Các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 31 - 45)

1. Khái quát chung về bảo hiểm

a. rủi ro và các biện pháp đối phó với rủi ro

- Rủỉ ro là những tai nạn, tai hoạ, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản

- Để đối phó với rủi ro, con người sử dụng các biện pháp:

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

o Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro: dùng các biện pháp đề phòng, ngăn ngứa, hạn chế : hệ thống phòng cháy chữa cháy, bảo vệ chống trộm cắp, các biện pháp an toàn lao động

o Tự khắc phục rủi ro: dự trữ một khoản tiền nhất định để bù đắp, khắc phục hậu quả ( self insurance)

o Chuyển nhựơng rủi ro ( risk transfer)( mua bảo hiểm) trả một chi phí nhất định để chuyển rủi ro cho một công ty khác. Khi rủi ro xảy ra phát sinh thiệt hại, cơng ty đó phải chịu trách nhiệm bồi thường

b. Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm

- Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản phí nhất định gọi là phí bảo hiểm. Lưu ý một số khái niệm :

o Người bảo hiểm ( insurer, underwriter): là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có rủi ro xảy ra

o Người đựơc bảo hiểm : insured: là người có lợi ích được bảo hiểm, có tên trong hợp đồng và phai trả phí bảo hiểm

o Rủi ro được bảo hiểm : là những rủi ro thoả thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những thiệt hại do rủi ro đã thoả thuận gây ra mà thơi

o Phí bảo hiểm: là khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi gặp rủi ro và xảy ra tổn thất. Mức phí này được cơng ty bảo hiểm tính tốn trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo đủ để bồi thường và bù đắp các chi phí khác, đồng thời có lãi. Số thu về phí trong khi chưa bồi thường là nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang những lĩnh vực kinh doanh khác

- Thực tế, không phải đối tượng bảo hiểm nào cũng xảy ra tổn thất, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số này xảy ra tổn thất và được bồi thường. Nguồn vốn mà công ty bảo hiểm bồi thường chính là khoản phí bảo hiểm thu được của tất cả những người tham gia bảo hiểm. Như vậy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những nhười tham gia bảo hiểm chịu. vì vậy, muốn tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm phải có nhiều ngừơi tham gia, và càng nhiều người tham gia thì cơng ty bảo hiểm càng có lãi.

c. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

- Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối : hai bên phải tuyệt đối trung thực, nếu vi phạm, hợp đồng bảo hiểm trở nên vô hiệu

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

- Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm : người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm , tức là phái có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Người có lợi ích bảo hiểm là người bị thiệt hại tài chính khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro.

- Nguyên tắc bồi thường: khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường để đảm bảo người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra - Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được

bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ 3 có trách nhiệm bồi thường cho mình.

d. Tổn thất (loss, damage,average):

- Tổn thất là những hư hỏng, thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra, là hậu quả của rủi ro

- Phân loại :

o Căn cứ vào mức độ tổn thất : tổn thất bộ phận ( partial loss) hay tổn thất toàn bộ ( total loss). Tổn thất toàn bộ bao gồm : tổn thất toàn bộ thực sự người bảo hiểm sẽ bồi thường cho toàn bộ trị giá hàng) hoặc tổn thất tồn bộ ước tính:là thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm có thể chưa tới mức độ tổn thất tồn bộ, nhưng được từ bỏ một cách hợp lý. VD: tàu chở gạo trên đường về cảng đích thì gặp bão, phải ghé vào cảng lánh nạn. nhưng trước khi vào cảng lãnh nạn thì gạo đã bị ướt hết. Nếu cứ tiếp tục chun chở về cảng đích thì gạo mốc và sẽ thiệt hại hoàn toàn ( tổn thất thực sự xảy ra). Để cứu vớt hàng hoá và bảo vệ quyền lợi cho cả hai, luật hàng hải các nước đều quy định có thể coi đó là tổn thất tồn bộ với điều kiện là người được bảo hiểm phải từ bỏ ( abandon) đối tượng bảo hiểm đó cho người bảo hiểm, do đó gọi là tổn thất tồn bộ ước tính

o Căn cứ vào tính chất của tổn thất: tổn thất chung và tổn thât riêng

 Tổn thất chung( general average): là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cỗ ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hố và các tài sản khác trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng (là một hay nhiều quyền lợi đã hy sinh vì an tồn chung cho tồn bộ hành trình, tức là để cứu các quyền lợi khác trong hành trình đó thốt khỏi sự nguy hiểm chung.)Như vậy, để xác định tổn thất chung gồm có 2 nguyên tắc: phải là sự hi sinh phi thường, hợp lý vì sự an tồn chung và vì lợi ích chung. Bao gồm : hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung ( chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu sau khi bị mắc cạn, chi phí tại cảng lánh nạn..)

 Tổn thất riêng( particular average): là những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra: ví dụ hàng hố bị hỏng do tàu đắm, mắc cạn, đâm va, và có thể là tổn thất toàn bộ hay một phần. Điểm khác biệt giữa tổn thất riêng và tổn thất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

chung là: tổn thất riêng xảy ra một cách ngẫu nhiên, tổn thất của người nào thì người đó chịu mà khơng có sự đóng góp của các bên. Việc bồi thường cho tổn thất riêng phụ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm : có bảo hiểm cho rủi ro đó hay khơng

b. Trị giá bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

- Do việc xác định giá trị hàng hố khơng thể thực hiện được vào thời gian và địa điểm xảy ra tổn thất nên giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm có sự thoả thuận về việc đánh giá hàng hoá trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm ( giá trị bảo hiểm thoả thuận). Đơn bảo hiểm có giá trị bảo hiểm thoả thuận như vậy goi là đơn bảo hiểm có định giá ( valued policy). Các đơn bảo hiểm hàng hải đều là có định giá.

- Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm đối với mỗi tai nạn và phí bảo hiểm được tính trên số tiền đó. Theo tập qn thơng thường, số tiền bảo hiểm được tính bằng trị giá bảo hiểm ( full insurance), nếu vượt trị giá bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm trên trị giá (over insurance) ( phần vượt này chỉ được chấp nhận nếu coi nó là lãi có thể trong cơng việc bn bán và thơng thường được ấn định 10%). Nếu số tiền bảo hiểm ít hơn giá trị bảo hiểm thì đó là bảo hiểm dưới giá trị ( under Insurance)

c. Thời gian được bảo hiểm: - Do các bên tự thoả thuận

2. Bảo hiểm hàng hải và hàng không a. Bảo hiểm hàng hải

- Bảo hiểm hàng hải là những bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sơng liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển

- Bảo hiểm hàng hải gồm 3 loại: + bảo hiểm thân tàu ( hull Insurance)

+ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

+ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển ( Cargo Insurance)

- Trong bảo hiểm hàng hải, người ta phân loại các rủi ro như sau: o Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro:

 Thiên tai ( acts of God) : là những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể chi phối được: biển động, bão, gió lốc, thời tiết xấu, sóng thần, động đất, núi lửa phun…

 Tai họa của biển ( perils of the sea): những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển: mắc cạn, đắm, cháy, nổ, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, tàu bị lật úp, bị mất tích. Các rủi ro này được gọi là

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

 Các tai nạn bất ngờ khác: các thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngồi khơng thuộc những tai hoạ của biển. Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển , trên không, trên bộ, trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận lưu kho, bảo quản hàng hoá: hàng bị vỡ, cong, bẹp, thối, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp, không giao hàng.. Những rủi ro này được gọi là rủi ro phụ ( extraneous risk)

 Rủi ro do các hiện tượng chính trị xã hội : chiến tranh, đình cơng, nội chiến, hành động thù nghịch, bị tịch thu, chiếm giữ, thiệt hại do bom, mìn, ngư lơi, các hành động khủng bố hoặc người khủng bố gây ra.( rủi ro riêng)

 Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đối tượng được bảo hiểm hoặc những thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là do chậm trễ. o Xét về mặt nghiệp vụ bảo hiểm có thể chia ra:

 Rủi ro thơng thường được bảo hiểm: là các rủi ro như mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất tích, hành vi phi pháp của tàu và thuỷ thủ…

 Rủi ro loại trừ: là những rủi ro không được bảo hiểm: hành vi cố ý của người được bảo hiểm, bao bì khơng đúng quy cách,chậm trễ mất thị trường

 Rủi ro riêng: chỉ được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt, phải mua bảo hiểm riêng cộng thêm với các bảo hiểm khác : rủi ro chiến tranh, đình cơng, bạo loạn, nổi loạn

b. Bảo hiểm hàng không

- Bảo hiểm hàng không là bảo hiểm những rủi ro trên không, trên bộ.. liên quan đến một hành trình chun chở bằng đường hàng khơng. bảo hiểm hàng không bao gồm các nghiệp vụ sau :

o Bảo hiểm thân máy bay

o Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách

o Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ 3 o Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm

o Bảo hiểm tai nạn cá nhân o Bảo hiẻm rủi ro chiến tranh

o Bảo hiểm rủi ro bắt cóc, chiếm đoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành bay o Bảo hiểm mất khả năng sử dụng

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

Đối với bảo hiểm hàng không, người ta không phân chia các loại rủi ro như đối với bảo hiểm hàng hải mà quy định các rủi ro tổn thất bị loại trừ ( không được bảo hiểm), các rủi ro không thuộc loại này là những rủi ro được bảo hiểm và bằng cách này, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm được xác định.

3. Trách nhiệm của người bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm

- Điều kiện bảo hiểm là những văn bản chứa đựng nội dung cam kết bảo hiểm, có hiệu lực thi hành tuỳ theo thoả thuận. Điều khoản bảo hiểm xác định phạm vi bảo hiểm và quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất xảy ra cho quyền lợi được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên tuỳ theo khả năng kinh tế kỹ thuật của họ Theo tập quán kinh doanh của nghành bảo hiểm, người bảo hiểm đơn phương đưa ra các điều khoản, người được bảo hiểm sẽ lựa chọn trong số đó các điều khoant họ muốn dùng làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình và xác định trách nhiệm của người bảo hiểm. Tuy nhiên, người được bảo hiểm vẫn có thể mua thêm những điều kiện riêng, hoặc có những thoả thuận, phụ lục riêng bổ xung cho các điều khoản.

- Trong quá trình phát triển thương mại, mỗi nước đã hành thành những luật lệ và những điều khoản bảo hiểm riêng, điều này không phù hợp với xuất nhập khẩu hàng hố vì phạm vi hàng hố được giao liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, do đó địi hỏi các luật lệ bảo hiểm và điều khoản bảo hiểm phải thống nhất trong một phạm vi nhất định. Sau này hầu hết các nước đều vận dụng tinh thần các điều khoản bảo hiểm do “ Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản thuộc học hội bảo hiểm LonDon ( Institute of London Underwriter- ILU) soạn thảo và được phòng thương mại Londom ấn hành vào ngày 1/1/1963 ( institute cargo clause - ICC1963). đến năm 1982, học hội bảo hiểm London đã sửa đổi lại tinh thần bảo hiểm hàng hố cho phù hợp với tình hình mới, và bộ điều khoản mới được ban hành ( ICC 1/1/1982). Tuy nhiên,do tập quán thói quen, điều khoản ICC1963 vẫn được sử dụng khá phổ biến ở một số nước. Phạm vi được bảo hiểm của 2 bộ điều khoản này như sau:

a. Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá theo ICC 1963:

- Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng ( Institute cargo clauses Free from Particular Average)- FPA : chỉ bảo hiểm tổn thất chung và tổn thất riêng gây ra do các rủi ro chính : mắc cạn, đâm va, đắm, cháy, mất kiện hàng trong khi chuyển tải, xếp dỡ. Điều khoản này rất hẹp nên tuỳ loại hàng hoá người ta mới lựa chọn và đôi khi phải mua thêm các rủi ro ngoài phạm vi của điều khoản này. Và vì nó đã rất hẹp nên khi bồi thường khơng đề cập đến mức miễn thường. - Bảo hiểm tổn thất riêng - WA( Institute cargo clauses With Particular Average):

bảo hiểm rủi ro tổn thất của điều khoản FPA, cộng thêm tổn thất bộ phận vì thiên tai gây ra khơng hạn chế ở 4 rủi ro chính và khi dỡ hàng ở cảng lánh nạn. Như vậy, bảo hiểm này bảo hiểm toàn bộ tổn thất chung và các tổn thất riêng trừ các tổn thất riêng gây ra do các rủi ro phụ . Điều kiện WA luôn đi kèm với mức miễn

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM

TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010

bồi thường, miễn giảm ( Franchise, deductable), có nghĩa là người bảo hiểm được miễn bồi thường nếu tổn thất xảy ra dười một tỷ lệ nhất định so với giá trị lô hàng được bảo hiểm.

o Franchise: nếu tổn thất xảy ra trên mức được quy định, người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất

o Deductable: nếu tổn thất xảy ra trên mức được quy định, người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ phần tổn thất vượt trên mức quy định đó

- Bảo hiểm mọi rủi ro - AR ( Institute cargo clauses all risks): Đây là bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, nó bao hàm phạm vi của các điều khoản FPA, WA và còn bảo hiểm tất cả các rủi ro phụ ( thiếu hụt, đổ chảy, va chạm, hỏng, móc cẩu, lây bẩn, lây hại, hấp hơi, nước mưa, nước biển, cong rỉ, bẹp vỡ, thối nát, bao bì rách vỡ, mất cắp, mất trộm…). Tuy nhiên, nó khơng bảo hỉểm cho các rủi ro bị loại trừ và các rủi ro riêng. Cần phân biệt mọi rủi ro với mọi tổn thất. Mọi rủi ro ở đây có nghĩa là mọi rủi ro được bảo hiểm và tổn thất gây ra bởi các rủi ro được

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 31 - 45)