Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung bộ (Trang 28 - 33)

Thứ nhất, về lý lu n

+ Câu hỏi nghiên cứu: Khái niệm lao động nước ngoài? Những nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài và quản lý lao động động nước ngồi ở các KCN là gì?

+ Giả thuyết nghiên cứu: Việc xác định khái niệm lao động nước ngoài chưa được chính xác và thống nhất trong các quy định pháp luật Việt Nam. Hiện nay, vẫn chưa có khái một khái niệm thống nhất về NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Vấn đề này chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đây hoặc đã được đề cập nhưng chưa có một khái niệm cụ thể nào

được đưa ra một cách phù hợp. Nội dung quản lý nhà nước về lao động nước ngoài bao gồm: Chủ thể quản lý nhà nước về lao động; các nguyên tắc quản lý nhà nước về lao động; xây dựng và ban hành chính sách pháp luật về quản lý; tổ chức thực hiện pháp luật quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Thứ hai, về th c trạng quả c về ộ c ngoài và ịnh c a pháp lu t Việt Nam hiện hành về quả ộ c ngoài

+ Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam hiện nay? Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý lao động nước ngoài hiện nay như thế nào? Có những bất cập, hạn chế nào cần phải hồn thiện khơng?

+ Giải thuyết nghiên cứu: Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện như: hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý lao động nước của các chủ thể quản lý; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước; sự thiếu thống nhất trong hoạt động phối kết hợp quản lý nhà nước về lao động nước ngoài cảu các cơ quan, ban ngành liên quan; ý thức của các doanh nghiệp và NLĐ… Pháp luật về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam mặc dù đã được ban hành và từng bước hoàn thiện, đã tạo ra hành lang pháp lý cho lao động nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam, tuy nhiên các quy định còn rời rạc và được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa có sự thống nhất dẫn đến nhiều bất cập cho việc áp dụng, dẫn đến hiệu quả quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam cịn thấp và nhiều bất cập cần được hồn thiện.

Thứ ba, về các giải pháp hoàn thiện

+ Câu hỏi nghiên cứu: Các định hướng, giải pháp bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam hiện nay được đặt ra như thế nào?

+ Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với lao động nước ngồi cịn thấp.

Hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở quan điểm, định hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam của Đảng và Nhà nước, đưa ra các giải pháp đáp ứng đầy đủ nhiều mặt nhằm hoàn thiện cơ bản pháp luật Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong thời gian tới.

Kết luận chƣơng 1

Các cơng trình nghiên cứu mặc dù có sự tiếp cận khác nhau nhưng đều xác định di chuyển lao động quốc tế là xu hướng của thị trường lao động và các quốc gia phải có sự điều chỉnh pháp luật phù hợp với xu thế này. Các hình thức NLĐNN vào Việt Nam làm việc ngày càng đa dạng, phức tạp và không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế vì vậy vai trị của quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng.

Các cơng trình nghiên cứu về NLĐNN và quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể kể từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước về lao động là vấn đề pháp lý được các chuyên gia kinh tế, pháp lý đặc biệt quan tâm và ưu tiên. Đây là tiền đề, là nền tảng cho việc xây dựng các chính sách, pháp luật của nhà nước về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài. Các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam nói chung làm tiền đề cho luận án tiếp tục phát triển và nghiên cứu về NLĐNN làm việc ở các KCN hiện nay.

Các cơng trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về di cư quốc tế, lao động di trú và người nước ngoài làm việc ở nước sở tại. NLĐ di trú được xác định là chủ thể của pháp luật lao động quốc tế và những vấn đề đã được nghiên cứu như quyền con người của NLĐ di trú và thành viên của gia đình họ; NLĐ di trú có giấy tờ và NLĐ di trú khơng có giấy tờ v.v... Những nội dung nghiên cứu về NLĐNN trên cơ sở pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế như: bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐNN, nghĩa vụ của NLĐNN làm việc tại nước sở tại, quản lý nhà nước đối với NLĐNN làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng chưa có cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN ở Việt Nam trong thời gian qua.

Nhiệm vụ của luận án là tiếp tục nghiên cứu có tính kế thừa các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về quản lý nhà nước về LĐNN làm việc ở các KCN. Những kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã có chính là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết trong q trình hồn thiện luận án.

Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước cùng các tri thức, lý thuyết cụ thể về nhà nước và pháp luật. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đặt ra tập trung nhằm giải quyết vấn đề cần nghiên cứu sẽ là những định hướng cho nội dung các chương tiếp theo của luận án.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung bộ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)