5. Bố cục của luận văn
2.1.5. Nhân tố kỹ thuật
2.1.5.1. Chọn giống
- Cung cấp giống tốt, đảm bảo giống đƣợc chọn lọc, đảm bảo tiêu chuẩn cho nông dân.
Cây vải là cây nhiệt đới, sinh trƣởng bình thƣờng ở nhiệt độ 150C - 300C thích hợp với đất nhẹ, hơi chua (Ph = 5 - 5,5) chịu đƣợc đất xấu nhƣng tƣơng đối khắt khe với điều kiện thời tiết trong thời kỳ tiền phân hoá mần hoa và phân hoá hoa, đậu quả. Yếu tố quan trọng quyết định việc phân định vùng trồng vải là lạnh trong thời kỳ phân hoá mầm hoa và khô trong thời kỳ ra hoa đậu quả. Nhiệt độ các tháng 12, 1 và 2 trung bình phải dƣới 180
C và có ít nhất 700 - 1200 giờ lạnh ở nhiệt độ 7,20C, ẩm độ không khí không quá 80%. Tuy nhiên, việc lựa chọn sắp xếp lựa chọn còn dựa vào bản chất di truyền của các giống thuộc nhóm chín sớm ở mức độ khắt khe thấp hơn so với các giống vải thiều [10].
Cây nhãn cùng họ thực vật với vải (Sapindaceane) nhƣng phạm vi phân bổ rộng hơn và nhu cầu sinh thái ít khắt khe hơn, thậm chí có thể phát triển đƣợc ở một số vùng mang tính nhiệt đới, thích hợp ở những vùng có nhiều ánh sáng nhiệt độ trung bình khoảng 200C - 300C, ƣa các loại đất nhẹ ẩm nhƣng thoát nƣớc. Nhãn ra hoa muộn hơn vải do vậy tránh đƣợc thời tiết mƣa phùn trong tháng 2 và 3 ở nhiều vùng thuộc phía bắc [10].
2.1.5.2. Chăm sóc
- Tƣới nƣớc: Đƣa dần biện pháp tƣới nƣớc cho cây ăn quả trở thành tập quán sản xuất, nhất là các vùng đất cao, gò đồi. Kết hợp với tỉa gốc trong mùa khô, trồng cây phủ đất, giữ ấm và chống xói mòn [15].
- Đốn tỉa CĂQ: Là biện pháp hết sức quan trọng, có tác dụng rất lớn trong việc điều khiển sinh trƣởng phát triển của cây, đây là một biện pháp có ý nghĩa giai đoạn việc ra hoa đậu quả năm sau. Trong sản xuất cũng nhƣ trong nghiên cứu về cây vải, cây nhãn thì biện pháp cắt tỉa là biện pháp không thể thiếu, hàng năm ta thƣờng phải cắt tỉa, tạo tán, ta thƣờng tiến hành 3 lần trong năm. Vụ xuân ta thƣờng cắt tỉa cành trong tán, cành sâu bệnh, tỉa bỏ các chùm hoa nhỏ, ra muộn. Vụ hè cắt tỉa cành trong tán, cành sâu bệnh, cành mọc yếu,
quả sâu bệnh, quả nhỏ. Cắt tỉa sau thu hoạch cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành vƣợt, cành sâu bệnh.
- Bón phân thời kỳ cây non chƣa ra hoa kết quả: Đây là thời kỳ xây dựng bổ khung, trƣớc hết là rễ, cành, thân, lá. Vì vậy chất dinh dƣỡng cần là đạm, lân. Lƣợng bón phân không cần nhiều, chỉ vài trăm gam một năm mỗi loại là đủ. Khi cây còn nhỏ bón làm 3-4 lần trong một năm. Lƣợng phân này tăng dần lên mỗi năm nhƣng cũng không quá 1-1,5 kg khi cây sắp ra hoa [15].
- Bón thời kỳ ra hoa quả: Thời kỳ này quan trọng nhất và cũng khó nhất vì khi ra hoa, quả cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dƣỡng, thiếu thì hoa quả rụng, thừa nhất là đạm thì quả cũng rụng. Cách bón hợp lý nhất là phân tích đất và tuỳ theo thành phần những chất dinh dƣỡng có trong đó bón những chất còn thiếu [15].
- Cây trồng hút chất dinh dƣỡng từ trong đất và phân bón, kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp tạo thành sản phẩm của mình. Cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Bón phân cân đối phù hợp với yêu cầu của cây có thể làm tăng chất lƣợng sản phẩm. Bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu đều làm giảm chất lƣợng sản phẩm [21].
Với bón phân và cắt tỉa nhằm cho cây sinh trƣởng, phát triển tốt nhất, ít sâu bệnh, để cây có thể cho ra hoa, quả với chất lƣợng quả tốt nhất.
2.2.5.3. Thu hoạch và bảo quản
Đối với từng loại cây CĂQ cần thu hoạch kịp thời để không gây ảnh hƣởng đến phẩm chất quả, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn, trƣớc khi thu hoạch cần ƣớc lƣợng sản lƣợng thu đƣợc để có kế hoạch thu hái, vận chuyển và tiêu thụ.
Phân cấp quả trƣớc khi vận chuyển, cất giữ và độ ẩm phải thích hợp (70%-80%), nhiệt độ thích hợp (100C - 130C) thoáng mát.