,781=23,819,113,528 (đồng) + Tại thời điểm cuối năm 2008:

NVLĐTX = 160,664,203,030 - 95,611,086,243 = 65,053,116,787 (đồng)

Đặng thị Dịu Líp K43/11.02 43 Tại thời điểm đầu năm 2008, nguồn VLĐ thường xuyên là 23,819,113,528 đồng, chiếm 32.14% tổng nguồn VLĐ. Đến thời điểm cuối năm 2008 nguồn này là 65,053,116,787 đồng chiếm tỷ trọng 40.49% và so với đầu năm tăng 41,234,003,259 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 173.11%.

- Nguồn VLĐ tạm thời bằng nợ ngắn hạn. Tại thời điểm đầu năm 2008, nguồn vốn này là 50,283,195,781 đồng, chiếm 67.86%, cuối năm 2008, nguồn vốn này là 95,611,086,243 đồng chiếm 59.51%, so với đầu năm tăng 45,327,890,462 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 90.15%.

Qua bảng 04 ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ chủ yếu là từ nguồn vốn lưu động tạm thời và phần còn lại là được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn chiếm trên 50% điều đó chứng tỏ trong kỳ công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động là chủ yếu. Cách này có thể giúp cơng ty giảm mức chi phí sử dụng vốn và khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của mình nếu như tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAE) cao hơn chi phí lãi vay. Ngược lại nó có thể dẫn cơng ty đến tình trạng khó khăn trong thanh tốn nếu như vay nợ nhiều mà kinh doanh không hiệu quả. Nguồn vốn lưu động tạm thời bao gồm có vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả phải nộp khác trong đó:

+ Nguồn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời. Ở thời điểm cuối năm 2008, nguồn vốn này là 58,434,168,274 chiếm 61.12% tổng nguồn vốn lưu động tạm thời, so với đầu năm nguồn vốn này tăng 23,887,535,610 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 69.15%. Công ty cần xem xét việc sử dụng vốn lưu động với việc huy động nguồn tài trợ này.

+ Nguồn phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn thứ 2.Tại thời điểm cuối năm 2008 là 25,416,876,088 đồng chiếm tỷ trọng 26.58% tăng

Đặng thị DÞu Líp K43/11.02 44 17,055,215,826 đồng so với thời điểm đầu năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng 203.97%. Như vậy công ty đã mở rộng được một lượng đáng kể vốn chiếm dụng của nhà cung cấp tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khoản nợ này vì nhìn bề ngồi dường như cơng ty không phải trả lãi, song thực chất bên trong công ty phải chịu các điều kiện ràng buộc từ phía nhà cung cấp (chẳng hạn phải mua với giá cao, số lượng nhiều). Như vậy trong nhiều trường hợp công ty phải chịu lãi suất tín dụng thương mại cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay thông thường. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

+ Cuối năm 2008, khoản người mua trả tiền trước là 8,132,531,309 đồng chiếm 8.51% tăng 4,153,465,402 đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ tăng 104.38%, đây là một dấu hiệu tốt công ty không những chiếm dụng được một nguồn vốn mà cịn mang tính đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng tuy vậy đây cũng là áp lực yêu cầu công ty phải đáp ứng được yêu cầu khách hàng mới đảm bảo uy tín của cơng ty.

+ Các nguồn vốn ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng trong nhiều trường hợp cũng góp phần giảm bớt được phần nào nhu cầu VLĐ.

Năm 2008, nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động

tạm thời của Công ty đều tăng. Như vậy có thể thấy Cơng ty đã tăng khá lớn cả nợ ngắn hạn và nguồn dài hạn (đặc biệt là nguồn vốn dài hạn) để bổ sung vốn lưu động. Tính đến cuối năm 2008, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn lưu động là 59.51% và tỷ trọng nguồn dài hạn trong tổng nguồn vốn lưu động là 40.49%. Điều đó cho thấy cơng ty khá thận trọng trong chính sách tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Đặng thÞ DÞu Líp K43/11.02 45

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)