Để tính toán các chỉ số chi phí xã hội của vốn cho NHPT, tác giả tính toán các thông số đầu vào theo Bảng 2.1.
Các thông số này được lấy từ Báo cáo tài chính của NHPT trong giai đoạn 2004-2011, ngoại trừ chi phí vốn kinh tế. Báo cáo tài chính này được NHPT công bố tại Báo cáo thường niên. Phụ lục số 11 trình bày chế độ kế toán và hai Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động) của NHPT.
Do đặc thù cần tính toán số liệu lãi suất hòa đồng đầu v ào và lãi suất hòa đồng đầu ra để tính cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, Chế độ kế toán của NHPT do Bộ Tài chính ban hành có điểm đặc thù. NHPT kết hợp song song hai phương pháp kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền, trong đó kế toán dòng tiền chỉ được dùng
để hạch toán các khoản thu lãi từ khoản cho vay và chi trả lãi cho các nguồn huy động.
3.3.1 Chi phí vốn kinh tế
Theo khung lý thuyết, Chi phí vốn kinh tế là con số quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả đo lường khoản mục trợ cấp của Chính phủ cho NHPT từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đo lường chi phí xã hội của vốn của NHPT.
Tác giả đã sử dụng 4 mức chi phí vốn kinh tế thường dùng (theo Yaron và Schreiner 2001) để thử đo lường việc áp dụng các chi phí vốn kinh tế khác
Hộp 3.3Các kịch bản chi phí vốn kinh tế danh nghĩa tác giả sử dụng
Kịch bản 1 m=0%
Kịch bản 2 m= tỷ lệ lạm phát
Kịch bản 3 m=lãi suất tiền gửi (tác giả tính bằng 150% lãi suất cơ bản của NHNN giai đoạn 2006-2011).
Kịch bản 4 m= 10%+tỷ lệ lạm phát (Theo đề xuất của Belli (1996)).
Kịch bản 5 m=7%+tỷ lệ lạm phát (được sử dụng trong nghiên cứu này).
nhau sẽ tác động đến SDI như thế nào. Kịch bản thứ 5 sử dụng chi phí vốn kinh tế bằng 7% cộng với tỉ lệ lạm phát (được tác giả sử dụng trong nghiên cứu).
Kết quả tính toán được trình bày cụ thể tại Phụ lục số 12.
Kết quả tính toán cho thấy, sự lựa chọn chi phí vốn kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kết quả đo lường SDI trong ngắn hạn. SDI trong kịch bản 3 giảm dần do ở đây chi phí vốn kinh tế được tính bằng lãi suất tiền gửi danh nghĩa trên thực tế mà không phụ thuộc vào chỉ số lạm phát.
Hình 3.2 ChỉsốSDI theo các kịch bản chi phí vốn kinh tế
Hình 3.3 ChỉsốSDI dài hạn theo các kịch bản chi phí vốn kinh tế
-2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Kịch bản 5 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Kịch bản 5
Như vậy, chỉ số lạm phát có ảnh hưởng lớn đến chỉ số SDI thông qua chi phí vốn kinh tế trong trường hợp chi phí này có tính tới lạm phát.
Chi phí vốn kinh tế ảnh hưởng lớn đến độ lớn của các khoản trợ cấp, từ đó ảnh hưởng tới kết quả tính chỉ số SDI trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, xu hướng tăng - giảm của chỉ số bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong trường hợp chi phí vốn kinh tế có tính tới lạm phát.