5. Bố cục của luận văn
2.1.7. Đánh giá thuận lợi, khó khăn kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển
triển kinh tế đối với người dân huyện Phổ Yên - tỉnh thái nguyên
* Những thuận lợi
- Có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đƣờng bộ.
- Quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.
- Nguồn lao động tƣơng đối dồi dào, có trình độ văn hoá khá, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của trung ƣơng và của tỉnh.
- Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhƣ hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của tỉnh nhƣ Hồ Núi Cốc, khu du lịch ATK...
- Nền kinh tế của huyện có bƣớc tăng trƣởng cao, có nhiều thuận lợi về các nguồn thông tin, luôn thu hút đƣợc vốn đầu tƣ vào nông nghiệp cũng nhƣ các ngành khác.
- Cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên đoàn kết, ham học hỏi, sáng tạo, sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng quê hƣơng giàu mạnh.
- Về giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế xã hội khác đang phát triển, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đồng thời có thị trƣờng tiêu thụ nông sản thuận lợi.
Trên đây là những yếu tố quan trọng tạo đà cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Huyện cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực và lợi thế của địa phƣơng mình để có đƣợc cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.
* Những khó khăn, thách thức
- Do ảnh hƣởng của vùng núi Tam Đảo trên địa bàn thƣờng xuyên xuất hiện lũ quyết, gió lốc làm ảnh hƣởng đến sản xuất CĂQ.
- Nguồn vốn đầu tƣ cho CĂQ ở huyện còn hạn hẹp, việc hỗ trợ sản xuất giống cây mặc dù đã có chính sách trợ giá của tỉnh nhƣng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều thiếu sót, công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chậm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, để thu hút đầu tƣ.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hƣớng tích cực, song xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, đến nay nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao.
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào, song chất lƣợng lao động chƣa cao tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm.
- Đô thị hoá, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp, nông dân mất đất, không có việc làm và thu nhập mất ổn định.
- Tệ nạn xã hội nhƣ buôn bán, tiêm chích ma tuý, vẫn còn diễn biến khá phức tạp, tai nạn giao thông thƣờng xuyên diễn ra.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng hình thành tƣơng đối đồng bộ, song trình độ kỹ thuật của hệ thống này còn thấp nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển cao trong tƣơng lai.
- Việc giải quyết các vấn đề về môi trƣờng và xã hội còn chậm.
- Nhận thức của ngƣời lao động còn mang tập quán canh tác tự cung, tự cấp, chƣa theo kịp thời với cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần kinh tế. Lao động chủ yếu chƣa qua đào tạo do đó hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thâm canh CĂQ.