Những hình thức trợ cấp của Chính phủ cho NHPT

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 32 - 34)

Khoản mục Vốn chủ sở hữu trung bình trong kỳ của NHPT tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng này khơng đều.

Hình 3.4 Biến động của vốn chủsởhữu trung bình

Trong giai đoạn 2006-2008, vốn chủ sở hữu của NHPT chỉ tăng tương ứng là 1,67%, 4,46% và 9,54%, thể hiện trong giai đoạn đầu NHPT đang trong quá trình tổ chức bộ máy và chưa được Nhà nước tăng mức hỗ trợ về vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong hai năm 2008-2009, cùng với xu hướng tăng vốn mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại, NHPT cũng được Chính phủ hỗ trợ tăng vốn lớn, với mức tăng của hai năm 2009-2010 lên tới hơn 40%. Đến năm 2011, tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu của NHPT giảm mạnh xuống mức 6,44% thể hiện xu hướng tăng vốn đã kết thúc và hệ lụy của việc tăng vốn quá nhanh đang bắt đầu xuất hiện.

1.671% 4.456% 9.544% 40.434% 44.824% 6.437% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 2006 2007 2008 2009 2010 2011

3.3.3 Nợ cơng trung bình

Khoản mục nợ công giảm mạnh (hơn 23%) trong năm 2006 là năm chuyển giao giữa Quỹ Hỗ trợ Phát triển và NHPT, trong đó NHPT thay đổi hình thức huy động vốn từ trợ cấp hoàn toàn trước kia sang phát hành trái phiếu Chính phủ.

Hình 3.5 Biến động của nợcơng trung bình

Đến giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn NHPT tăng trưởng mạnh về cho vay, NHPT tăng huy động vốn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng là ngun nhân chính khiến số nợ cơng tăng tới 30% (2007) và hơn 40% (2008). Giai đoạn 2009-2011 NHPT tăng trưởng chậm lại do khó khăn kinh tế, kết quả là nợ công của NHPT chỉ tăng dưới 20% trong giai đoạn này (thậm chí xuống 8% vào năm 2010).

3.3.4 Tín dụng cho vay rịng

Năm 2006 là năm chuyển giao, trong đó NHPT cơ cấu lại các khoản cho vay và giảm một số hình thức cho vay (tín dụng xuất khẩu dài hạn). Đến giai đoạn 2008-2009, Khoản mục tín dụng cho vay ròng của NHPT tăng trưởng mạnh, tới gần 30% vào năm 2008 và hơn 25% vào năm 2009. -23.575% 29.769% 40.766% 18.128% 7.960% 16.137% -30% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hình 3.6 Biến động của khoản mục tín dụng cho vay rịng

3.3.5 Thu nhập từ trợ cấp

Thu nhập từ trợ cấp là khoản mục biến động thất thường nhất. Năm 2007 và năm 2010 NHPT nhận được số trợ cấp giảm tương ứng là 37% và 28%. Đây là do các năm này thị trường vốn ổn định với lãi suất ít biến động, lạm phát thấp.

Hình 3.7 Biến động trong thu nhập từtrợcấp

Đối với năm 2008, năm khủng hoảng kinh tế với lạm phát lên cao, NHPT đã đư ợc nhận mức trợ cấp tăng 84% so với năm 2007, chủ yếu là do phải huy động vốn với lãi suất cao song vẫn giữ mức lãi suất cho vay ở mức thấp. Tương tự, năm 2009 và 2011 là các năm NHPT được

9.077% 16.413% 29.594% 25.681% 16.773% 14.885% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 15.117% -36.806% 84.518% 59.501% -28.112% 63.062% -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011

nhận mức trợ cấp tăng xấp xỉ 60% so với năm trước. Đặc biệt năm 2009 nhận trợ cấp cao hơn 60% so với năm 2008 là do độ trễ trả lãi của các khoản vay của NHPT thường là 1 năm (Thời gian trả khoản lãi huy động đầu tiên trong giai đoạn lãi suất tăng mạnh).

3.3.6 Lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán của NHPT giảm mạnh trong các năm 2007, 2009, 2010 song lại tăng tới hơn 470% vào năm 2008.

Hình 3.8 Biến động trong lợi nhuận kếtoán

Khoản mục này tăng mạnh vào năm 2008 vì khoản thu lãi cho vay tín dụng xuất khẩu ngắn hạn và khoản thu lãi cho vay khác tăng, theo Báo cáo tài chính NHPT. Nguyên nhân là do lãi suất tín dụng xuất khẩu điều chỉnh nhanh do đây là khoản vay ngắn hạn, còn lãi suất tín dụng đầu tư khơng tăng nhiều do tín dụng đầu tư là nghiệp vụ cho vay trung dài hạn, với lãi suất duy trì cố định trong suốt thời gian dự án từ khi giải ngân. Biến động lãi suất làm cho thu nhập từ lãi vay của NHPT tăng và lợi nhuận kế toán tăng tương ứng. Một phần nguyên nhân là do chi phí trả lãi chưa tăng ngay, do độ trễ trả lãi vay của NHPT thường là một năm. Đây cũng là lý do lợi nhuận kế toán năm 2009 và 2010 của NHPT giảm hơn 25%/năm.

32.906% -40.189% 473.869% -28.726% -25.043% 20.702% -1.0 .0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011

3.3.7 Khoản mục thu nhập từ lãi vay và chi trả lãi huy động

Doanh thu từ cho vay tăng mạnh năm 2008 vì cùng một nguyên nhân với việc khoản mục lợi nhuận kế toán tăng mạnh đã phân tích. Tuy nhiên tỉ lệ tăng này giảm dần vì lãi suất năm 2008 đã lên đ ến đỉnh và giảm dần các năm sau đó.

Hình 3.9 Biến động của thuchi từlãi vay và huyđộng

Khoản mục chi phí lãi của nợ cơng tăng mạnh đạt đỉnh năm 2009, do độ trễ trả lãi vay là 1 năm của NHPT, ngun nhân vì NHPT hạch tốn thực thu thực chi tại các khoản trả lãi huy động và thu lãi cho vay. Chi phí lãi vay năm 2009 tăng cao do NHPT ph ải huy động vốn với lãi suất cao năm 2008. Chi phí lãi vay năm 2011 tăng cao khi so v ới năm 2010 là do chi phí lãi vay năm 2010 giảm mạnh do lãi suất năm 2009 giảm.

3.4 Kết quả đo lường chi phí xã hội của vốn

Dựa trên cơng thức và các số liệu theo Báo cáo tài chính hàng năm của NHPT, ta có kết quả tính tốn các chỉ số SDI và NPCStheo Bảng tính tại Phụ lục số 13 và 14.

16.115% 26.725% 42.774% 55.358% -2.695% 36.346% 13.989% 33.374% 68.686% 45.707% 4.782% 14.767% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chi phí lãi của nợ cơng, A.c Doanh thu từ cho vay, LP.i

3.4.1 Phân tích ban đầu các chỉ số chi phí xã hội của vốn

Nhìn chung, chỉ số SDI của NHPT giảm từ hơn 5,38 đơn vị năm 2005 xuống 3,16 đơn vị năm 2006 và 2,82 đơn vị năm 2007 thể hiện sự chuyển dịch mơ hình NHPT là đúng đắn.

Hình 3.10 ChỉsốSDI và tỷlệlạm phát

Chỉ số phụ thuộc trợ cấp của Quỹ hỗ trợ phát triển ở mức cao trước khi thay đổi mơ hình hoạt động. NHPT đã có bước chuyển mình hiệu quả khi giảm tỉ lệ phụ thuộc trợ cấp xuống còn 2,82 vào năm 2007, tức là trên mỗi đồng lãi thu được từ cho vay, Chính phủ chỉ cần hỗ trợ/trợ cấp 2,82 đồng. Xu hướng giảm này đã bị ngắt quãng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 với lạm phát gần 23%, đã đẩy chỉ số phụ thuộc trợ cấp của NHPT lên mức kỷ lục 5,86 đơn vị.

Tiếp đó, chỉ số SDI giảm mạnh vào năm 2009 xuống còn 1,48, chủ yếu là nhờ sự hồi phục kinh tế, đặc biệt là chỉ số lạm phát giảm xuống dưới 7%. Tuy nhiên, nền kinh tế tiếp tục khó khăn trong giai đoạn 2010, 2011 cùng với hậu quả của việc tăng trưởng quá nhanh trong giai đoạn 2006-2008 trước đó của NHPT đã khiến chỉ số SDI của các năm này tăng trở lại, chấm dứt xu hướng giảm. Chỉ số SDI tăng từ 2 đơn vị năm 2010 lên mức 3,85 năm 2011 là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong thực trạng hoạt động của NHPT.

8.290 7.480 8.300 22.970 6.880 9.190 18.580 5.377 3.162 2.818 5.860 1.478 2.053 3.850 .0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lạm Phát (%) SDI

Từ chỉ số SDI ngắn hạn, ta điều chỉnh các chỉ số ROA và ROE của NHPT theo hướng loại bỏ hoàn tồn trợ cấp (Phụ lục 15).

Hình 3.11 ChỉsốROA của NHPT

Theo kết quả tính tốn, chỉ số lợi nhuận trên tài sản ROA của NHPT duy trì ở mức dưới 0,65% trong giai đoạn 2006-2011, chỉ tăng lên hơn 1% vào năm 2008. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự tăng cao này chủ yếu là do lợi nhuận của NHPT tăng do lãi suất tăng. Do phải huy động với mức lãi suất cao và cho vay lãi suất thấp, trợ cấp của NHPT tăng mạnh, kết quả là chỉ số ROA sau khi điều chỉnh loại bỏ trợ cấp giảm xuống mức thấp kỷ lục -14,22%.

Xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với chỉ số ROE. ROE theo báo cáo tài chính lên tới hơn 19,5% năm 2008 từ mức trên dưới 5% trước đó, tuy nhiên sau khi điều chỉnh trợ cấp, ROE của NHPT xuống thấp tới -272%, con số này có nghĩa là, trong trường hợp khơng được trợ cấp, NHPT sẽ bị lỗ hơn 272% trên vốn chủ sở hữu. Đây là con số rất lớn, do vậy cần phải đặt vào trong hoàn cảnh kinh tế năm 2008, năm có mức lạm phát cao kỷ lục trong thời gian 10 năm trở lại đây (hơn 20%). Con số lạm phát này khiến phần lớn mức lãi suất thực trên thị trường tài chính đều mang số âm, điều này đã ảnh hưởng lớn tới kết quả đo lường mức trợ cấp, và khiến cho chỉ số ROE sau điều chỉnh của NHPT xuống tới âm 270%.

-007% -004% -005% -014% -004% -005% -010% 000% 000% 000% 001% 001% 000% 000% -16% -14% -12% -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hình 3.12 ChỉsốROE của NHPT

Trong giai đoạn 2006-2011, chỉ số SDI dài hạn đã có xu hướng giảm tương tự chỉ số SDI ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số SDI dài hạn duy trì ở mức trên 4 đơn vị trong suốt giai đoạn này đã thể hiện tình trạng phụ thuộc trợ cấp nặng nề của NHPT chưa có dấu hiệu thay đổi. Chỉ số này thể hiện rằng cứ khoảng 4-5 đồng trợ cấp thì NHPT mới nhận được một đồng thu nhập từ lãi vay.

Bảng 3.1 Kết quảtính chỉsốphụthuộc trợcấp SDI và chi phí xã hội của vốn ròng NPCS

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

SDI 5.38 3.16 2.82 5.86 1.48 2.05 3.85

NPCS 7,613,472 11,994,683 16,563,733 29,490,675 33,852,961 39,708,965 48,228,308

SDIL 5.39 4.57 4.28 5.15 4.27 4.78 5.03

Như vậy, theo chỉ số SDI dài hạn và chỉ số giá trị hiện tại ròng đối với xã hội, NHPT chưa có dấu hiệu giảm sự phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

-112% -69% -80% -273% -65% -64% -136% 5% 7% 4% 20% 10% 5% 6% -300% -250% -200% -150% -100% -50% 0% 50% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hình 3.13 ChỉsốSDI trong ngắn hạn và dài hạn của NHPT

Theo kết quả tính tốn, để NHPT khơng cần sự trợ cấp của Chính phủ thì lãi suất cho vay phải duy trì ở mức 37,19% trong giai đoạn năm 2006-2011. Điều này thể hiện hoạt động kém hiệu quả của NHPT khi khơng có trợ cấp, đồng thời cũng thể hiện những khó khăn NHPT gặp phải do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, NHPT đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trên diện rộng, tác động tới mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động và mức độ phụ thuộc trợ cấp của NHPT. Tuy nhiên, cần phải khẳng định việc đầu tư dàn trải, tăng mạnh về khối lượng huy động và cho vay trong thời kỳ đầu hoạt động của NHPT (giai đoạn 2006-2008) đã đ ể lại ảnh hưởng xấu tới tình hình hoạt động của NHPT trong giai đoạn sau này (2009-2011), vì phần lớn các khoản cho vay của NHPT là trung và dài hạn. Chất lượng tín dụng chưa cao đi cùng sự tăng trưởng thiếu định hướng là nguyên nhân quan trọng của tình trạng khó khăn hiện nay của NHPT.

3.4.2 Phân tích cấu trúc thành phần chỉ số phụ thuộc trợ cấp

Sử dụng cơng thức 2.3, kết quả phân tích 3 thành tố của chỉ số SDI cho NHPT được trình bày trong Bảng 3.2. 5.377 3.162 2.818 5.860 1.478 2.053 3.850 5.387 4.571 4.276 5.148 4.267 4.782 5.027 0 1 2 3 4 5 6 7 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 SDI SDI L

Từ kết quả tính tốn này, tính trên mỗi đồng thu nhập từ lãi, năm 2011 NHPT nhận được 3,83 đồng trợ cấp, trong đó có 0,63 đồng trợ cấp tính trên vốn chủ sở hữu, 2,84 đồng trợ cấp trên số nợ công NHPT đi vay và 0,36 đồng trợ cấp trực tiếp trong năm.

Bảng 3.2 Phân tích các thành tốcủa chỉsốSDI

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 SDI 5.38 3.14 2.81 5.81 1.46 2.05 3.83 E.m/LP.i 0.67 0.56 0.45 0.63 0.27 0.43 0.63 A(m-c) /LP.i 4.03 1.92 2.03 5.09 0.87 1.41 2.84 K-P/LP.i 0.68 0.66 0.32 0.10 0.33 0.22 0.36

Như vậy, NHPT nhận được phần trợ cấp lớn nhất là từ sự bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản nợ cơng NHPT đi vay. Nhờ có sự bảo lãnh này, NHPT được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn chi phí vốn kinh tế.

Để giảm sự phụ thuộc trợ cấp của NHPT, trong ngắn hạn NHPT cần xem xét tới khả năng giảm trợ cấp trực tiếp, tuy đây là khoản trợ cấp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn, song khoản trợ cấp này làm tăng gánh nặng ngân sách của từng năm.

Đối với khoản trợ cấp trên số nợ công của NHPT, đây là khoản trợ cấp lớn nhất và phức tạp, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của NHPT cũng như là gánh nặng ngân sách trong dài hạn. Nếu NHPT hoạt động hiệu quả và tỷ lệ nợ quá hạn thấp, gánh nặng ngân sách này sẽ không thể hiện rõ ràng. Song nếu NHPT mất khả năng thanh toán, ngân sách nhà nước sẽ phải trả phần vốn này cho các chủ nợ của NHPT. Đây là một vấn đề NHPT phải xem xét khi hướng tới xây dựng hoạt động tài chính bền vững. Trong giai đoạn 2005-2011, khoản trợ cấp này chiếm tỷ trọng lớn từ 60% đến 75% tổng lượng trợ cấp, và lên đỉnh 88% vào năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2008 có chỉ số lạm phát lên cao, từ đó chi phí vốn kinh tế lên cao tương ứng, trong khi lãi

suất huy động thực của NHPT âm, nên sự trợ cấp từ khoản nợ công trong năm này chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Khoản trợ cấp trên số vốn chủ sở hữu được trao cho NHPT có xu hướng giảm dần qua các năm tính trên tỷ lệ đóng góp vào tổng số trợ cấp, và đỉnh điểm là năm 2008, năm khủng hoảng diễn ra, chỉ chiếm 2% tổng số trợ cấp.

Hình 3.14 Tỷtrọng các thành phần của chỉsốphụthuộc trợcấp SDI

3.4. 3 Phân tích cấu trúc thành phần chỉ số chi phí hiện tại rịng đối với xã hội

Chi phí hiện tại rịng của nguồn vốn xã hội dành cho NHPT, được hình thành từ 3 thành tố theo cơng thức 2.4. Kết quả tính tại Bảng 3.3 sử dụng cơng thức này, kết hợp với cơng thức 2.7 (cơng thức tính SDIL).

Kết quả phân tích cho thấy, trong số các thành tố của chi phí xã hội của vốn rịng NPCS, trợ cấp từ vốn chủ sở hữu thời điểm ban đầu là một khoản trợ cấp ổn định, chiếm khoảng 10-15% tổng số trợ cấp theo giá trị hiện tại. Sự sụt giảm của khoản mục này từ 15% vào năm 2006 xuống 10% vào năm 2009 là do sự mất giá của khoản tiền đầu tư ban đầu này do lạm phát.

Thành tố trợ cấp ròng trong năm chiếm tỷ trọng tăng dần từ 7% vào năm 2006, năm NHPT thành lập, đến năm 2011 đã chiếm tới 36% tổng số trợ cấp. Như vậy, số trợ cấp ròng theo từng

12% 18% 16% 11% 18% 21% 16% 75% 61% 72% 88% 59% 68% 74% 13% 21% 11% 2% 23% 11% 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 K-P/LP.i

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)