Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 121 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy thành phố Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển

chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy sớm xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020, đồng thời tập trung lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực , nhất là công tác quy hoạch, quản lý đô thị , du lịch, tạo điều kiện cho Thái Nguyên phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hướng tới vị thế của một trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo không chỉ của khu vực miền núi phía Bắc.

Thứ hai, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho thành phố về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy mô thành phố là đô thị loại I. Cụ thể:

+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu ổn định , bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển . Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo toàn bộ khối xã, phường tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp thành phố và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.

+ Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.

Thứ ba, UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.

Thứ tư, Cần điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ năm, Cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.

Thứ sáu, Ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Thái Nguyên hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan . Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức . Vấn đề này có ý nghĩa trên nhiều mặt , tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn Thành phố và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND thành phố cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

1. Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách của thành phố Thái Nguyên. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

2. Qua nghiên cứu đánh giá thực tiễn quá t rình quản lý thu , chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn thành phố. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với thành phố nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp

ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng.

3. Thông qua thực hiện quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn thành phố có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho thành phố thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

4. Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sỏ về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn. sẽ giúp cho thành phố có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả.

5. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH từ thành phố cho đến xã phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.

Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý thu, chi ngân sách ở địa phương./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2009), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2009) Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Chắt (2009), “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính, (8), tr. 9, 46.

5. Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên (2008), Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2008, 2009, 2010.

6. Dương Đăng Chinh (2000), Lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Nguyễn Việt Cường (2008), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách

nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội.

8. Phạm Đình Cường (2009), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính - ngân sách ở Việt Nam”, Tài chính, (7), tr. 15 - 16.

9. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay”, Tài chính, (3), tr. 15 - 17.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội.

12. Võ Bích Hồng (2010), “Một số ý kiến về cơ chế giám sát chi ngân sách nhà nước phục vụ quản lý hành chính”, Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 25 - 26.

13. Nguyễn Sinh Hùng (2010), “Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 36 - 40.

14. Lê Chi Mai (2003), “Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính”, Quản lý nhà nước (9), tr. 7 - 11.

15. Dương Thị Bình Minh (2010), “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

16. Tào Hữu Phùng (2006), “Về định hướng và giải pháp công tác Tài chính ngân sách - Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 -2010”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 22 - 27.

17. Đặng Hữu Pháp (2002), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước”, Quản lý nhà nước, (9), tr. 6 - 14.

18. Phòng Thống kê TP Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê năm 2009. 19. Phòng Thống kê TP Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê năm 2010. 20. Đặng Văn Thanh (2010), “Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng giai đoạn 2010 - 2015”, Tạp chí Cộng sản, (19), tr.18 - 22.

21. Sử Đình Thành , Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn Tài chính - Tiền tệ, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

22. Thành uỷ Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XIII.

23. Thành uỷ Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XIV.

24. Lê Minh Thông (2008), “Quản lý thu chi ngân sách”, Tài chính, (10). 25. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân

sách, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Thuế , Nxb Tài chính, Hà Nội.

27. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

28. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

29. TS. Trần Đình Tuấn, Lê Thị Thu Hương, Phùng Trí Dũng (2012), Một số vấn đề về hoàn thiện công tác quản lý ngâ n sách nhà nước ở thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐHTN,

30. Nguyễn Đình Tùng (2010), “Phân định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước giữa trung ương và địa phương”. Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 7 - 11.

31. UBND thành phố Thái Nguyên , Báo cáo quyết toán thu , chi ngân sách thành phố Thái Nguyên các năm 2008, 2009,2010.

32. UBND thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư và xây dựng các năm 2008, 2009, 2010.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)