5. Bố cục của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là huyện trung du miền núi có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 25.886 ha. Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:
- Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ.
- Phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình. - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Với vị trí trên, huyện Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh Phía Bắc. Trung tâm huyện có đƣờng quốc lộ 3 chạy qua nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hóa giữa huyện và khu vực.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Phổ Yên thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt biển là 13,8 m. Điểm cao nhất là 153 m và thấp nhất là 8 m. Địa hình đƣợc chia thành 2 vùng rõ rệt, phía Đông có 10 xã và 2 thị trấn là vùng ven sông Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 8,2 m và hệ thống thuỷ văn khá thuận lợi. Phía Tây và phía Tây Bắc có 5 xã và 1 thị trấn - đây là vùng núi của
huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dƣỡng. Chính điều này đã gây ra không ít ảnh hƣởng đến sản xuất cũng nhƣ với cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng [20].
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu là một yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình phát triển nông nghiệp. Phổ Yên là huyện nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Từ thực tế này, đòi hỏi trong sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp cần phải bố trí thời vụ cũng nhƣ bố trí cây con sao cho phù hợp với điều kiện của từng mùa để có đƣợc hiệu quả tối ƣu.
* Chế độ nhiệt
Bảng 2.1 Khí hậu của huyện Phổ Yên
(Trung bình 4 năm) Tháng Nhiệt độ (t0) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) Giờ nắng (giờ) 1 17,43 17,67 80,30 70,30 2 18,50 8,67 81,70 41,00 3 20,60 91,00 84,70 27,70 4 25,00 125,33 83,70 104,30 5 26,43 176,67 83,30 149,00 6 28,63 180,33 86,00 155,70 7 28,40 395,00 87,00 141,70 8 27,00 282,33 87,00 179,30 9 25,27 141,67 85,00 184,70 10 22,13 113,30 86,30 165,00 11 18,00 65,00 80,70 122,00 12 16,00 75,67 80,70 98,30 BQ 23,9 147,7 83,86 119,91
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,9oC, nhiệt độ thấp trung bình là 18,5oC. Tháng 6 là tháng nóng nhất 28,63oC, tháng lạnh nhất < 15oC. Số giờ nắng bình quân khoảng 119,91 giờ/năm.
* Chế độ mưa
Mƣa phân bố không đều trong năm. Thời gian mƣa tập trung chủ yếu vào tháng từ 15/4 - 15/11 hàng năm. Lƣợng mƣa bình quân là 147,7 mm/năm.
Độ ẩm không khí bình quân là 83,86 % /năm. Ngoài ra ở huyện còn có các hiện tƣợng rét đậm, sƣơng muối, hanh khô, nắng nóng xuất hiện theo mùa trong năm [20]. Nhiệt độ cũng nhƣ lƣợng mƣa, số giờ nắng và độ ẩm trên địa bàn huyện Phổ Yên phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển CĂQ.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Phổ Yên có 2 con sông chảy qua là sông Cầu và sông Công với lƣợng nƣớc lớn. Sông Cầu bắt nguồn từ phí Bắc của tỉnh Bắc Kạn với chiều dài 1615 km còn sông Công bắt nguồn từ phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với chiều dài 325 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng đặc biệt là vấn đề tới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó sông Công lƣợng nƣớc chảy là do sự điều tiết của hồ Núi Cốc nên nó thƣờng đƣợc phát huy vào mùa đông khắc phục đƣợc cơ bản tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô [20].
2.1.1.5. Tình hình đất đaivà sử dụng đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai không chỉ là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng mà còn là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển có tính chất sinh học của cây trồng. Hơn nữa đất đai có vị trí cố định nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể, do đó con ngƣời phải bố trí hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng, đồng thời
Năm 2008 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.271,77 ha, chiếm 47,81%, diện tích đất lâm nghiệp là 7.325,73 ha chiếm 28,54% (bảng 2.2). Đây là hai nguồn đất quan trọng để phát triển mở rộng sản xuất trồng CĂQ. Nguồn quỹ đất ở là 986,74 ha chiếm 3,84%, trong đó đất ở nông thôn là 925,11 ha và đất ở thành thị là 61,63ha. Còn lại đất chƣa khai thác sử dụng của huyện còn không lớn 304,11 ha chiếm 1,18%.
Năm 2009 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.080,56 ha, chiếm 47,06%, diện tích đất lâm nghiệp là 7.315,66 ha chiếm 28,50%. Đất đang sử dụng vào mục đích chuyên dùng của huyện là 4.680,7 ha chiếm 18,24%.
Năm 2010 tổng diện tích đất của huyện là 25.886,90 ha, diện tích đất này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 12.733,83 ha chiếm 49,19%, trong đó đất trồng cây hàng năm là 8.384,08 ha chiếm tỷ trọng cao nhất là 65,84%, đƣợc chia thành ba nhóm là đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác. Còn lại là đất trồng cây lâu năm diện tích 4.349,77 ha chiếm 34,16% gồm đất trồng CĂQ, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 6.962,13 ha chiếm 26,89 %, có xu hƣớng giảm dần do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và mục đích công cộng. Tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là rừng trồng là 6.639,06 ha chiếm 95,36%, còn lại là rừng tự nhiên là 676,60 ha chiếm 9,72%. Tổng diện tích đất ở là 1.947,69 ha chiếm 7,52%. Đất đang sử dụng vào mục đích chuyên dùng của huyện là 2.261,48 ha chiếm 8,74% loại đất này chủ yếu đƣợc sử dụng vào mục đích đình, chùa, nhà thờ... Diện tích đất bằng chƣa sử dụng là 99,76 ha chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, và diện tích các quả ở vùng bán sơn địa rất khó cải tạo và đƣa vào sử dụng.
Bảng 2.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai huyện Phổ Yên từ năm 2008 – 2010 ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) Diện Tích (ha) Cơ Cấu (%) Diện Tích (ha) Cơ Cấu (%) Diện Tích (ha) Cơ Cấu (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ 2008- 2010 Tổng diện tích tự nhiên 25.667,63 100,00 25.667,63 100,00 25.886,90 100,00 100,00 100,85 100,43 1.Đất nông nghiệp 12.271,77 47,81 12.080,56 47,06 12.733,83 49,19 98,44 105,41 101,92 Đất trồng cây hàng năm 8.160,34 66,50 7.922,54 65,82 8.384,08 65,84 97,43 105,83 101,63 Đất trồng lúa 6.284,77 51,21 6.088,99 50,41 6.938,75 54,49 96,89 113,96 105,42 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35,20 0,29 35,22 0,29 5,17 0,04 100,00 14,69 57,34 Đất trồng cây hàng năm khác 1.840,37 15,00 1.826,54 15,12 1.440,16 11,30 99,25 78,85 89,05
Đất trồng cây lâu năm 4.113,43 33,52 4.146,74 34,33 4.349,77 34,16 100,81 104,89 102,85
2. Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng) 7.325,73 28,54 7.315,66 28,50 6.962,13 26,89 99,86 95,17 97,52 Rừng tự nhiên 676,60 9,24 676,60 9,25 676,60 9,72 100,00 100,00 100,00 Rừng trồng 6.649,12 90,76 6.639,06 90,75 6.639,06 95.36 99,85 100,00 99,92 3. Đất ở 986,74 3,84 974,01 3,79 1.947,69 7,52 98,71 199,97 14934 Đất ở nông thôn 925,11 93,75 896,92 92,09 1.835,32 94,23 96,96 204,62 150,79 Đất ở thành thị 61,63 6,25 77,09 7,91 112,37 5,77 125,08 145,76 135,42 4. Đất chuyên dùng 4.458,4 17,37 4.680,7 18,24 2.261,48 8,74 104,99 48,32 76,65 5. Đất chƣa sử dụng 304,11 1,18 303,25 1,18 99,76 0,39 99,71 32,89 66,31 Đất bằng chƣa sử dụng 80,23 26,38 67,9 23,08 67,9 68,06 87,25 100,00 92,12 Đất đồi núi chƣa sử dụng 223,88 73,62 233,25 76,92 31,86 31,93 104,19 13,66 58,92
Việc khai thác tối đa đất chƣa sử dụng vào mục đích khai thác là một nhiệm vụ quan trọng của huyện trong những năm tới, đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm hơn đến nữa vấn đề cải tạo đất.
Trong những năm gần đây, nhìn chung ngƣời nông dân đã có những nhìn nhận mới trong việc sử dụng đất đai, các giống cây ăn quả cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện đất đai của vùng đƣợc đƣa vào trồng với quy mô diện tích lớn, tập chung đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác (thâm canh, xen canh) nhằm nâng cao hệ thống sử dụng đất.