đảm giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị đồng thời bảo đảm hội nhập quốc tế và bảo vệ quyền con người
Trong thực tế có những trường hợp các nhà thầu phụ của nước ngoài chưa được cấp giấy phép thầu nhưng vẫn hoạt động bình thường. Đặc biệt, có những trường hợp chủ đầu tư khốn trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định, chính quyền địa phương khơng có ý kiến, dẫn đến tình trạng các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nước ngồi thì chủ đầu tư và nhà thầu chính cũng khơng biết. Đây là sự bng lỏng trong quản lý của địa phương và chủ đầu tư. Vì thế, hoạt động quản lý cần có sự phối kết hợp trong công tác xuất nhập cảnh. Nếu hoạt động này quá buông lỏng sẽ dẫn đến trường hợp lao động “chui” nhập cảnh trái phép, nếu nhà nước khơng kiểm sốt được sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nếu quá xiết chặt quản lý mà bỏ qua khuynh hướng hội nhập quốc tế và nghĩa vụ bắt buộc bảo vệ quyền con người của quốc gia thì sẽ trở nên lạc hậu và khơng phù hợp với quy luật khách quan của quá trình hội nhập. Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế bởi đặc trưng của lao động nước ngoài là người mang quốc tịch từ quốc gia khác sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Vì thế, việc quản lý nhà nước về lao động nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và văn bản luật quốc tế về lao động. Lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam được hưởng các quyền bình đẳng trước pháp luật như lao động Việt Nam nói chung, vì thế hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài cần phải được tiến hành một cách bình đẳng giữa chủ thể quản lý nhà nước về lao động và chủ thể sử dụng lao động cũng như NLĐlàm việc ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các chính sách xã hội đối với lao động trong nước thì cũng phải bảo đảm các quyền bình đẳng của lao động nước ngồi đối với các chính sách đó.
Vì vậy, sự kết hợp giữa yếu tố giữ vững an ninh quốc gia và vấn đề bảo vệ quyền của NLĐ sẽ góp phần bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
4.2.4. Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trên cơ sở phải hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong