0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Những hình thức trợ cấp của Chính phủ cho NHPT

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 32 -32 )

3.2.1.1 Vn chshữu được htr

Yaron đưa ba khoản mục trợ cấp xếp vào danh mục vốn chủ sở hữu được hỗ trợ (EG), đó là khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền (DG), khoản mục vốn trả trước (PC) và lợi nhuận thực (TP).

Theo định nghĩa của Yaron, trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt là khoản mục (bằng tiền hay bằng hiện vật) được Chính phủ (hay nhà tài trợ) trao trực tiếp cho DFI khi thành lập hoặc trong quá trình hoạt động, mà không coi là một

thu nhập, không tính vào phần lợi nhuận kế toán của DFI. Trong khi đó, vốn trả trước là tỷ lệ cổ phần mà Chính phủ (hay nhà tài trợ) sở hữu của DFI.

Trong trường hợp của NHPT, do NHPT là một ngân hàng 100% vốn nhà nước, do vậy tác giả sử dụng khoản mục vốn chủ sở hữu (gồm vốn điều lệ, quỹ của NHPT và lợi nhuận chưa phân phối) cho khoản mục vốn trả trước. Đối với khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền, do số tiền (và tài sản) NHPT nhận trợ cấp

trực tiếp từ chính phủ được tính vào tăng vốn chủ sở hữu của NHPT từng năm, nên để không tính trùng, tác giả để khoản mục này có giá trị bằng 0.

Hp 3.1 Vny thác

Phần lớn số vốn ODA cho vay lại nhận ủy thác NHPT không phải chịu rủi ro tín dụng, theo nội dung tác giả phỏng vấn chuyên viên Ban Vốn nước ngoài – bộ phận quản lý vốn ODA tại NHPT. Cụ thể, nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA có hai hình thức (Phụ lục 8, phần III). Tuy nhiên, số vốn ODA NHPT phải chịu rủi ro chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong nghiên cứu này, do không có số liệu cụ thể, tác giả giả định NHPT không phải chịu rủi ro phần vốn ODA và loại nguồn vốn ủy thác này ra khỏi phần Nợ công của NHPT.

3.2.1.2 Ncông

Khoản mục Nợ công được tính bằng tổng các khoản mục NHPT đi vay Chính phủ, gồm có các khoản vay Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác, và các khoản huy động từ phát hành giấy tờ có giá (chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh). Khoản mục nợ công loại trừ khoản mục Nợ phải thu do các khoản nợ này thường không phải trả lãi.

Về khoản mục vốn ủy thác (chủ yếu là nguồn ODA cho vay lại), trong Báo cáo Tài chính, NHPT hạch toán vào phần Tài sản hoạt động nghiệp vụ (Tài sản) và Vốn ủy thác (Nguồn vốn), tuy nhiên theo hướng dẫn của NHNN (Phụ lục 9) thì khoản mục này phải hạch toán vào Mục Tài sản khác (Các khoản phải thu) và Mục Nợ phải trả (Các khoản phải trả khác). Do không phải trả lãi huy động, khoản mục này không được tính vào Nợ công của NHPT.

3.2.1.3 Chiết khu trên chi phí

Chiết khấu trên chi phí (DX) là khoản mục gồm các chi phí được chính phủ hỗ trợ mà DFI không tính vào chi phí của tổ chức, như hỗ trợ kỹ thuật, bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm tiền gửi miễn phí, chi phí quản lý của cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của NHPT), các chi phí khác (phí học tập, chuyên gia tư vấn, phí đi lại cho nhân viên…).

Khoản mục này trong nghiên cứu này được giả định bằng 0 vì nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do số liệu về các phương thức hỗ trợ không chính thức cho NHPT là rất khó thu thập. Nghiên cứu không thể lượng hóa giá trị của các cam kết hỗ trợ từ Chính phủ như bảo lãnh thanh toán (Thủ tướng Chính phủ, 2006). NHPT được hỗ trợ không chính thức từ Chính phủ, tuy nhiên NHPT cũng phải thực hiện các yêu cầu không chính thức khác từ Chính phủ. Khoản mục chi phí này cũng không có số liệu thực tế. Những chi phí bất thành văn này chủ yếu do ảnh hưởng từ thể chế nên không thể lượng hóa. Với giả định khoản mục chiết khấu trên chi phí DX bằng 0, nghiên cứu sẽ tồn tại hạn chế. Kết quả tính toán do đó chưa thực sự đúng với thực tế, còn đánh giá thấp mức trợ cấp NHPT nhận được. Tuy nhiên, đây là hạn chế phổ biến thường gặp khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức có vốn nhà nước tại Việt Nam. Một số nghiên cứu đo lường SDI khác cũng bỏ qua khoản mục này, như nghiên cứu của Sharma (2004).

3.2.1.4 Thu nhp ttrcp

Đây là khoản trợ cấp trực tiếp của Chính phủ cho DFI trong kỳ, được tính làm thu nhập chính thức trong Báo cáo tài chính để tính lợi nhuận kế toán.

Thu nhập từ trợ cấp của NHPT được lấy từ con số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm. Đây là số thực nhận, trên

thực tế, số trợ cấp NHPT đề xuất thường cao hơn con số này và được hỗ trợ muộn từ nửa năm đến 1 năm với năm tính toán và đề xuất.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.PDF (Trang 32 -32 )

×