5. Bố cục của luận văn
1.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Phổ Yên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác nhau của huyện. Chọn ba xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là xã Đắc Sơn, xã Phúc Thuận, xã Tiên Phong. Mỗi xã chọn ra 30 hộ, trong 90 hộ chọn và phân ra 3 loại: Hộ khá, hộtrung bình, hộ nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bƣớc đầu đƣợc chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ giữa các loại hộ chung trong toàn xã, thị trấn sau đó dựa vào tài liệu tính toán thu đƣợc phân loại tiêu thức thu nhập bình quân/khẩu. Những xã này có thể đại diện cho từng vùng của huyện. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng đƣợc cho cả huyện.
Bảng 1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các điểm nghiên cứu TT Đặc điểm
Các điểm nghiên cứu Xã Đắc Sơn Xã Phúc Thuận Xã Tiên Phong
1 Điều kiện tự nhiên đối với
phát triển sản xuất CĂQ Thích hợp vừa Thích hợp Thích hợp 2 Đất đai cho phát triển CĂQ Nhiều đất Nhiều đất Không nhiều 3 Độ dốc trung bình 100 - 250 50 - 200 70 - 220
4 Chất lƣợng đất Tốt vừa Tốt Tốt vừa
5 Khả năng tƣới Tƣới tốt Tƣới chủ động Tƣới chủ động
6 Các cây ăn quả chính Nhãn, vải, xoài, chanh…
Nhãn, vải, xoài, dứa …
Nhãn, vải, xoài, chanh…
7 Giao thông Thuận lợi vừa Thuận lợi Thuận lợi
8 Thị trƣờng tiêu thụ Thuận lợi Thuận lợi Thuận lợi vừa
Các điểm nghiên cứu này đều nằm trong các vùng trọng điểm, vùng quy hoạch dự án phát triển theo hƣớng mở rộng các vƣờn cây ăn quả tập chung, có nhiều hộ gia đình trồng CĂQ điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, sản xuất cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao qua các nhiều năm (từ 10 - 50 năm).
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộỉ ở mỗi điểm nghiên cứu có những thuận lợi và khó khăn nhất định cho sự phát triển sản xuất cây ăn quả.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sƣu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã đƣơc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.
1.5.2.1. Số liệu thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế - xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất… Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Huyện Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
1.5.2.2. Số liệu sơ cấp
Những tài liệu mới về sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất CĂQ, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng.... Đƣợc tổ chức điều tra phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Phổ Yên một cách tổng
quát có nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây ăn quả lớn của huyện thông qua phòng nông nghiệp, hội nông dân, chi hội làm vƣờn để tìm hiểu tình hình cách trồng và chăm sóc CĂQ và tiêu thụ sản phẩm quả.
Thu thập số liệu mới đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA)
Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu nhập những thông tin qua những ngƣời dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu thập những tài liệu thông tin đã có tại nơi nghiên cứu [6].
- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) Trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm bắt đƣợc thực trạng sản xuất đặc biệt là sản xuất CĂQ, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu của các hộ nông dân. Xác định và đề ra những giải pháp để nâng cao sản xuất CĂQ trong tƣơng lai [6]. Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi đƣợc lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.
1.5.2.3. Phương pháp điều tra hộ nông dân * Chọn mẫu điều tra
Điều tra ngẫu nhiên không hoàn lại 90 hộ trên 3 xã đã chọn. Điều ta bằng câu hỏi: Về nhân khẩu, lao động, trình độ văn hoá của chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, các nguồn lực trong hộ (vốn, đất đai, tƣ liệu sản xuất) chi phí sản xuất và thu nhập/ha cây ăn quả và các thông tin khác có liên quan đến đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, các kiến nghị của hộ nông dân.
Sử dụng mức phân loại hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo để phân loại hộ, số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu nhƣ sau:
Bảng 1.3. Tổng hợp số liệu điều tra ở các xã nghiên cứu Xã Tổng số hộ điều tra(hộ) Phân loại hộ Khá Trung bình Nghèo Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Đắc Sơn 30 10 33,33 13 43,33 6 20,00 Phúc Thuận 30 14 46,67 11 36,67 5 16,67 Tiên Phong 30 11 36,67 14 46,67 6 20,00 Tổng cộng 90 35 38,89 38 42,22 17 18,89
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Sử dụng mức phân loại hộ khá, trung bình, nghèo của huyện năm 2010 nhƣ sau: Hộ khá thu nhập trung bình trên 900.000 đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình thu nhập từ 500.000 - 900.000 đồng/khẩu/ngƣời, hộ nghèo thu nhập trung bình dƣới 500.000 đồng/khẩu/tháng. Việc chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm
* Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các hộ. Các nguồn lực nông hộ nhƣ ruộng đất, tƣ liệu sản xuất, vốn.. Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và các giống CĂQ nói riêng... Chi phí sản xuất của từng giống CĂQ và thu nhập từ cây ăn quả. Tình hình đời sống, thu, chi, phục vụ sản xuất, đời sống và tích luỹ của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và nhu cầu của hộ... Những thông tin này đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác đầy đủ.
* Phương pháp điều tra
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một số câu hỏi mở và phù hợp với tình hình
thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Nhƣ thế nào và bao nhiêu?.. Phỏng vấn một số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
* Những thông tin cần thu thập
Những thông tin cơ bản của hộ, những thông tin về tình hình sản xuất chung của hộ, những thông tin về tình hình phát triển sản xuất CĂQ, thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ quả sau thu hoạch, vốn và nguồn vốn. Thuận lợi, khó khăn của hộ trong phát triển CĂQ, kiến nghị của hộ.
1.5.3. Phương pháp phân tích đánh giá
Các phƣơng pháp đƣợc vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài đƣợc thể hiện nhƣ sau:
1.5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình sản xuất CĂQ của huyện Phổ Yên qua các năm.
1.5.3.2. Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu, thông qua phƣơng pháp này mà ta có thể xác định xu hƣớng mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực mục tiêu nghiên cứu, các nhân tố tác động đến tình hình sản xuất CĂQ tại huyện Phổ Yên.
1.5.3.3. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia và hỏi chủ hộ gia đình, ngƣời lao động, cán bộ nông nghiệp huyện Phổ Yên, chủ tịch hội làm vƣờn, chủ mua thu gom… Để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.
1.5.3.4. Công cụ dùng để xử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ điều tra của các hộ nông dân, chúng tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu
hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin, nhập thông tin và xử lý bằng chƣơng trình Excel của Microsoft Windows trên máy vi tính.
1.5.3.5. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh
Đƣợc ứng dụng để thể hiện mô tả số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.
1.5.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.5.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh * Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Ouput)
Đƣợc tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và gía trị bán ra thị trƣờng trong một chu kỳ sản xuất nhất định thƣờng là một năm. Với CĂQ thì giá trị sản xuất đƣợc tính bằng sản lƣợng thu hoặc nhân với giá trị thực tế của địa phƣơng. Đây là tổng thu của hộ.
GO = n i i iQ P 1
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i
* Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost)
Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên mà chủ thể bỏ ra để thuê mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lƣợng sản phẩm nhƣ các khoản chi phí: Giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC = n i i C 1
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
* Giá trị gia tăng (VA - Value Added)
Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích, nó đƣợc tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian
trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm một chu kỳ sản xuất đó.
VA = GO - IC
* Thu nhập hỗn hợp(MI - Mix Income)
Là thu nhập thuần tuý của ngƣời sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích luỹ cho ngƣời sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu đƣợc trong một chu kỳ sản xuất.
MI = [VA - (A + T)] Trong đó: - A: Khấu hao - T: Thuế
* Lợi nhuận (Pr - Prfit)
Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình. Pr = MI - L x Pi
Trong đó: L: Số công lao động của gia đình
Pi: Giá ngày công lao động ở địa phƣơng
1.5.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh
- Giá trị sản xuất; giá trị tăng, thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 ha đất trồng trọt.
- Giá trị sản xuất; giá trị tăng, thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 ngày công lao động.
- Giá trị sản xuất; giá trị tăng, thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Giá trị sản xuất, giá trị tăng; thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng tổng chi phí.
- Năng suất lao động = GO/LĐ
- Chi phí trên đơn vị diện tích = IC/1 ha - Và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khác.
1.5.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
Khi xem vấn đề hiệu quả chúng ta không thể tách HQKT ra khỏi hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng sinh thái, hiệu quả kinh tế dề cập đến vấn đề lợi nhuận, trên góc độ toàn xã hội thì đó là thu nhập quốc dân đạt đƣợc trên đầu ngƣời, trên mỗi ngày công. Những chỉ tiêu này có thể không cao nhƣng biến đƣợc đất từ không sinh lợi thành sinh lợi, tăng khả năng tạo công ăn việc làm có thu nhập, tăng đƣợc cơ sở hạ tầng cho nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, biến môi trƣờng đang suy thoái thành môi truờng phục hồi, bền vững hơn sẽ có ý nghĩa hơn về mặt xã hội.
Các chỉ tiêu phản ánh xã hội gồm:
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân. - Cung cấp lƣơng thực thiết yếu cho nhân dân.
- Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình...
- Xây dựng môi trƣờng sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt cộng đồng.
- Phát huy lợi thế so sánh vùng. - Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
1.4.4.4. Các chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái
- Sản xuất cây ăn quả trên địa bàn trung du miền núi có ý nghĩa lớn đối với môi trƣờng sinh thái, trong thời gian qua việc khai thác tài nguyên rừng và nƣớc cạn kiệt làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sinh thái, vì vậy quá trình san xuất CĂQ sẽ góp phần bảo vệ và cải tạo môi trƣờng từ chỗ mất cân bằng và phục hồi hệ sinh thái bền vững [2].
- Bảo vệ đất chống xói mòn bằng các mô hình kinh tế vƣờn đồi, vƣờn nhà, mô hình nông lâm kết hợp dải băng cây phân xanh, cây họ đậu giúp giữ nƣớc cản dòng chảy, giữ đất cải tạo đất, tạo môi trƣờng sinh thái bền vững, trong lành.
- Nâng cao độ che phủ của đất, giữ và bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nƣớc hiện có là các chỉ tiêu bảo vệ môi trƣờng sinh thái [2].
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH TẾ CÂY ĂN QUẢ VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN
HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngƣời dân huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên triển kinh tế đối với ngƣời dân huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là huyện trung du miền núi có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 25.886 ha. Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:
- Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ.