Thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 44 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Thành phố Mỹ Tho

Thành phố Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang, đây là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Từ năm 2003 thành phố Mỹ Tho đã thực hiện đề án ủy nhiệm thu đối với một số nguồn thu (thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với hộ các thể, thuế nhà đất, phí …) cho UBND xã, phường thực hiện. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng kể, tăng cường được sự quan tâm chỉ đạo của UBND các xã, phường trong công tác thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu, tập trung số thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách, hạn chế nợ đọng, thất thu và sót hộ.

Trong quản lý chi đầu tư đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường đã giúp cho các xã, phường từng bước nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường đảm bảo hợp lý, công bằng,có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở. Đến cuối năm 2010 chỉ còn 3/15 đơn vị còn nhận bổ sung cân đối.

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách.

- Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm cũa cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

1.5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u đề tài

1.5.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải trả lời những câu hỏi sau:

- Cơ sở khoa học cho vấn đề tăng cường công tác quản lý thu , chi ngân sách nhà nước là gì?

- Thực trạng công tác quản lý thu , chi ngân sách ở Thành phố Thái Nguyên những năm qua như thế nào?

- Để tăng cường công tác quản lý thu , chi ngân sách ở Thành phố Thái Nguyên cần phải căn cứ vào những định hướng gì và thực hiện những giải pháp nào?

1.5.2. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.5.3. Phương pháp thu thập thông tin

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước . Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nướ c và quản lý ngân sách nhà nước,… Những thông tin về tình hình cơ bản , tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương , các chính sách của địa phương đối với quản lý thu , chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên qua n đến đề tài do các cơ quan chức năng của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

Các tài liệu , số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm , các tài liệu , báo cáo của các địa phương , của ngành Tài chính, website của các Bộ, Ngành khác có liên quan.

1.5.4. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

1.5.5. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

Sử dụng phương pháp so sá nh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các loại thu, chi ngân sách trong tổng số,...

b. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội . Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình thu , chi ngân sách và quản lý Nhà nước ở thành phố Thái Nguyên.

1.5.6. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia , các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu , chi và quản lý ngân sách nhà nước và những dự báo về chính sách thu, chi ngân sách nhà nước, về đổi mới trong quản lý ngân sách nhà nước trong tương lai.

1.5.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương:

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất đai. - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động. - Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước:

- Tổng thu ngân sách nhà nhà nước qua các năm; - Tổng chi ngân sách nhà nước qua các năm; - Số thu các loại thuế, phí, lệ phí qua các năm; - Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,... - Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước;

- Tổng chi ngân sách nhà nước qua các năm; - Tổng số các khoản chi ngân sách nhà nước,...;

- Các khoản chi trong cân đối, chi xây dựng cơ bản, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,...

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cƣ́u

Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và được mệnh danh là một thành phố công nghiệp ở Miền Bắc . Hiện nay Thành phố Thái Nguyên là Đô thị loại I, là tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, được coi là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu có diện tích 189,705 km2

và dân số 279.689 người (năm 2010). Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của Khu Tự trị này (1956 - 1965). Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành thép Việt Nam . Ngoài ra , Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng và nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....

Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim , cơ khí , vật liệu xây dựng , hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm

từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.Về đất đai , thành phố Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khá lớn, trong đó phần lớn diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của TP Thái Nguyên

SL (ha) (%) SL(ha) (%) SL(ha) (%) 09/08 10/09 BQ

A - Diện tích tự nhiên 17707.5 100 18970.48 100 18630.56 100 107.13 98.20816 91.67

I. Đất nông nghiệp 11546.6 65.21 12381.41 65.27 12266.51 65.84 107.23 99.072 92.39

1. Đất trồng cây hàng năm 4504.61 25.44 5059.44 26.67 5017.5 26.93 112.32 99.17105 88.30

Đất trồng lúa 3329.03 18.8 3716.46 19.59 3661.23 19.65 111.64 98.51391 88.24

Đất trồng cây ngắn ngày 1172.2 6.62 1327.1 7 1338.7 7.19 113.21 100.8741 89.10

2. Đất trồng cây lâu năm 3753.49 21.2 3989.2 21.03 4004.14 21.49 106.28 100.3745 94.44

II. Đất lâm nghiệp 2985.79 16.86 3023.77 15.94 2911.52 15.63 101.27 96.28775 95.08

Đất rừng sản xuất 1999.88 11.29 2035.96 10.73 1926.7 10.34 101.8 94.63349 92.96

III. DT thuỷ sản 290.62 1.64 296.09 1.56 329.94 1.77 101.88 111.4323 109.37

IV. Đất ở 1486.58 8.4 1596.85 8.42 1553.22 8.34 107.42 97.26775 90.55

V. Đất chuyên dùng 3444.72 19.45 3648.38 19.23 3161.16 16.97 105.91 86.64558 81.81

VI. Sông suối và mặt nước 770.93 4.35 849.33 4.48 1146.24 6.15 110.17 134.9581 122.50

VII. Đất chưa sử dụng 343.33 1.94 375.5 1.98 371.19 1.99 109.37 98.8522 90.38

VIII. Nghĩa trang, nghĩa địa 103.64 0.59 106.78 0.56 115.4 0.62 103.03 108.0727 104.89

B- Một số chỉ tiêu 1. Đất NN/hộ NT 272.65 157.9 244.2 2. Đất NN/khẩu NN 149.94 717.1 1050 3. Đất NN/lao động NT 272.65 287 443.9 2008 So sánh (%) Loại đất 2009 2010

Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp đang có xu hướng giảm dần do yêu cầu phát triển các Khu đô thị và Khu công nghiệp . Thành phố đang triển khai xây dựng và mở rộng một số khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Thịnh Quang, Khu đô thị mới Bắc Sơn-Sông Hồng, Khu đô thị mới Vinaconex Minh Cầu, Khu đô thị mới Thái Nguyên Park City, Khu đô thị mới Detechland Túc Duyên, Tổ hợp Đô thị và dịch vụ APEC Gia Sàng, Khu đô thị mới phía Tây,.. ngoài ra còn có các dự án Interligent city, Thành phố công nghệ và giao lưu quốc tế APECI, Tổ hợp Đô thị thương mại và dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích quy hoạch là 8.009 ha được triển khai tại 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên sẽ là vùng đô thị quan trọng của thành phố Thái Nguyên.

Do đặc điểm thành phố Thái Nguyên tập trung nhiều trường Đại học và các trường chuyên nghiệp , có nhiều khu dân cư và Khu công nghiệp nên có dân số đông. Tình hình dân số, lao động của tỉnh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 So sánh(%) 09/08 10/09 I. Tổng số khẩu Người 272.121 279.710 279.689 102.79 99.99 Nông thôn 77.009 78.443 76.304 101.86 97.27 Thành thị 195.112 201.277 203.935 103.16 101.32 II. Tổng số hộ Hộ 61.040 62.613 63.432 102.57 101.31 Nông thôn 16.920 17.267 17.739 102.05 102.73 Thành thị 44.120 45.346 45.693 102.77 100.77

III. Tổng số lao động Người 149.665 153.840 154.130 102.79 100.19 Nông thôn 42.354 43.138 41.966 101.85 97.28 Thành thị 107.311 110.702 112.164 103.16 101.32

Nhìn vào số liệu của bảng trên cho ta thấy, trong ba năm qua không có sự biến động nhiều về dân số của thành phố. Đáng kể chỉ có năm 2009, trong năm này dân số của thành phố tăng 7589 người so với năm 2008, tương ứng tăng 2,79%. Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị (chiếm 71,7% tổng dân số), trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50%. Nguồn lao động dồi dào là một điều kiện thuận lợi cho thành phố trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố biểu hiện qua bảng sau :

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố qua 3 năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

So sánh (%) 09/08 10/09

I. Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

(Giá CĐ 1994) 8,42 9,48 10,78 112,62 113,74 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 0,21 0,22 0,24 105,71 110,36 2. CN và XD 6,51 7,29 8,28 112,00 113,53 3. TMDV 1,70 1,97 2,26 115,84 114,90 II.Thu nhập BQ/người/năm

(triệu đồng) 20,40 25,00 30,00 122,55 120,00

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội TP Thái Nguyên 2008-2010)

Số liệu bảng trên cho ta thấy, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 tăng 22,55% so với năm 2008, năm 2010 tăng 20% so với năm 2009. Giá trị sản xuất của thành phố có xu hướng tăng, năm 2009 tăng 12,62% so với 2008, năm 2010 tăng 13,74% so với 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đều giữa các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và xây dựng , thương mại dịch vụ, thể hiện qua biểu đồ sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nông,lâm nghiệp CN và XD TMDV

Biểu đồ 2.1: Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố qua 3 năm

Qua biểu đồ ta thấy , giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố. Đóng góp của ngành này vào sự tăng trưởng của giá trị sản xuất hàng năm là chủ yếu. Điều đó thể hiện được đặc trưng của thành phố Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp. Đồng thời trong những năm qua thành phố cũng không ngừng quan tâm đầu tư cho phát triển ngành thương mại dịch vụ đặc biệt là du lịch. Bên cạnh đó thành phố cũng có những biện pháp nhằm phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Mặc dù ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của thành phố nhưng trong ba năm qua giá trị của ngành này vẫn không ngừng gia tăng.

Trong thời gian qua, thực hiện chính sách thu hút đầu tư nên Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư tại Thành phố.

Tỷ đồng

2.2. Thực trạng thu , chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố thái nguyên giai đoạn 2008 - 2010

2.2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước

Tình hình thu ngân sách của Thành phố 3 năm như sau (xem bảng 2.4):

Bảng 2.4. Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn thành phố theo từng lĩnh vực

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tốc độ tăng bình quân

(%)

A.Tổng thu NSNN trên địa bàn

(I+II) 302.569.665 397.785.673 706.486.385 52,81

I. Thu cân đối NSNN(1+2) 291.926.980 388.147.295 486.849.460 29,14 1.Thu thuế, phí,

khác(1.1+1.2+…+1.11) 192.983.374 231.407.501 318.477.188 28,46 2.Thu tiền SD đất 99.043.606 156.739.793 168.372.272 30,38 II.Thu quản lý qua ngân sách 10.642.684 9.638.377 219.636.924 354,28 B.Thu NS địa phương(I+II) 430.372.158 543.542.350 918.799.653 46,11 I.NS TP được hưởng (1+2+…+6) 384.277.077 490.626.760 857.047.279 49,34 1.Các khoản thu hưởng theo phân

cấp 234.336.990 285.363.419 375.850.644 26,64

2.Bổ sung từ NS cấp trên 92.388.500 103.029.983 146.935.150 26,11 3.Kết dư năm trước chuyển sang 2.530491 3.055.826 4.357.175 31,22 4.Thu chuyển nguồn năm trước

sang 46.785.915 83.876.697 112.167.427 54,84

5.Thu phí, lệ phí khác (40% học phí) - 9.566.395 3.409.808 -64,36 6.Thu quản lý qua NS 8.235.180 5.734.438 214.327.073 41,02 II.NS xã được hưởng(1+2+…+5) 46.095.081 52.915.590 61.752.374 15,74 1. Các khoản thu hưởng theo

phân cấp 18.041.634 17.898.095 21.337.455 8,75

2.Bổ sung từ NS cấp trên 20.220.815 24.445.186 26.047.460 13,50 3.Kết dư năm trước chuyển sang 897.710 1.120.854 1.545.591 31,49 4.Thu chuyển nguồn năm trước

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 44 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)