2.4.1 Chi phí xã hội của vốn cho Ngân hàng Phát triển tại Cộng hòa Kiribati
Sử dụng mô hình lý thuyết của Yaron và Schreiner, Sharma và Timiti (2004) đã đo lường chỉ số SDI và NPCScho Ngân hàng phát triển Kiribati của Cộng hòa Kiribati, một trong các quốc đảo nhỏ trên biển Thái Bình Dương. Kiribati là một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế nhỏ và yếu. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Ngân hàng Phát triển Kiribati đã được chính phủ xây dựng và cung cấp các khoản vay hỗ trợ kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Sharma (2004) sử dụng công thức đã trình bày ở trên để tính SDI và NPCS.Trong đó, đối với chỉ số quan trọng và khó ước lượng là chi phí vốn kinh tế, Sharma đã sử dụng chi phí vốn kinh tế theo giá thực là 10%, theo đề xuất của Belli (1996). Ngoài ra, Sharma giả định khoản mục chiết khấu trên chi phí (DX) là bằng 0, do gặp khó khăn khi đo lường khoản mục này.
Bảng 2.1 SDI và NPCScủa Ngân hàng phát triển Kiribati
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 SDI 2,2 1,1 1,6 1,2 0,9 0,9 1,0 NPCS một năm (đơn vị 1000 đô la Úc) 441,7 287,8 553,8 538,5 504 568.8 625 Nguồn: Sharma (2004)
2.4.2 Chỉ số phụ thuộc trợ cấp của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác nông nghiệpThái Lan Thái Lan
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác nông nghiệp Thái Lan (BAAC) là một tổ chức tài chính phát triển của chính phủ với mục đích phát triển nông nghiệp và nông thôn, mục tiêu trở thành ngân hàng nông nghiệp hàng đầu Châu Á. Townsend và Yaron (2001) đã sử dụng khung phân tích tính chỉ số SDI đã giới thiệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của BAAC.
Nghiên cứu áp dụng công thức đã giới thiệu, sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của BAAC. Đặc biệt, nghiên cứu ước lượng chi phí vốn kinh tế bằng lãi suất đi vay trong trường hợp mất hỗ trợ từ chính phủ, tính bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường điều chỉnh với tỷ lệ dự trữ tối thiểu và chi phí quản lý, cùng với tiền huy động được và tiền gửi bổ sung.
Đồng thời lợi nhuận P được tính bằng lợi nhuận trước thuế hàng năm, điều chỉnh cho các khoản nợ khó đòi, lạm phát…
Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn 1985-1995, chỉ số SDI của BAAC dao động trong một khoảng an toàn ở mức từ 10% đến 55%. Như vậy, BAAC không thể hiện xu hướng độc lập tài chính, song đây là bằng chứng cho thấy BAAC đã có chỉ số SDI thấp hơn hầu hết các tổ chức tín dụng nông nghiệp chính phủ khác. Với việc hạn chế sử dụng trợ cấp, dù là một ngân hàng của chính phủ, BAAC đã không bị sụp đổ như các ngân hàng tương tự ở Mỹ Latinh do các áp lực chính trị.
Nghiên cứu cũng phát hiện chỉ số SDI tăng, giảm theo xu hướng tăng giảm của lạm phát (Phụ lục 7). Điều này là do khi SDI phải chịu lãi suất đi vay tăng do ảnh hưởng của lạm phát, song không thể điều chỉnh tỉ lệ lãi suất cho vay tăng phù hợp, chủ yếu do áp lực chính trị yêu cầu giữ mức lãi suất danh nghĩa không đ ổi cho những khoản nợ nông nghiệp.
CHƯƠNG 3 ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Những kết quả tính toán trong chương này có nguồn từ tính toán của tác giả, sử dụng số liệu Báo cáo tài chính của NHPT và một số giả định khác.
3.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) được Chính phủ thành lập năm 2006 (Thủ tướng Chính phủ, 2006), với chức năng, nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Ngoài ra, NHPT còn được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây dựng tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.
Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2006 theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Hoạt động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
Như hình minh họa 3.1, trong nền kinh tế, NHPT đóng vai trò một ngân hàng chính sách, trong đó nhận những khoản tài trợ từ Chính phủ để cho vay vốn ưu đãi đ ối với một số dự án/khách hàng mục tiêu và ưu tiên trong nền kinh tế. Cơ sở lựa chọn khách hàng của NHPT dựa vào danh mục do Chính phủ quyết định, trong đó ưu tiên những ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, địa bàn khó khăn, chương trình kinh tế của Chính phủ, các dự án/hợp đồng xuất khẩu sản phẩm ưu tiên (sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hoặc khuyến khích xuất khẩu).
Phụ lục 8 mô tả cụ thể về nhiệm vụ, chức năng, mô hình quản lý hiện nay của NHPT, đồng thời giới thiệu sơ lược về chính sách của Nhà nước đối với các nghiệp vụ chính của NHPT như Tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, quản lý vốn nước ngoài, bảo lãnh, huy động vốn,… trong giai đoạn 2006-2011.
Hình 3.1 Mô tảnguồn vốn và tài sản nghiệp vụcủa NHPT
Nguồn: Tác giả tự vẽ
3.2 Thực tế áp dụng cho ngân hàng phát triển Việt Nam – những điều chỉnh và côngthức thức
Ngân hàng phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính phát triển thuộc Chính phủ, tuy nhiên, theo phân loại của Scott (2007) (Xem Phụ lục 10), Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phải là một ngân hàng phát triển đúng nghĩa. Một ngân hàng phát triển của Chính phủ là một ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, huy động vốn chủ yếu bằng tiền gửi của khách hàng, và cho vay theo chương trình mục tiêu. Như vậy, với thực tế nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng phát triển Việt Nam đến thời điểm hiện tại (2013) mới chỉ là nguồn huy động bằng Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thì NHPT chưa phải là một Ngân hàng Phát triển đúng nghĩa. Hiện nay, NHPT đã được phép huy động tiền gửi của cá nhân (Chính phủ, 2011). Tuy nhiên, đến thời điểm này, nghiệp vụ này vẫn chưa triển khai do còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.
Như vậy trên thực tế, NHPT vẫn là một tổ chức tài chính phát triển, mà chưa trở thành một Ngân hàng Phát triển, tuy nhiên đang hướng tới trở thành một Ngân hàng Phát triển hiệu quả và
Chính phủ (trợ cấp) Nguồn vốn huy động khác Nguồn vốn ủy thác Ngân hàng phát triển Việt Nam Tín dụng xuất khẩu (chủ yếu là ngắn hạn)
Cho vay từ nguồn ủy thác (ODA…)
Nghiệp vụ khác (Bảo lãnh,…) Tín dụng đầu tư (trung, dài hạn)
bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Thực tế này ảnh hưởng tới những nhận xét, đo lường và đánh giá về hiệu quả hoạt động, cụ thể trong trường hợp này là chi phí xã hội của vốn của NHPT.
3.2.1 Những hình thức trợ cấp của Chính phủ cho NHPT
3.2.1.1 Vốn chủsởhữu được hỗtrợ
Yaron đưa ba khoản mục trợ cấp xếp vào danh mục vốn chủ sở hữu được hỗ trợ (EG), đó là khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền (DG), khoản mục vốn trả trước (PC) và lợi nhuận thực (TP).
Theo định nghĩa của Yaron, trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt là khoản mục (bằng tiền hay bằng hiện vật) được Chính phủ (hay nhà tài trợ) trao trực tiếp cho DFI khi thành lập hoặc trong quá trình hoạt động, mà không coi là một
thu nhập, không tính vào phần lợi nhuận kế toán của DFI. Trong khi đó, vốn trả trước là tỷ lệ cổ phần mà Chính phủ (hay nhà tài trợ) sở hữu của DFI.
Trong trường hợp của NHPT, do NHPT là một ngân hàng 100% vốn nhà nước, do vậy tác giả sử dụng khoản mục vốn chủ sở hữu (gồm vốn điều lệ, quỹ của NHPT và lợi nhuận chưa phân phối) cho khoản mục vốn trả trước. Đối với khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền, do số tiền (và tài sản) NHPT nhận trợ cấp
trực tiếp từ chính phủ được tính vào tăng vốn chủ sở hữu của NHPT từng năm, nên để không tính trùng, tác giả để khoản mục này có giá trị bằng 0.
Hộp 3.1 Vốnủy thác
Phần lớn số vốn ODA cho vay lại nhận ủy thác NHPT không phải chịu rủi ro tín dụng, theo nội dung tác giả phỏng vấn chuyên viên Ban Vốn nước ngoài – bộ phận quản lý vốn ODA tại NHPT. Cụ thể, nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA có hai hình thức (Phụ lục 8, phần III). Tuy nhiên, số vốn ODA NHPT phải chịu rủi ro chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong nghiên cứu này, do không có số liệu cụ thể, tác giả giả định NHPT không phải chịu rủi ro phần vốn ODA và loại nguồn vốn ủy thác này ra khỏi phần Nợ công của NHPT.
3.2.1.2 Nợcông
Khoản mục Nợ công được tính bằng tổng các khoản mục NHPT đi vay Chính phủ, gồm có các khoản vay Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác, và các khoản huy động từ phát hành giấy tờ có giá (chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh). Khoản mục nợ công loại trừ khoản mục Nợ phải thu do các khoản nợ này thường không phải trả lãi.
Về khoản mục vốn ủy thác (chủ yếu là nguồn ODA cho vay lại), trong Báo cáo Tài chính, NHPT hạch toán vào phần Tài sản hoạt động nghiệp vụ (Tài sản) và Vốn ủy thác (Nguồn vốn), tuy nhiên theo hướng dẫn của NHNN (Phụ lục 9) thì khoản mục này phải hạch toán vào Mục Tài sản khác (Các khoản phải thu) và Mục Nợ phải trả (Các khoản phải trả khác). Do không phải trả lãi huy động, khoản mục này không được tính vào Nợ công của NHPT.
3.2.1.3 Chiết khấu trên chi phí
Chiết khấu trên chi phí (DX) là khoản mục gồm các chi phí được chính phủ hỗ trợ mà DFI không tính vào chi phí của tổ chức, như hỗ trợ kỹ thuật, bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm tiền gửi miễn phí, chi phí quản lý của cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của NHPT), các chi phí khác (phí học tập, chuyên gia tư vấn, phí đi lại cho nhân viên…).
Khoản mục này trong nghiên cứu này được giả định bằng 0 vì nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do số liệu về các phương thức hỗ trợ không chính thức cho NHPT là rất khó thu thập. Nghiên cứu không thể lượng hóa giá trị của các cam kết hỗ trợ từ Chính phủ như bảo lãnh thanh toán (Thủ tướng Chính phủ, 2006). NHPT được hỗ trợ không chính thức từ Chính phủ, tuy nhiên NHPT cũng phải thực hiện các yêu cầu không chính thức khác từ Chính phủ. Khoản mục chi phí này cũng không có số liệu thực tế. Những chi phí bất thành văn này chủ yếu do ảnh hưởng từ thể chế nên không thể lượng hóa. Với giả định khoản mục chiết khấu trên chi phí DX bằng 0, nghiên cứu sẽ tồn tại hạn chế. Kết quả tính toán do đó chưa thực sự đúng với thực tế, còn đánh giá thấp mức trợ cấp NHPT nhận được. Tuy nhiên, đây là hạn chế phổ biến thường gặp khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức có vốn nhà nước tại Việt Nam. Một số nghiên cứu đo lường SDI khác cũng bỏ qua khoản mục này, như nghiên cứu của Sharma (2004).
3.2.1.4 Thu nhập từtrợcấp
Đây là khoản trợ cấp trực tiếp của Chính phủ cho DFI trong kỳ, được tính làm thu nhập chính thức trong Báo cáo tài chính để tính lợi nhuận kế toán.
Thu nhập từ trợ cấp của NHPT được lấy từ con số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm. Đây là số thực nhận, trên
thực tế, số trợ cấp NHPT đề xuất thường cao hơn con số này và được hỗ trợ muộn từ nửa năm đến 1 năm với năm tính toán và đề xuất.
3.2.2 Chi phí vốn kinh tế
Theo Nguyễn Phi Hùng (2010), chi phí vốn kinh tế thực của Việt Nam nằm khoảng xấp xỉ với 6,68% (2007) đến 8,24% (2008) và 7,2% (2009). Nghiên cứu này sử dụng kết quả tính toán từ Nguyễn Phi Hùng cho các năm 2007-2009 và giả định chi phí vốn kinh tế thực cho các năm còn lại trong khung thời gian phân tích là 7%. Tác giả lựa chọn con số 7% vì đây là con số trung bình cho giai đoạn 2007-2009 nằm giữa khung thời gian 2006-2011 của nghiên cứu, đồng thời đây cũng là con số phù hợp đối với thực tế Việt Nam (Nguyễn Phi Hùng, 2010).
Sau khi điều chỉnh theo chỉ số lạm phát (Tổng cục thống kê, 2005-2011) thì chi phí vốn kinh tế danh nghĩa (m) được tính bằng công thức m = m’*(1+π) +π.
Trong đó m’ là chi phí vốn kinh tế thực, π là tỷ lệ lạm phát.
3.2.3 Lãi suất trung bình
Lãi suất trung bình cho các khoản nợ NHPT đi vay được xác định bằng chi phí trả lãi vay chia cho Nợ công trung bình trong kỳ. Tương tự, lãi suất trung bình cho phần tài sản nghiệp vụ cho vay của NHPT được tính bằng thu nhập từ lãi vay chia cho tổng khoản tín dụng NHPT cho vay trung bình trong kỳ.
Hộp 3.2 Thời gian nhận cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của NHPT
Theo Báo cáo số liệu cấp bù chênh lệch lãi suất của NHPT gửi Bộ Tài chính tháng 2/2013 thì năm 2012 Ngân sách Nhà nước chưa cấp bù đủ cho NHPT các khoản phát sinh trong các năm 2010 và 2011.
Do hệ thống thông tin số liệu của NHPT không chi tiết từng khoản mục, do vậy tác giả sử dụng các số liệu này để tính lãi suất trung bình trong năm của NHPT, theo đề xuất của Schreiner và Yaron (2001).
3.3 Phân tích các thông số đầu vào
Để tính toán các chỉ số chi phí xã hội của vốn cho NHPT, tác giả tính toán các thông số đầu vào theo Bảng 2.1.
Các thông số này được lấy từ Báo cáo tài chính của NHPT trong giai đoạn 2004-2011, ngoại trừ chi phí vốn kinh tế. Báo cáo tài chính này được NHPT công bố tại Báo cáo thường niên. Phụ lục số 11 trình bày chế độ kế toán và hai Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động) của NHPT.
Do đặc thù cần tính toán số liệu lãi suất hòa đồng đầu v ào và lãi suất hòa đồng đầu ra để tính cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, Chế độ kế toán của NHPT do Bộ Tài chính ban hành có điểm đặc thù. NHPT kết hợp song song hai phương pháp kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền, trong đó kế toán dòng tiền chỉ được dùng
để hạch toán các khoản thu lãi từ khoản cho vay và chi trả lãi cho các nguồn huy động.
3.3.1 Chi phí vốn kinh tế
Theo khung lý thuyết, Chi phí vốn kinh tế là con số quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả đo lường khoản mục trợ cấp của Chính phủ cho NHPT từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đo lường chi phí xã hội của vốn của NHPT.
Tác giả đã sử dụng 4 mức chi phí vốn kinh tế thường dùng (theo Yaron và Schreiner 2001) để thử đo lường việc áp dụng các chi phí vốn kinh tế khác
Hộp 3.3Các kịch bản chi phí vốn kinh tế danh nghĩa tác giả sử dụng
Kịch bản 1 m=0%
Kịch bản 2 m= tỷ lệ lạm phát
Kịch bản 3 m=lãi suất tiền gửi (tác giả tính bằng 150% lãi suất cơ bản của NHNN giai đoạn 2006-2011).
Kịch bản 4 m= 10%+tỷ lệ lạm phát (Theo đề xuất của Belli (1996)).
Kịch bản 5 m=7%+tỷ lệ lạm phát (được sử dụng trong nghiên cứu này).
nhau sẽ tác động đến SDI như thế nào. Kịch bản thứ 5 sử dụng chi phí vốn kinh tế bằng 7% cộng với tỉ lệ lạm phát (được tác giả sử dụng trong nghiên cứu).
Kết quả tính toán được trình bày cụ thể tại Phụ lục số 12.
Kết quả tính toán cho thấy, sự lựa chọn chi phí vốn kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kết quả đo lường SDI trong ngắn hạn. SDI trong kịch bản 3 giảm dần do ở đây chi phí vốn kinh tế được tính bằng lãi suất tiền gửi danh nghĩa trên thực tế mà không phụ thuộc vào chỉ số lạm phát.