Kinh nghiệm kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với người dân huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế

với người dân ở một số nước trên thế giới

Để sản xuất cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao cần áp dụng các quy trình kỹ thuật mới, dùng giống tốt sạch bệnh, canh tác đúng kỹ thuật, nhân giống bằng công nghệ tiên tiến.

Nhà thực vật, nhà di truyền học Hà Lan đã đề xuất sử dụng tia X gây đột biến cho thực vật nhằm tạo ra nhiều loại giống có sức chống chịu bệnh và cho năng suất, sản lƣợng cao, phẩm chất tốt. Nhiều nƣớc phát triển đặc biệt là Mỹ dùng công nghệ sinh học để giành ƣu thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp; đạt chất lƣợng cao, giá thành hạ. Kỹ thuật chuyển gen tạo giống cùng một lúc đƣa vào một thực vật những gen mong muốn từ những sinh vật khác nhau đƣa ra giống nhanh và vƣợt qua giới hạn của tạo giống truyền thống từ đó tăng sản lƣợng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận giảm chi phí môi trƣờng. Nâng cao sản lƣợng cây trồng bảo toàn sự đa dạng sinh học [11].

Nghề làm vƣờn và kinh doanh quả tƣơi là nghề có nhiều rủi ro vì sản phẩm quả tƣơi dễ bị hƣ hỏng nhanh chóng. Để thành công trong kinh doanh ngƣời sản xuất và kinh doanh quả cần biết những công việc, cách quản lý kỹ thuật của mọi thành viên trong đảm bảo chất lƣợng. Trên thế giới đặc biệt ở các nƣớc có nền nông nghiệp tiên tiến thì hệ thống đảm bảo chất lƣợng hàng nông sản không còn mới mẻ đối với ngƣời nông dân, nhà thu mua xử lý, nhà kinh doanh cũng nhƣ nhà quản lý sản xuất hàng nông nghiệp. Điển hình nhƣ phƣơng pháp và công nghệ chế biến nông sản của Australia. Công nghệ sau

bán buôn đƣợc thực hiện liên hoàn và khép kín, nó đã góp phần làm cho chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao. hệ thống của xử lý sau thu hoạch đƣợc thiết kế để giảm thiếu các chi phí về lao động, giảm thiểu các thiệt hại trong quá trình giữ gìn chất lƣợng sản phẩm quả [23].

Cây ăn quả là loại cây đƣợc xếp vào loại những cây có giá trị kinh tế cao hơn cây lƣơng thực, có giá trị sử dụng, giá trị thƣơng phẩm, nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng về các loại quả trong đời sống hàng ngày dần tăng lên đáng kể.

Theo FAO (2008) sản lƣợng một số quả trên thế giới đƣợc thể hiện qua bảng:

Bảng 1.1 Sản lƣợng và giá trị một số cây ăn quả trên thế giới năm 2008

(Tính theo giá cố định thế giới năm 2001)

Tên nƣớc

Bƣởi các loại Nhãn Vải

Số lƣợng (Tr. tấn) Giá trị (Triệu USD) Số lƣợng (Tr. tấn) Giá trị (Triệu USD) Số lƣợng (Tr. tấn) Giá trị (Triệu USD) 1.Mỹ 914,44 155,94 8266,27 1452,714 745,5 194,79 2.Braxin 67,5 11,511 17804,6 3128,98 1000 261,29 3.Mêhycô 257,711 43,947 3969,81 697,654 1824,89 476,82 4. Ấn Độ 142 24,215 3100 544,794 1420 371,032 5.Trung Quốc 443 57,128 2412 387,628 634,5 160,693

Nguồn: Số liệu thống kê FAO [30]

Mỗi nƣớc có một thế mạnh riêng về sản xuất CĂQ, Mỹ là nƣớc sản xuất nhiều bƣởi nhất thế giới là 914,44 triệu tấn, giá trị đem lại là 155,94 triệu usd, tuy Braxin là nƣớc sản xuất bƣởi thấp nhất lại tạo ra sản lƣợng quả nhãn cao nhất đạt 17804,6 triệu tấn tƣơng đƣơng 3128,98 triệu. Trong ba loại cây có múi trên cây nhãn mang lại giá trị sản xuất cao nhất, cây bƣởi có giá trị sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên thị trƣờng thế giới về các loại cây bƣởi có độc tố gây ung thƣ làm cho sự ƣa thích về quả này bị giảm sút.

hệ thống nông nghiệp, cơ cấu cây trồng để từ đó làm tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây trồng nói chung và sản xuất CĂQ nói riêng. Ở Philippin đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các loại đất cao và thấp, trong điều kiện có tƣới và nhờ nƣớc trời. Còn Indonesia đã thử nghiệm các mô hình tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng trên các loại đất có tƣới 5 tháng, 7 tháng và 5 tháng. Bangladesh xây dựng hệ thống canh tác kết hợp một biến dạng của hệ thống canh tác nhiều loại khác nhau trên cùng một lô đất. Lợi ích của việc trồng kết hợp làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất, nƣớc, ánh sáng, đất, dinh dƣỡng, phân bón tạo điều kiện sinh thái tốt cho cây trồng sinh trƣởng, phát triển hạn chế và bị sâu bệnh phá hại. Áp dụng phƣơng pháp “Cây trồng đồng hành” trong việc trồng xen để giảm sâu bệnh [2].

1.4.2. Kinh nghiệm kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế của người dânở Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, thị trƣờng tuy rộng mở nhƣng cũng có nhiều rào cản đƣợc dựng lên, điều cần thiết phải làm của các địa phƣơng có tiềm năng về CĂQ là áp dụng các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong định hƣớng phát triển cây ăn quả ở Việt Nam đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng xác định, phát triển CĂQ theo hai hƣớng chính: Cải tạo, nâng cao năng suất, chất lƣợng vƣờn cây ăn quả đã có, đồng thời với việc tái canh, mở rộng diện tích cây ăn quả ở các nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, từng bƣớc hình thành vùng cây ăn quả tập trung. Phát triển ngành CĂQ gắn kết chặt chẽ 4 khâu (sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ) [27].

Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng ở một nƣớc nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu

Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nƣớc. Tổng lƣợng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lƣợng giống cây ăn trái này đƣợc lƣu thông khắp cả nƣớc kể cả sang một số nƣớc láng giềng.

Cả nƣớc hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lƣợng hơn 6,5 triệu tấn với những loại trái cây chủ yếu nhƣ: Cam, quýt, bƣởi, xoài, vải, nhãn... Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lƣợng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trƣng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nƣớc ta đang đứng trƣớc thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).

Diện tích cây ăn quả cả nƣớc trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2009 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 2000 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lƣợng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lƣợng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi 800 ngàn tấn, nhãn 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất 262,1 ngàn ha, sản lƣợng đạt 2,93 triệu tấn chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lƣợng [30].

Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nƣớc ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: Cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình nhƣ sau [30].

- Vải: Vùng vải tập trung lớn nhất cả nƣớc là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản

lƣợng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dƣơng (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lƣợng 36,4 ngàn tấn.

- Bƣởi: Việt Nam có nhiều giống bƣởi ngon, đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao nhƣ bƣởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng… Tuy nhiên, chỉ có bƣởi Năm Roi là có sản lƣợng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bƣởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lƣợng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lƣợng bƣởi Năm Roi cả nƣớc); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh 3,4 ngàn ha đạt sản lƣợng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang có 1,3 ngàn ha.

- Xoài: Cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống xoài đang đƣợc trồng ở nƣớc ta; giống có chất lƣợng cao và đƣợc trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc đƣợc phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20 - 25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lƣợng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang có diện tích 1,6 ngàn ha, sản lƣợng 10,1 ngàn tấn; tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp có 873 ha, sản lƣợng 4,3 ngàn tấn.

Trong những năm gần đây, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn về đầu tƣ cho nông sản đó là hệ thống kiến thức về bảo quản, sơ chế nông sản của nƣớc ta còn hạn chế. Theo thống kê chính thức của cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá rau quả của Việt Nam trong cả năm 2008 đã đạt 361 triệu USD, tăng 10% so với năm 2007. Trong đó Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Nga là những thị trƣờng xuất khẩu rau quả lớn nhất của nƣớc ta. Mặc dù có tiềm năng xuất khẩu rau quả nhiệt đới, song Việt Nam còn những yếu điểm điểm hình là sản xuất phân tán, năng suất thấp, chƣa giải quyết dứt điểm đƣợc khâu tạo giống, thu hoạch, công nghệ bảo quản trƣớc sau thu hoạch kém phát triển, khâu kiểm dịch giữa nƣớc ta và thị trƣờng nhập khẩu chƣa thống nhất.

Do đó thiếu tính bền vững, nông sản xuất khẩu bị thua thiệt khi ra thị trƣờng thế giới [25].

Một phần của tài liệu kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với người dân huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)