5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách thành phố những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực , chi cho bộ máy quản lý hành chính , đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân thành phố.
Tình hình chi ngân sách thành phố thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Tổng hợp chi ngân sách thành phố Thái Nguyên (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ tăng bình quân
(%)
A.Tổng chi ngân sách thành phố (A+B) 381.221.251 486.269.584 851.782.001 49,48 A.Chi trong cân đối 297.344.552 374.102.157 717.618.419 34,23 I.Chi thường xuyên(1+2+…+11) 207.271.577 241.318.241 301.927.926 20,69 II.Chi xây dựng cơ bản 82.951.156 102.642.290 175.315.960 45,38 III.Chi bổ sung cho NS cấp dưới - 24.445.186 26.047.460 6,55
1.Bổ sung cân đối - 17.404.645 21.827.181 25,41
2.Bổ sung ccó mục tiêu - 7.040.641 1.320.000 -81,25
3.Bổ sung khác - - 2.900.279 -
IV.Chi quản lý qua ngân sách 7.121.819 5.696.438 214.327.073 448,58 B.Chuyển nguồn NS sang năm sau 83.876.697 112.167.427 134.163.581 26,47 1.Chuyển nguồn làm lương và tăng thu so với
dự toán 37204.423 53.126.200 75.050.000 42,03
2.Chuyển nguồn tạm ứng XD cơ bản 8.910.947 23.741.815 29.589.106 82,22 3.Chuyển nguồn KH XDCB chưa chi hết 20.494.020 4.219.512 2.509.641 -65,01 4.Chuyển nguồn sốdư dự toán CTMT 50.854 683.909 - 5.Chuyển nguồn tạm ứng NS cho các ĐV 4.914.825 1.566.903 3.407.553 -16,73
6.Chuyển nguồn vượt thu tiền SDĐ - 19.957.996 15.027.301 -24,71 7.Chuyển nguồn số dư dự phòng NS 4.840.000 8.751.400 6.956.000 19,88
8.Chuyển nguồn số dư dự toán các trường học - 119.690 - -
9.Chuyển nguồn số dư dự toán NS - - 800.578 -
10.Chuyển nguồn số dư tạm ứng NS - - 823.400 -
11. Chuyển nguồn KPTX GD-ĐT 7.042.626 -
12.Chuyển nguồn cấp bù thủy lợi phí 419.000 -
TỔNG CHI NS XÃ (A+B) 44.974.226 51.369.999 60.642.149 16,12 A.Chi trong cân đối 39.426.711 43.857.983 54.093.613 17,13 I.Chi thường xuyên 30.912.222 37.884.289 6.548.535 -53,97 II.Chi đầu tư xây dựng cơ bản 6.106.984 5.973.693 5.309.851 -6,75 B.Chuyển nguồn NS sang năm sau 5.547.515 7.512.015 1.238.683 -52,75
Qua số liệu thu thập được cho ta thấy chi ngân sách thành ph ố các năm qua không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân là 49,48%, nhất là từ năm 2009 trở lại đây khi tỉnh tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách thành phố. Năm 2008 tổng chi ngân sách thành phố là 381.221.251 nghìn đồng, đến năm 2009 là 486.269.584 nghìn đồng và năm 2010 tăng lên 851.782.001 nghìn đồng. Năm 2010 tăng 1,8 lần so với năm 2009 và 2,2 lần so với năm 2008. Chi ngân sách Thành phố vẫn chủ yếu là chi trong cân đối, phần chuyển nguồn ngân sách sang năm sau chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trong cả 3 năm khoản chi thường xuyên đều chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi trong cân đối. Kết quả chi thường xuyên cho các khoản mục cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Chi thƣờng xuyên của thành phố Thái Nguyên qua 3 năm
Chỉ tiêu Năm 2008 (1000đ) Năm 2009 (1000đ) Năm 2010 (1000đ) Tốc độ tăng bình quân (%) Chi thƣờng xuyên (1+2+…+10) 207.271.577 241.318.241 301.927.926 20,69
1.Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế 40.918.923 48.954.290 68.255.520 29,15 2.Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 110.207.434 148.167.705 178.600.645 27,30 3.Chi sự nghiệp y tế 4.746.130 1.113.000 850.780 -86,61 4.Chi sự nghiệp PT - truyền hình 1.726.747 2.350.000 2.954.900 30,81 5.Chi sự nghiệp văn hóa - TT - TT 2.938.925 4.710.700 8.209.184 67,13 6.Chi sự nghiệp an sinh - xã hội 6.159.153 9.601.108 9.493.481 24,15 7.Chi quản lý hành chính Nhà nước 18.072.316 23.634.166 29.844.019 28,51 8.Chi an ninh-quốc phòng 1.365.000 1.486.000 2.350.300 31,22 9.Chi khác ngân sách 916.126 1.301.271 1.369.095 22,25
10.Chi trợ cấp NS xã 20.220.815 - - -
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu-chi ngân sách TP Thái Nguyên 2008 -2010)
Qua bảng 2.7 ta thấy, chi thường xuyên của thành phố hàng năm đều tăng lên. Năm 2008 tổng chi thường xuyên là 207.271.577 nghìn đồng, chiếm 69,7% chi cân đối ngân sách, đến năm 2009 là 241.318.241 nghìn đồng, chiếm
64,5% chi cân đối ngân sách thành phố, năm 2010 là 301.927.926 nghìn đồng, chiếm 60% chi cân đối ngân sách thành phố, tăng 4.656.349 nghìn đồng so với năm 2008 và tăng 60.609.685 3,16 nghìn đồng so với năm 2009.
Tuy nhiên tỷ lệ các khoản chi thường xuyên trong tổng chi của thành phố lại có xu hướng giảm, thể hiện qua biểu đồ sau:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
năm 2008 năm 2009 năm 2010
Chi thường xuyên Chi quản lý qua NS Chi bổ sung NS cấp dưới Chi XDCB
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi ngân sách thành phố qua 3 năm
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2010 phát sinh thêm khoản chi bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng khu dân cư mới với số tiền lên đến 209 tỷ đồng. Vì vậy mà chi thường xuyên mặc dù tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối.
Phân tích chi trên từng lĩnh vực ta thấy:
- Trong các khoản chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên của thành phố (năm là 53,17%, năm 2009 là 61,4% và 60% năm 2010). Riêng năm 2010 thành phố chi đầu tư cho khối mầm non là trên 50 tỷ đồng, khối tiểu học là 56 tỷ đồng, khối THCS là 57 tỷ đồng, trung tâm bồi dưỡng chính trị hơn 1 tỷ và chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác là 12 tỷ đồng. Từ đó có thể thấy sự quan tâm của thành phố đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người là rất lớn.
- Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường đầu tư cho kiến thiết kinh tế và an ninh - quốc phòng. Các khoản chi này nhìn chung đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của thành phố. Đi đôi với việc chi đầu tư phát triển thì các khoản chi về sự nghiệp kinh tế như : giao thông, kiến thiết thị chính (chủ yếu là công tác phục vụ công cộng, chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng công cộng...) cũng không ngừng tăng lên. Ngân sách dành cho sự nghiệp kinh tế , sự nghiệp giáo dục không ngừng tăng lên nhất là sự nghiệp giáo dục . Chi sự nghiệp giáo dục năm 2010 là 178.600.645 nghìn đồng tăng 68.393.211 nghìn đồng so với năm 2008 và so với năm 2009 tăng 30.432.940 nghìn đồng. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin thể thao tăng mạnh trong năm 2010 là do cuối năm ngân sách tỉnh cấp bổ sung kinh phí cho điều tra thống kê hiện trạng phổ cập điện thoại, internet và nghe nhìn trên địa bàn. Chi cho công tác đảm bảo an sinh xã hội năm 2010 tăng so với năm2009 và 2008 và tăng so với kế hoạch đề ra là do ngân sách tỉnh cấp bổ sung kinh phí điều tra hộ nghèo, cận nghèo; điều chỉnh tăng mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 67/NĐ-CP và Nghị định số 13/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chi đầu tư XDCB: Năm 2008 thực hiện là 82.951.156 nghìn đồng, chiếm 29,7% chi cân đối ngân sách địa phương, năm 2009 thực hiện 102.642.290 nghìn đồng, chiếm 27,4% chi cân đối ngân sách địa phương, đến năm 2010 thực hiện là 175.315.960 nghìn đồng, chiếm 34,8% chi cân đối ngân sách địa phương (số tuyệt đối tăng 72.673.670 nghìn đồng so với năm 2009 và tăng 92.364.804 so với năm 2008). Chúng ta thấy chi đầu tư có xu hướng tăng, phân tích cụ thể như sau [32]:
+ Trong năm 2008 chi XDCB từ nguồn thu cấp quyền SD đất chỉ đạt 83% kế hoạch giao, do những tháng đầu năm ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu,giá cả các nguyên vật liệu biến động mạnh, nên các nhà thầu không tổ chức thi công xây dựng công trình.
+ Năm 2009, các công trình XDCB đã được phân khai kế hoạch vốn ngay từ đầu năm, nhưng khi thực hiện các công trình , dự án về quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi xây dựng một số hạng mục công trình trong quá trình thanh quyết toán với kho bạc nhà nước, một số chủ đầu tư chưa hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán nên phải chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Thực hiện chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, năm 2009 ngân sách tỉnh cho vay ưu đãi bằng nguồn vốn tín dụng là 5.200 triệu đồng để đầu tư xây dựng kênh mương, đường giao thông, khối lượng hoàn thành đến 31/12/2009 đạt 10.620 triệu đồng với tổng chiều dài 17.645m. Giá trị thanh toán là 5,197 tỷ đồng, theo hướng dẫn phần vốn này được chuyển sang năm 2010 để quyết toán. Vì vậy làm cho khoản chi cho XDCB năm 2010 tăng mạnh.
Nhìn chung ngân sách thành phố đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi SNGD, đảm bảo chi cho SNKT, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010
2.3.1. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
2.3.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước
Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua thành phố Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách . Về cơ bản Thành phố luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các ghị quyết về phát triển KT-XH của thành phố.
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách 2 năm 2009-2010 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Tổng thu NSNN 312695 397785 127.21 411318 706486 171,76 I. Thu cân đối NSNN(1+2) 312695 388147 124.13 411318 486849 118,36 1.Thu thuế, phí, khác
(1.1+1.2+…+1.10) 216195 231406 107.04 286318 318477 111,23 1.1. Thuế XD các ĐV ngoại tỉnh 4000 5544 138.60 6850 8792 128,35 1.2.Thuế ngoài quốc doanh 121500 116721 96.07 168000 183820 109,42 1.3.Lệ phí trước bạ 45000 49276 109.50 56500 60823 107,65 1.4.Thuế thu nhập cá nhân 15000 17663 117.75 21600 27694 128,21 1.5.Thuế SD đất nông nghiệp 93 98 105.38 88 92 104,55
1.6.Thuế nhà đất 6602 6891 104.38 6780 7039 103,82
1.7.Thu tiền cho thuê đất 12000 13153 109.61 12000 12180 101,50 1.8.Thu phí, lệ phí 6000 6166 102.77 6500 5642 86,80 1.9.Thu khác ngân sách 6000 6325 105.42 8000 8982 112,28
1.10.Thu phí và lệ phí khác 9566 3409
2.Thu tiền SD đất 96500 156739 162.42 125000 168372 134,70
II.Thu quản lý qua NS - 9638 - - 219637 -
(Nguồn: Báo cáo thu, chi ngân sách TP Thái Nguyên)
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế
Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách thành phố nên những năm qua Thành ủy, HĐND và UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của thành phố không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng
lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.
Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của thành phố và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế thành phố. Nhận thức rõ điều này, Chi cục Thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với Phòn g Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mưu cho UBND thành phố giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phươg án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý.
Những năm qua tỉnh và thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quảng bá du lịch nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, thương mại
rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, dẫn đến số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên.
Công tác kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế được Chi cục quan tâm ngay từ đầu năm. Đã xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Cục Thuế phê duyệt và kiểm tra theo đúng quy định của luật quản lý thuế. Tổ chức kiểm tra đơn nghỉ, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, việc kiểm tra thực hiện trên cơ sở phân tích tờ khai,qua đó đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật vế thuế của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế. Tập trung kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế. Theo báo cáo tổng kết công tác thuế 2009-2010 của Chi cục Thuế thành phố , năm 2010, kiểm tra được hơn 96 đơn vị tăng 55 đơn vị so với năm 2009, phạt 70 đơn vị . Tổng số tiền truy thu và phạt nộp vào NSNN là 2.577.599.234 đồng. Kiểm 2.882 lượt hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng. Không có sự chênh lệch giữa hồ sơ khai thuế do đơn vị kê khai và kiểm tra của cơ quan thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
Đối với khu vực cá thể, Chi cục Thuế thành phố cùng với các xã, phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh. Năm 2010 chi cục thuế thành phố đã kiểm tra miễn, giảm thuế và các hộ kinh doanh phát sinh đưa vào quản lý thu thuế 8.581 lượt hộ (báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010) [5]. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Đặt biệt là lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhưng việc phát triển này thiếu ổn định. Việc ra kinh doanh, ngừng nghỉ kinh doanh diễn ra tùy tiện, việc nghỉ kinh doanh địa bàn này, ra kinh doanh địa bàn khác không khai báo cơ quan thuế làm cho công tác quản lý
gặp nhiều khó khăn, gây thất thu còn lớn. Trong năm 2010, kiểm tra hộ đăng ký nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh là 306 hộ, số truy thu 47.896.000 đồng. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên Chi cục Thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại