Tóm tắt Lễ rửa làng của người Lơ Lơ

Một phần của tài liệu Bố cục tác phẩm ngữ văn lớp 7 cả năm (Trang 95)

Tóm tắt Lễ rửa làng của người Lơ Lơ (mẫu 1)

Văn bản viết về một nét văn hóa đặc biệt của người dân làng Lô Lô, dân tộc thiểu số cư trú tại tỉnh Hà Giang và Cao Bằng vào mỗi dịp kết thúc mùa vụ, đó là cùng nhau tở chức Lễ rửa làng. Lễ rửa làng cịn có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguồn từ nhận thức rằng không gian của họ cần được tẩy rửa định kì với mong muốn hướng về nguồn cội và mong ước một đời sống ấm no cho dân làng. Để tổ chức được nghi thức, người dân cần chuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống, những người tham gia gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ và nam giới theo sau hỡ trợ. Khi thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngồi thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công, giúp dân làng Lô Lô có thêm niềm tin vào tương lai phía trước.

Tóm tắt Lễ rửa làng của người Lơ Lô (mẫu 2)

Lễ rửa làng của người Lô Lô viết về lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại

tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Hàng năm, vào khi đã xong mùa vụ, người làng Lô Lô lại tở chức nghi lễ rửa làng, cịn có tên gọi là lễ mừng ngơ mới nhằm mục đích hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Người làng Lơ Lơ có tính cộng đồng rõ nét, họ thường cùng nhau chuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Nghi thức này cần thầy cúng chính, thầy cúng phụ và nam giới theo sau hỡ trợ. Nếu thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén khơng bị thấm hoặc đở ra ngồi thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công, họ vừa đi vừa gõ chiêng trống nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ và xua tan rủi ro. Tất cả mọi người cùng làm lễ và tin vào tương lai tươi sáng phía trước.

Một phần của tài liệu Bố cục tác phẩm ngữ văn lớp 7 cả năm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)