Tăng cường quản lý nguồn lực đầu tư cho giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố yên bái trong điều kiện hiện nay (Trang 64 - 65)

- Chi mua sắm tài sản: Chi mua sắm là đầu tư mua TSCĐ và đồ dùng giảng

3.2.2. Tăng cường quản lý nguồn lực đầu tư cho giáo dục THCS

Theo định hướng phát triển giáo dục THCS của Đảng và nhà nước và của thành phố Yờn Bỏi về công tác giáo dục là tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, đa dạng hóa các mơ hình trường lớp thì bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư từ NSNN cần phải huy động đầu tư cho giáo dục từ các nguồn ngoài ngân sách. Thực tế cho thấy nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp nhưng nhu cầu chi cho các ngành kinh tế quốc dân có xu hướng tăng lên. Vì vậy giáo dục THCS thành phố

Yờn Bỏi khơng nên phụ thuộc hồn tồn vào nguồn vốn ngân sách mà phải linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn khác. Trong thời gian qua, nguồn ngoài ngân sách đầu tư các trường THCS ở thành phố Yờn Bỏi chiếm tỷ trọng khỏ ớt Do đó cần có những giải pháp đồng bộ và cụ thể như sau:

Một là: Khoản thu học phí của học sinh được phép giữ lại trường coi như là một khoản kinh phí Nhà Nước cấp cho các trường THCS để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động giáo dục. Ngoài các khoản miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, thì Thành phố cần phải từng bước nâng dần mức học phí cho phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội.

Hai là: Thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục. Khuyến khích các tổ chức và các cá nhân lập các quỹ khuyến học, quỹ tài năng, quỹ học đường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức trong và ngồi nước đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Phần tài trợ cho giáo dục sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập. Các cơng trình giáo dục được xây dựng bằng tiền ủng hộ của các cá nhân và tổ chức được Nhà Nước ghi nhận bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức tài trợ.

Ba là: Tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, các nước hợp tác để xây dựng nền giáo dục toàn diện, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ các nước, các tổ chức quốc tế để bổ sung chi cho GD&ĐT nói chung và THCS nói riêng.

Bốn là: Cần tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học và tự học của dân tộc, tạo được một phong trào quần chúng làm cho mọi tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng, mọi người, mọi gia đình đều tích cực tham gia đóng góp về nhân tài, nhân lực và vật lực cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố yên bái trong điều kiện hiện nay (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w