So sánh với một số Ngân hàng phát triển khác

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 49)

Chỉ số phụ thuộc trợ cấp SDI của NHPT năm 2011 giảm xuống còn 3,83. Con số này cao hơn chỉ số SDI của Ngân hàng Phát triển Kiribati DBK giai đoạn 1997-2002, và cũng cao hơn chỉ số SDI của BAAC giai đoạn 1987-1995.

Sự khác biệt này là do DBK và BAAC đều là những ngân hàng phát triển có quy mô nhỏ hơn NHPT. Giai đoạn đo lường chỉ số SDI của NHPT đúng vào giai đoạn khủng hoảng tài chính lan rộng khắp thế giới, do vậy hoạt động của NHPT nói chung và chỉ số SDI nói riêng bị ảnh hưởng mạnh. Đồng thời, BAAC là một tổ chức tài chính phát triển vi mô khá hiệu quả, được Ngân hàng thế giới nghiên cứu để xây dựng bài học kinh nghiệm cho các tổ chức tài chính phát triển khác, do vậy chỉ số SDI của BAAC khá thấp.

Chỉ số SDI của NHPT và BAAC có xu hướng tăng- giảm theo tỷ lệ lạm phát, với nguyên nhân khá giống nhau. Vào năm tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất huy động của các DFI đều tăng, trong khi lãi suất cho vay ít biến động hoặc biến động với biên độ thấp hơn, chủ yếu dưới áp lực chính trị từ chính phủ, yêu cầu giữ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế đang khó khăn.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Chi phí xã hội của vốn, với hai chỉ số chính SDI và NPCS, là các thông số quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức tài chính phát triển. Đặc biệt, các thông số này đo lường mức độ phụ thuộc trợ cấp của tổ chức, từ đó đề xuất thay đổi giảm mức phụ thuộc trợ cấp. Đây là một cơ sở quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng chiến lược phát triển một tổ chức tài chính phát triển nói chung, ngân hàng phát triển nói riêng. Giảm mức phụ thuộc trợ cấp sẽ giúp tổ chức tài chính phát triển có vị thế hoạt động hiệu quả hơn, độc lập hơn, sử dụng tốt hơn nguồn lực của xã hội, từ đó phát huy vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành công.

NHPT, thành lập từ năm 2006, là một tổ chức tài chính phát triển đang hướng tới trở thành một ngân hàng phát triển hoạt động hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, NHPT cần tái cấu trúc và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, trong đó đề cao sự tự chủ tài chính. Giảm dần mức phụ thuộc trợ cấp là một yêu cầu quan trọng trong chiến lược phát triển NHPT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2013).

Xu hướng phát triển mới của các ngân hàng phát triển đó là giảm dần hỗ trợ bằng lãi suất, thay vào đó là hỗ trợ bằng các hình thức khác (hỗ trợ về tài sản bảo đảm, cung cấp các dịch vụ tư vấn, bảo lãnh…). NHPT cũng không nằm ngoài xu hướng này. Chiến lược của Chính phủ trong thời gian tới đó là sẽ tăng quyền tự chủ cho NHPT, đặc biệt NHPT sẽ được tự quyết định lãi suất cho vay, (trước đây lãi suất này được Bộ Tài chính quyết định định kỳ hoặc đột xuất).

Để ước tính chi phí xã hội của vốn của NHPT, tác giả đã sử dụng các mô hình SDI và NPCSđược các chuyên gia kinh tế Yaron và Schreiner phát triển. Mô hình dựa trên đo lường tỷ lệ giữa mức trợ cấp mà một DFI nhận được với thu nhập từ lãi cho vay của tổ chức này. Theo đó, mô hình thể hiện với thu nhập từ lãi, liệu một DFI có thể bù đắp được các trợ cấp đã nhận được trong quá trình hoạt động. Mô hình có tính tới chi phí vốn kinh tế của các nguồn lực xã hội mà DFI sử dụng, đồng thời có chiết khấu dòng tiền theo thời gian.

Dựa vào mô hình này, tác giả đo được chỉ số phụ thuộc trợ cấp SDI của NHPT trong ngắn hạn vào năm 2011 là 3,85; trong dài hạn vào năm 2011 là 5,03, tăng so với năm 2010. Các chỉ số này một lần nữa khẳng định sự phụ thuộc trợ cấp khá sâu trong hoạt động của NHPT, đồng thời cũng cho thấy xu hướng giảm sự phụ thuộc trợ cấp của NHPT trong giai đoạn 2006-2008 đã không được duy trì trong giai đoạn 2009-2011. Để giảm thiểu được sự phụ thuộc này, từ đó tăng tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ hoạt động, là một quá trình phát triển khó khăn phía trước của NHPT.

Chi phí xã hội của vốn của một tổ chức tài chính phát triển là một chỉ số quan trọng, thường xuyên thay đổi và phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Đo lường chỉ số này là một nhiệm vụ cần thiết để các nhà hoạch định chính sách cho tổ chức tài chính phát triển cũng như Chính phủ đánh giá đúng thực trạng hoạt động của tổ chức, từ đó xây dựng hướng đi phù hợp.

4.2 Một số khuyến nghị

Qua quá trình phân tích, tác giả nhận thấy NHPT đang tiếp tục hoạt động bằng những nguồn trợ cấp trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ, và sự phụ thuộc trợ cấp này đang có dấu hiệu tăng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn hậu khủng hoảng và những vấn đề nội tại của NHPT. Để NHPT hoạt động hiệu quả với nền tảng tài chính bền vững, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp thường xuyên và không thường xuyên như các nguồn bổ sung vốn điều lệ, nguồn thu nhập từ trợ cấp (nguồn bù đắp chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ ngân sách Nhà nước), NHPT cần được thực hiện một số giải pháp đồng bộ.

4.2.1 Kiến nghị

Tác giả kiến nghị cần thay đổi một số chính sách của Chính phủ đối với NHPT để giảm sự phụ thuộc trợ cấp và tăng hiệu quả hoạt động của NHPT, đặc biệt trong chính sách tín dụng là chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất hiện nay không linh hoạt và ảnh hưởng nhiều tới khả năng tự chủ tài chính của NHPT. Cụ thể, lãi suất cho vay của NHPT được Bộ Tài chính quyết định, và thường chỉ điều chỉnh khi có biến động mạnh về lãi suất trên thị trường. Dự án tín dụng đầu tư Nhà nước thường được vay với thời hạn dài và lãi suất cố định trong suốt thời gian vay (chỉ điều

chỉnh duy nhất khi giải ngân – tức là một khoản vay khi giải ngân với lãi suất nào sẽ giữ nguyên lãi suất đó đến khi được trả cả gốc và lãi).

Chính sách lãi suất cần cải cách theo hướng để NHPT tự quyết định mức lãi suất cho vay và huy động. Theo kết quả nghiên cứu, NHPT nhận được trợ cấp nhiều nhất là từ chính sách hỗ trợ lãi suất đang áp dụng. NHPT cần giảm dần sự hỗ trợ các dự án tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng các hình thức hỗ trợ trực tiếp như lãi suất ưu đãi, lãi suất cố định, thời hạn cho vay, từ đó giảm sự phụ thuộc vào trợ cấp để bù đắp chênh lệch lãi suất. Đồng thời, giảm hình thức hỗ trợ về lãi suất cũng giảm áp lực huy động vốn, giúp NHPT cân bằng được nguồn vốn về kỳ hạn và lãi suất, tiến tới tự chủ tài chính.

Một kiến nghị khác đó là khi xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển cho NHPT, Chính phủ cần đặt các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, hoạt động của NHPT cần hướng tới những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, tránh đầu tư dàn trải và tăng trưởng thiếu định hướng như trong giai đoạn 2006-2008.

4.2.2 Giải pháp

4.2.2.1 Tăng nguồn thu

NHPT cần nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng nghiệp vụ cho vay và thu hồi nợ để tăng nguồn thu, giảm nợ quá hạn. NHPT chỉ có thể phát triển bền vững về tài chính nếu hoạt động hiệu quả trong các hoạt động nghiệp vụ tín dụng này, bởi đây vừa là nguồn thu chính, vừa là mục tiêu nhiệm vụ của NHPT.

Ngoài ra, NHPT có thể tăng nguồn thu trong các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là quản lý có hiệu quả nguồn vốn ủy thác ODA và các nguồn ủy thác khác. Nguồn thu này rất có ý nghĩa đối với NHPT. NHPT cũng có thể tăng thu từ các dịch vụ tài chính – tư vấn khác. Để các dịch vụ này hoạt động hiệu quả, trước hết NHPT cần xây dựng lộ trình phù hợp để phát triển dịch vụ.

Đối với chiến lược dài hạn, NHPT có thể bắt đầu xem xét thiết lập bộ phận kế toán giao dịch thực hiện mở và quản lý tài khoản giao dịch cho khách hàng. Từ đó NHPT có thể thực hiện huy động vốn bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi, nghiệp vụ hiện nay NHPT chưa thực hiện. Đây là

bước tiến phù hợp để NHPT trở thành một ngân hàng phát triển đúng định nghĩa, mà không chỉ là một tổ chức tài chính phát triển như hiện nay.

4.2.2.2 Gim chi phí

Để tăng hiệu quả hoạt động tài chính, giảm sự phụ thuộc trợ cấp, song hành với các giải pháp tăng nguồn thu chính là các giải pháp giảm chi phí.

NHPT cần cơ cấu lại nguồn vốn, trong đó huy động những nguồn vốn giá rẻ có kỳ hạn phù hợp vòng đời dự án khi cho vay. Đồng thời NHPT cần giảm các chi phí quản lý không hiệu quả.

Tiếp đó, NHPT tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển dài hạn, đó là tìm kiếm nguồn huy động với sự trợ cấp tối thiểu từ Chính phủ. Trước hết, NHPT có thể xem xét hình thức phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Để thực hiện giải pháp dài hạn này, NHPT cần xây dựng lộ trình cụ thể, đồng thời từng bước minh bạch thông tin, xây dựng độ tín nhiệm của ngân hàng trên thị trường vốn. Từ đó NHPT có thể giảm dần sự phụ thuộc trợ cấp của Chính phủ trong hoạt động huy động vốn.

4.3 Hạn chế của đề tài

Đề tài nghiên cứu còn một số hạn chế. Hạn chế thứ nhất của đề tài đó là việc đo lường chi phí xã hội của vốn còn chưa thực sự chính xác do thiếu số liệu và buộc phải dùng giải pháp giả định.

Giả định của tác giả về số liệu của chi phí hỗ trợ trực tiếp DX được để bằng 0. Đây là khoản mục gồm các chi phí dịch vụ không chính thức được chính phủ hỗ trợ trực tiếp mà DFI không tính vào chi phí của tổ chức. Đây là một giả định mạnh do NHPT được Chính phủ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, do đây là chi phí không chính thức nên không được hạch toán và việc thu thập số liệu này là rất khó khăn, nếu không muốn khẳng định là không thể thu thập chính xác. Giả định này sẽ giảm mức trợ cấp NHPT thực nhận, tuy nhiên khoản mục này có sự ổn định tương đối qua thời gian nên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kết luận và phân tích của nghiên cứu.

Hạn chế tiếp theo của nghiên cứu đó là chưa đưa số liệu về nợ quá hạn của NHPT vào để phân tích. Đây là một hạn chế lớn song do nguồn số liệu không hoàn thiện nên nghiên cứu đã không đi sâu phân tích vấn đề này.

Các kết quả tính toán của nghiên cứu chưa thực sự chính xác do cơ chế tài chính và chế độ kế toán của NHPT chưa hoàn chỉnh. Chế độ kế toán hiện nay của NHPT thực hiện theo phương thức thực thu – thực chi mà không phải là dự thu- dự chi, do vậy không phản ánh chính xác về dòng tiền trong hoạt động ngân hàng, không phù hợp với thông lệ của các tổ chức tài chính.

Những hạn chế này có ảnh hưởng tới kết quả phân tích đánh giá cuối cùng của nghiên cứu. Song tác giả tin rằng dù với hạn chế này, nghiên cứu cũng đã mang đ ến một bức tranh sinh động hơn về chi phí xã hội của vốn của NHPT, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mục tiêu giúp NHPT hoạt động hiệu quả hơn, giảm sự phụ thuộc trợ cấp từ chính phủ và thực hiện tốt vai trò và mục tiêu hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ Việt Nam, (2011), Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2. Nguyễn Phi Hùng (2010),Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003),Công văn số 1166/CV-KTTC2 ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ ủy thác cho vay của các tổ chức tín dụng.

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, (2006, 2008, 2010)Báo cáo thường niên. 5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, (2011)Báo cáo tài chính sau kiểm toán.

6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 63/2008/QĐ-NHPT ngày 19/12/2008 về việc ban hành Quy chế cho vay lại vốn ODA tại NHPT .

7. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2011),Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động.

8. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc thành lập NHPT.

9. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 ban hành Chiến lược phát triển Ngân hàng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

10. Tổng cục thống kê (2004-2011),Niên giám thống kê 2005-2012.

Tiếng Anh

11. Belli, Pedro (1996), Handbook on Economic Analysic of Investment Operations, Operations Policy Department, World Bank.

12. Gaul, Scott (2009), “SDI vs. FSS”, Micro Banking Bulletin, Issue 18, Microfinance Information Exchange, Inc.

13. Gittinger, J. Price (1982), Economic Analysic of Agricultural Projects, Second Edition, Economic Development Institute of the World Bank, World Bank.

14. Khandker, Shahidur R.; Khalily, Baqui; and Khan, Zahed (1995), “Grameen Bank: Performance and Sustainability”,Discussion Paper, (No. 306), Washington D.C, World Bank.

15. Schreiner, Mark (1997), A framework for the Analysic of the Performance and Sustainability of Subsidized Microfinance Organizations with Application to BancoSol of Bolivia and Grameen Bank of Bangladesh, Ph.D. Diss., Ohio State University, Columbus.

16. Schreiner, Mark and Yaron, Jacob (2001), Development Finance Institutions – Measuring Their Subsidy, World Bank.

17. Scott, David H. (2007), Strengthening the Governance and Performance of State- Owned Financial Institutions, World Bank.

18. Sharma, M. D. and Timiti, Uriam (2004), Subsidy Dependence and Financial Sustainability in Development Banks - A Case Study of a Small Pacific Island Country, The University of the South Pacific.

19. Townsend, Robert M. and Yaron, Jacob (2001), “The Credit Risk-Contingency System of an Asian Development Bank – 3Q/2001”,Economic Perspectives – Federal Reserve Bank of Chicago.

20. Yaron, Jacob (1992), “Successful Rural Finance Institutions”, World Bank Discussion Paper, (No. 150), World Bank.

PHỤ LỤC

Phlc 1 Tại sao đo lường chi phí giúp tăng hiệu qu

Đo lường các chi phí của một DFI giúp tăng cường hiệu quả hoạt động, làm rõ những nguyên nhân của sự hoạt động thiếu hiệu quả, giúp mang tới những ảnh hưởng tốt theo 5 cách khác nhau (Schreiner 1997).

- Sự đo lường này ép DFI và các nhà tài trợ ngồi lại trao đổi về mục tiêu của tổ chức. Những mục tiêu mơ hồ sẽ rõ ràng hơn dưới những nỗ lực đo lường – cụ thể hóa chi phí. Những từ ngữ hoa mỹ sẽ mất sức mạnh trừ khi được xây dựng trên nền tảng những đo lường cụ thể rõ ràng. (IADB 1994)

- Đo lường sẽ thay đổi mục tiêu. Những người đo lường chi phí là những người lo lắng về chi phí và mặt trái của vấn đề. (Von Pischke 1996)

- Đo lường giúp nổi bật mục tiêu. Một tổ chức DFI đo lường chi phí là dấu hiệu mong muốn giảm chi phí. Thành công (của một DFI) không phải là đầu tư càng nhiều càng tốt. Nếu người tài trợ chỉ đo lường số dư nợ, vậy thì một tổ chức tài chính sẽ học cách giải ngân bằng mọi giá. (Von Pischke 1998)

- Đo lường giúp thực hiện mục tiêu. Những phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà quản lý xác định chiến lược, xác định mục tiêu, vẽ ra tiến trình và so sánh với những tổ chức tương tự. (Richardson 1994, Koch 1992, Barltrop và McNaughton 1992)

- Đo lường giúp chứng tỏ điều gì là có thể đối với một DFI. Chính phủ và nhà tài trợ muốn

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)